Ngành hải quan tập trung nguồn lực cho chuyển đổi số

Tại Hội thảo "Giới thiệu yêu cầu bài toán và quy trình nghiệp vụ phục vụ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số" do Tổng cục Hải quan vừa tổ chức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, những năm qua, chuyển đổi số trong ngành hải quan là một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức, phương pháp làm việc của cơ quan hải quan trong bối cảnh mới.

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin ổn định

Thời gian vừa qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm, có nhiều chỉ đạo sâu sát, mạnh mẽ đối với công tác chuyển đổi số và xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện hải quan số.

Tại Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030 (theo Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20.5.2022 của Thủ tướng Chính phủ) đưa ra mục tiêu "Xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin hải quan tập trung, tích hợp thông minh bảo đảm các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuẩn mực quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư".

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chủ động nghiên cứu và áp dụng các giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý công việc. Ảnh: TH

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chủ động nghiên cứu và áp dụng các giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý công việc. Ảnh: TH

Ngày 17.4.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công văn số 245/TTg-KTTH về việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan "nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng số hóa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tiến tới phi giấy tờ trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, dần tiến đến chấm dứt việc yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan".

Đến nay, ngành hải quan đã hoàn thành mục tiêu 5E (E-Declaration; E-payment; E-C/O; E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống công nghệ thông tin tập trung cấp tổng cục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan.

Với những kết quả đạt được, năm 2019, Tổng cục Hải quan đã được Hội Truyền thông số Việt Nam trao Giải thưởng Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc năm 2019.

Tuy nhiên, theo Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan vẫn còn những tồn tại hạn chế do đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ lâu. Trong đó phải kể tới Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS được đưa vào sử dụng từ năm 2014, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Thay đổi tư duy, phương pháp làm việc

Theo Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng, nhận thức được tầm quan trọng trong công tác chuyển đổi số, vừa qua, Tổng cục Hải quan đã dành nguồn lực và sự quan tâm để triển khai công tác chuyển đổi số, trong đó có việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện hải quan số.

Hải quan số, hải quan thông minh là động lực thúc đẩy phát triển thương mại

Hải quan số, hải quan thông minh là động lực thúc đẩy phát triển thương mại

Ông Lê Đức Thành, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan cho biết, trước đây, Tổng cục Hải quan đã gửi và đăng tải các tài liệu về yêu cầu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện hải quan số trên Cổng thông tin điện tử hải quan để các công ty quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, với số lượng hơn 2.000 trang tài liệu mang tính nghiệp vụ và chuyên ngành, việc nghiên cứu của các công ty công nghệ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc triển khai các hệ thống công nghệ mới mà còn là quá trình thay đổi tư duy, phương pháp làm việc và cách thức tổ chức. Để thực hiện được điều này, công chức hải quan cần có một nền tảng vững chắc về công nghệ thông tin, bao gồm các kiến thức về phân tích dữ liệu, an ninh mạng và quản lý hệ thống. Thế nhưng, do nguồn lực hạn chế và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhiều công chức vẫn đang hoạt động trong môi trường truyền thống và chưa có cơ hội tiếp cận với các chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin.

Mặt khác, một trong những rào cản lớn nhất mà các cơ quan hải quan đang phải đối mặt chính là chi phí đầu tư cao. Triển khai công nghệ mới không chỉ đòi hỏi một khoản đầu tư lớn về tài chính mà còn cần thời gian để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng, đồng thời đào tạo nhân lực để đáp ứng những thay đổi này.

Để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng, cơ quan hải quan cần phải xác định rõ các nguồn tài trợ phù hợp và khả thi. Sự phối hợp giữa các bên liên quan không chỉ giúp giảm gánh nặng tài chính mà còn tạo ra những cơ hội hợp tác mới, đưa đến những sáng kiến sáng tạo và giải pháp hiệu quả hơn trong việc triển khai công nghệ.

Chi phí đầu tư không chỉ dừng lại ở việc mua sắm thiết bị và phần mềm mà còn bao gồm các chi phí liên quan đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, bảo trì hệ thống, đặc biệt là đào tạo nhân lực. Việc đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch chuyển đổi số.

Công nghệ

Vietcombank tiếp tục tiên phong trong hành trình chuyển đổi số
Công nghệ

Chuyển đổi số tại Vietcombank - Hành trình không ngừng nghỉ

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, khẳng định vai trò là ngân hàng đối ngoại chủ lực. Đằng sau những thành tựu đó là quá trình chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ, liên tục và sâu rộng.

Ban Khoa học công nghệ và Chuyển đổi số Tập đoàn ứng dụng AI trình bày tại hội thảo.
Công nghệ

Bắt nhịp xu hướng, triển khai ứng dụng công trình số

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Hội thảo về công trình số (Digital Factory) để triển khai xây dựng, ứng dụng công nghệ trong thời gian tới. Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn chủ trì Hội thảo.

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng
Khoa học - Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng

Báo cáo về Tình hình nguy cơ an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố đã cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam xuyên suốt 1 năm, đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa gia tăng và đề xuất khuyến nghị phòng ngừa cho các doanh nghiệp trong nước.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27.3, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng quy định cho sàn tập trung để kiểm soát dòng tiền, thuế và rủi ro, đồng thời cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ - vừa bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát triển hệ sinh thái số.

BHXH Việt Nam tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin
Xã hội

Xây dựng hạ tầng số hiện đại, bảo mật

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin an toàn, hiện đại, góp phần bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin của người dân, người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn