Ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ: hơn 6,6 tỷ đồng trong ngày đầu tiên

Chiều 11.9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. 

Tại lễ phát động, số tiền quyên góp là hơn 6,6 tỷ đồng. Hoạt động ủng hộ sẽ còn tiếp tục trong những ngày tới thông qua kênh tiếp nhận là Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ đã và đang phải trải qua những ngày đặc biệt khó khăn do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bão số 3 - cơn bão có cường độ và sức tàn phá được đánh giá là lớn nhất trong nhiều chục năm qua.

“Ngay thời điểm này, khi chúng ta đang ngồi đây thì mưa lớn, ngập lụt, sạt lở vẫn đang diễn ra tại nhiều địa phương; nhiều nơi đang bề bộn trong công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục để sớm ổn định cuộc sống. Thiệt hại cho tới thời điểm này là chưa thể đo đếm được; thời gian để khắc phục cũng chưa thể tính toán được cụ thể.

Trong thiệt hại chung, ngành Giáo dục cũng gánh chịu rất nhiều thiệt hại. Theo thông tin ban đầu từ một số địa phương, đến thời điểm này có 7 học sinh, 2 giáo viên thiệt mạng, 1 giáo viên mất tích do bão lũ; hàng chục ngàn trường học bị hư hại; hàng triệu học sinh chưa thể đến trường”, Bộ trưởng nói.

bo-truong-nguyen-kim-son-ung-ho-dong-bao-thiet-hai-bao-so-3 (1).jpg
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Trước tình hình bão lũ nghiêm trọng, Bộ trưởng cho biết: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành 3 Công điện, 1 Công văn gửi tới các Sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục, các đơn vị phát hành sách về việc ứng phó với bão số 3. Các chỉ đạo này đã và đang được địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ, trách nhiệm.

Các địa phương tùy tình hình đã kịp thời có những chỉ đạo trong tổ chức dạy và học, trong việc hỗ trợ giáo viên, học sinh khắc phục hậu quả bão lũ… Toàn ngành Giáo dục đang tiếp tục cố gắng vượt qua khó khăn để đảm bảo cho hoạt động dạy và học sớm trở lại bình thường.

Trước thiệt hại nặng nề, phải cần rất nhiều thời gian và nguồn lực mới có thể phần nào khắc phục được những thiệt hại của bão số 3. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với trách nhiệm và tinh thần cùng cả nước hướng về tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, hướng về đồng bào, chiến sĩ, giáo viên, học sinh chịu thiệt thòi do bão lũ, Bộ GD-ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức “Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3”.

Thay mặt Bộ GD-ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kêu gọi tàn ngành Giáo dục, các cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, học sinh, sinh viên, cùng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần, bằng sự hỗ trợ, động viên, kết nối để cùng chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ nói chung và với ngành Giáo dục các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nói riêng.

can-bo-chuyen-vien-bo-gd-dt-quyen-gop-ung-ho-dong-bao-anh-huong-bao-so-3.jpg
Cán bộ, công chức Bộ GD-ĐT quyên góp ủng hộ

“Bất kỳ sự hỗ trợ nào, từ cuốn vở, quyển sách hay bằng tiền mặt, đồ dùng cá nhân… vào thời điểm này đều rất đáng trân trọng. Các hoạt động hỗ trợ có thể gửi về Công đoàn Giáo dục Việt Nam hoặc trực tiếp tới địa phương, trường học, gia đình các giáo viên, học sinh chịu thiệt thòi do bão lũ gây ra”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Bộ trưởng lưu ý, ngay sau lễ phát động quyên góp này, việc chuyển hỗ trợ đến tay các đối tượng được hỗ trợ càng nhanh càng tốt. Trong đó, sẽ ưu tiên hỗ trợ con người. Trước hết là dành cho giáo viên và học sinh. Đó là các nhà giáo bị thiệt hại, khó khăn về điều kiện ăn ở, phương tiện đi lại; là các em học sinh nếu không có hỗ trợ không thể đến trường…

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đề nghị các Sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục tuyên truyền về việc hỗ trợ, đóng góp, kể cả với các em học sinh. Theo Bộ trưởng, dẫu các em ủng hộ 1000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.

thu-truong-pham-ngoc-thuong-tiep-nhan-ung-ho-cua-nganh-giao-duc-ha-noi.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng tiếp nhận ủng hộ của ngành Giáo dục Hà Nội

Tại lễ phát động, lãnh đạo Bộ GD-ĐT, các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục đã ủng hộ tổng số tiền hơn 6,6 tỷ đồng. Hoạt động ủng hộ sẽ còn tiếp tục trong những ngày tới thông qua kênh tiếp nhận là Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Trước đó, ngày 10.9, Công đoàn Giáo dục Việt Nam có văn bản gửi Công đoàn giáo dục các tỉnh, thành phố; Công đoàn cơ quan Bộ GD-ĐT; các đơn vị trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Công đoàn các đại học, các trường đại học, các trường học trên cả nước và các đơn vị, doanh nghiệp về việc quan tâm, động viên và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ năm 2024.

Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"
Giáo dục

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần giữ nghiêm minh các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của môi trường giáo dục, nhưng không nên mang tính chất trừng phạt, hả hê. Thay vào đó, cần hỗ trợ để giúp người giáo viên phạm lỗi mang tính chất vô tình (do thiếu ý thức trong việc nhận diện tình huống) có cơ hội phục hồi trở lại.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng
Giáo dục

Sóc Trăng: Tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng. Đồng thời vận động xây dựng 26 căn nhà khuyến học cho học sinh khó khăn về nhà ở để các em yên tâm học tập tốt, với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6

Ngày 2.10, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Hợp tác gắn với đào tạo, nâng cao năng lực và tính thực chiến của nguồn nhân lực chất lượng cao”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đây là giai đoạn rất khó khăn với báo chí, cả về mặt cạnh tranh thông tin và kinh tế báo chí. Chia sẻ điều này, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban sẽ đồng hành với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như với các cơ quan báo chí, nghiên cứu xây dựng chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...