Ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên

Khảo sát thực tế tình hình vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ban Pháp chế HĐND thành phố đánh giá số vụ và số lượng đối tượng trẻ vị thành niên phạm tội ngày càng tăng với nhiều diễn biến phức tạp.  

Vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên diễn biến phức tạp

Theo Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Duy Hoàng Dương, trong giai đoạn từ năm 2018 - 2023, Công an thành phố phát hiện 858 vụ với 3.150 đối tượng là người dưới 18 tuổi vi phạm pháp, chiếm 3,4% tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra (858/29.268). Trong đó, các số liệu thống kê cho thấy thực trạng tình hình vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên trên địa bàn Thủ đô đang diễn biến phức tạp. Theo đó, số vụ và số lượng đối tượng trẻ vị thành niên phạm tội ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2018 phát hiện 100 vụ, 204 đối tượng thì đến năm 2023 đã tăng lên 231 vụ với 1.309 đối tượng (tăng 642% so với năm 2018). "Đáng chú ý, qua đánh giá, phân loại có thể thấy hiện nay đang có tình trạng gia tăng học sinh vi phạm pháp luật. Cụ thể, trong số 3.150 đối tượng vi phạm pháp luật dưới 18 tuổi thì đã bỏ học là 1.278 đối tượng (40,6%); còn lại là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường (59,6%)", Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố cho biết.

Công tác tuyên truyền, giáo dục được xem là giải pháp quan trọng phòng ngừa trẻ vị thành niên phạm tội
Công tác tuyên truyền, giáo dục được xem là giải pháp quan trọng phòng ngừa trẻ vị thành niên phạm tội

Qua khảo sát tại nhiều đơn vị, Ban Pháp chế HĐND thành phố đánh giá: mặc dù, công tác ngăn ngừa đã được Công an thành phố và các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp quan tâm với nhiều giải pháp được triển khai song tình hình vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và mức độ phạm tội. Ngoài ra, công tác quan tâm, trao đổi thông tin về trẻ vị thành niên giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc không kịp thời phát hiện ngăn chặn trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật; công tác phối hợp quản lý, giáo dục lý tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm công dân cho học sinh ở một số đơn vị chưa hiệu quả, chưa phát huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Trong khi đó, công tác quản lý, giáo dục người chưa thành niên phạm tội còn một số thiếu sót; việc phân công, giao nhiệm vụ theo dõi, quản lý trẻ em phạm tội, đi trường, trại về, nghiện hút, cờ bạc cho các tổ dân phố, cụm dân cư, gia đình, đoàn thể không thường xuyên; công tác quản lý dạy nghề, tạo việc làm cho trẻ vị thành niên sau khi ra trường còn chưa được quan tâm đúng mức. Hiệu quả các mô hình chương trình đào tạo, tập huấn, truyền thông về giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm trẻ vị thành niên chưa cao.

Mặt khác, một số đơn vị chưa chú trọng công tác nắm tình hình địa bàn, quản lý đối tượng, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm có hoạt động tội phạm. Việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chỉ đạo của cấp trên về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hình sự nói chng và tội phạm do người chưa thành niên gây ra của một số đơn vị chưa nghiêm, thực hiện còn mang tính hình thức; chưa chú trọng rà soát, lập danh sách các đối tượng là người chưa thành niên có nguy cơ cao phạm tội để có biện pháp quản lý, phòng ngừa.

Ngăn ngừa hành vi phạm tội ngay từ gia đình

Nguyên nhân dẫn tới những tín hiệu đáng báo động nêu trên được khảo sát chỉ rõ một phần là do trẻ vị thành niên là lứa tuổi đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần, lứa tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống. Đặc biệt, là khả năng nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn chế nên dễ bị lôi kéo kích động tham gia thực hiện các hành vi trái đạo đức, trái pháp luật. Ngoài ra, còn do môi trường xã hội (sự du nhập văn hóa nước ngoài, sự phát triển của kinh tế thị trường...); sự bùng nổ của công nghệ thông tin (nhất là từ mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim, ảnh có tính chất đồi trụy, bạo lực, kích động, thiếu kiểm soát) đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ vị thành niên.

Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở một số địa bàn chưa được duy trì thường xuyên, liên tục nên hiệu quả chưa cao, chưa thực sự đi sâu vào cuộc sống. Bên cạnh đó, vấn đề giáo dục con cái trong nhiều gia đình chưa thực sự được chú trọng, quan tâm. Trong khi công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường dù được triển khai rộng rãi nhưng còn mang tính hình thức nên hiệu quả mang lại chưa cao... 

Để có thể khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Ban Pháp chế HĐND thành phố kiến nghị, về phía các cơ quan trung ương, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế chính sách pháp luật về thanh niên, trẻ em. Trong đó, bao gồm cả hoàn thiện chính sách, pháp luật về hình phạt đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên, trẻ em. Đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện để áp dụng các quy định đặc thù, dành riêng cho người chưa thành niên phạm tội, như: tòa án chuyên biệt, chế độ giam giữ...

Về phía UBND thành phố, cần chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý xã hội, quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, giáo dục có liên quan đến đạo đức, nhận thức và phát triển hình thành nhân cách của trẻ em; tăng cường quản lý trên không gian mạng... Đồng thời, chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã quan tâm, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở để có khả năng giải quyết các tình huống ngay từ địa bàn; kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ và bảo vệ trẻ em khi trẻ em bị xâm hại đến quyền; làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm trong từng hộ gia đình... 

Hội đồng nhân dân

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 tại thị xã An Khê
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Khẩn trương lập danh mục dự án đầu tư dự kiến

Để bảo đảm tiến độ, các địa phương cần khẩn trương lập danh mục dự án đầu tư dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của cấp mình theo các hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Đối với kế hoạch đầu tư công hằng năm, các dự án đưa vào phải đáp ứng điều kiện tại Điều 53 Luật Đầu tư công, cần lưu ý về thời gian tổ chức thực hiện.

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”
Diễn đàn

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”

Luật Đầu tư công quy định “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án…”. Do vậy, để bảo đảm quy định và nâng cao chất lượng quyết định chủ trương đầu tư, khi thực hiện cần đề nghị làm rõ xác định cụ thể trường hợp nào là “trường hợp cần thiết”, đồng thời, việc “giao” ở đây được hiểu là phân quyền cho chính quyền địa phương. Quá trình thực hiện, lưu ý thêm các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công liên quan đến chủ trương đầu tư…

Giải quyết kịp thời hơn các nhiệm vụ phát sinh
Diễn đàn

Giải quyết kịp thời hơn các nhiệm vụ phát sinh

Để tăng hiệu quả tổ chức các kỳ họp chuyên đề, Thường trực, các Ban HĐND tỉnh Bình Phước sẽ chủ động phối hợp, đồng hành với UBND tỉnh trong nắm tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy chuẩn bị nội dung trình kỳ họp, để các nhiệm vụ phát sinh được giải quyết nhanh hơn, kịp thời hơn nhưng cũng bảo đảm quy định của pháp luật. Kết hợp giải quyết các nội dung cấp bách với các công việc thường xuyên.

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Hà Tĩnh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Hội đồng nhân dân

Chuyên nghiệp, hiệu quả trong tham mưu, phục vụ

Văn phòng sẽ tăng cường áp dụng các phần mềm quản lý công việc, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu để theo dõi và xử lý các nhiệm vụ nhanh chóng, hiệu quả. Yêu cầu mỗi cán bộ, công chức cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, áp dụng các phương pháp phân tích dữ liệu để đánh giá toàn diện, chính xác vấn đề; xử lý, kiểm tra thông tin, tham mưu xây dựng các văn bản. Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cải cách hành chính, từng bước hiện đại hóa văn phòng bảo đảm tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong toàn bộ các quy trình, quy định hoạt động.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 tại Công ty CP Thủy điện Ngàn Trươi huyện Vũ Quang
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Mài sắc "bảo kiếm" nâng tầm vị thế cơ quan dân cử

Các hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND trong hơn 8 năm thực thi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 đã góp phần giúp Chính phủ, chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh. Nhiều kiến nghị, đề xuất thông qua giám sát đã giúp các ban, ngành liên quan chấn chỉnh kịp thời, đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhân dân… Tuy nhiên, vẫn còn những “điểm nghẽn” trong thực thi nên việc sửa đổi là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Hà Tĩnh: Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
Hội đồng nhân dân

Hà Tĩnh: Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ

Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, từ đầu năm đến nay, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã phát huy tốt vai trò là cơ quan tham mưu, phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH, các ĐBQH tỉnh, HĐND, Thường trực, các ban và đại biểu HĐND tỉnh… Các hoạt động đổi mới của Văn phòng trong công tác tham mưu là điểm nhấn quan trọng khẳng định vị thế, tầm quan trọng của mình trong bộ máy văn phòng hành chính nhà nước nói chung, cơ quan tham mưu, giúp việc cho bộ máy dân cử nói riêng.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Các đại biểu biểu quyết thông qua các nghị quyết tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu giải ngân đầu tư công

Với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm, tại Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) được tổ chức vừa qua, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII đã thông qua 21 nghị quyết với tỷ lệ tán thành cao. Đây là những quyết sách quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để các cấp, ngành tổ chức triển khai, thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm huy động nguồn lực, đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác giải phóng mặt bằng Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai
Hội đồng nhân dân

Tăng hiệu quả bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư

Nhằm tránh trùng lặp, tăng hiệu quả thực hiện công tác bồi thường, GPMB và tái định cư các dự án cũng như quản lý quỹ đất công trên địa bàn tỉnh, trong cuộc làm việc mới đây của UBND tỉnh Đồng Nai, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã thống nhất với đề xuất thành lập mới Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh; đề nghị Sở Nội vụ phối hợp các đơn vị hoàn thiện báo cáo Đề án mô hình tổ chức bộ máy Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Nam khảo sát thực tế phục vụ công tác thẩm tra nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh
Hội đồng nhân dân

Cần cân nhắc để phù hợp với thực tiễn

Hiện nay, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi để hoàn chỉnh trình Quốc hội xem xét, quyết định. Một trong những nội dung có đề xuất sửa đổi, bổ sung là công tác thẩm tra của các Ban HĐND về nội dung trình kỳ họp HĐND. Tuy nhiên, các đề xuất này cần cân nhắc để phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy hiệu quả.

Xác định trách nhiệm để dự án triển khai chậm tiến độ
Hội đồng nhân dân

Xác định trách nhiệm để dự án triển khai chậm tiến độ

Giám sát việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương đến hết năm 2023, Trưởng Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng nhấn mạnh việc UBND tăng cường kiểm tra giám sát, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng các dự án triển khai chậm tiến độ; đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương đẩy mạnh giải ngân các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.