Ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo đánh giá của Ủy ban Dân tộc, ở khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao diễn ra tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết. Thực tế đó đòi hỏi, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Từ những tập tục lạc hậu...

Theo Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, trung bình cứ 10 người DTTS thì có 2 người tảo hôn. Tại những vùng tập trung đông đồng bào DTTS như Tây Nguyên, số người bước vào hôn nhân khi chưa đủ tuổi kết hôn chiếm 27,5%, tiếp đó là vùng trung du miền núi phía Bắc chiếm 24,6%; đồng bằng sông Hồng - nơi không có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, có tỷ lệ người DTTS tảo hôn thấp nhất trong cả nước là 7,8%.

Pano tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh: An An
Pano tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh: An An

Kết quả điều tra cũng cho thấy, một số tỉnh có tỷ lệ hôn nhân cận huyết cao, như: Tây Ninh 37,5%; Đắk Nông 36,9%; Quảng Trị 29,2%; An Giang 26,8%; tiếp đến là các tỉnh Gia Lai 12,3%; Thừa Thiên Huế 10,4%; Hà Giang 10,9%. Dân tộc Mnông có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống là 37,7%; số dân tộc có có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống trên 28% là dân tộc La Chí 30,8%; Bru - Vân Kiều 28,5%; Cơ Tu 28%...

Theo bà Phạm Thị Thúy Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc, hôn nhân cận huyết thống là một trong những tập tục có từ lâu đời trong nhóm DTTS ở Việt Nam. Tuy nhiên, các minh chứng khoa học đã chỉ ra rằng, hôn nhân cận huyết thống là nguyên nhân gây ra suy thoái giống nòi, những đứa trẻ sinh ra tiềm ẩn nguy cơ cao về các dị tật hoặc mắc các bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh (Thalasimia).

Chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng, đại diện Vụ Dân tộc thiểu số nhấn mạnh, do điều kiện kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn; nhận thức, hiểu biết pháp luật còn hạn chế; một số phong tục, tập quán lạc hậu, một số tục lệ, nghi lễ truyền thống của đồng bào DTTS qua nhiều thế hệ không còn phù hợp nhưng chưa được xóa bỏ gây áp lực kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết ở đồng bào DTTS. Đối với hộ đồng bào DTTS, việc lấy chồng sớm, sinh con, sinh nhiều con vẫn là một trong những "phương thức" để có thêm nguồn nhân lực lao động cho gia đình…

... tới quyết tâm thay đổi "nếp nghĩ"

Để góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025". Theo Đề án, phấn đấu đến năm 2025, cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.

Pano tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Pano tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg, tại Yên Bái, năm 2023 Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Huyện ủy Mù Cang Chải tổ chức hội nghị gặp mặt 200 già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS, để tuyên truyền về các hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh hàng năm đều xây dựng kế hoạch triển khai lồng ghép các nội dung tuyên truyền đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; hướng dẫn bổ sung nội dung tiêu chí không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống vào tiêu chí bình xét gia đình, thôn, tổ dân phố văn hóa, gia đình, thôn, tổ dân phố hạnh phúc, thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, phục vụ văn hóa bạn đọc, xe loa, chiếu phim lưu động, đăng tải internet.

Hay tại Hòa Bình, năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" dưới hình thức sân khấu hóa; cung cấp tài liệu phát thanh, hỗ trợ thực hiện 1.076 buổi truyền thanh tuyên truyền, vận động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ sở và trung học phổ thông; biên soạn, cung cấp 16.117 cuốn tài liệu, tờ rơi, đĩa DVD, khẩu hiệu, áp phích, pano tuyên truyền về nội dung này.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức biên soạn tài liệu liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình, phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, dân số và xây dựng mô hình "Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" cũng được quan tâm triển khai rộng rãi tại các tỉnh như Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Sóc Trăng...

Chung tay tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số Phạm Thị Thúy Hà cho biết, thông qua các hoạt động của Đề án, đồng bào DTTS đã được tuyên truyền sâu rộng hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản, người có uy tín phát huy vai trò, trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục tồn tại ở một số đồng bào DTTS; các địa phương đã thường xuyên nắm bắt tình hình và ngăn chặn, xử lý kịp thời một số trường hợp có ý định tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Mặc dù tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nhìn chung đã giảm, song theo đánh giá của các chuyên gia, vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cao, diễn ra ở khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Điều đó đòi hỏi, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động thông qua các hình thức đa dạng, phong phú trên nền tảng công nghệ số, phim, ảnh, sân khấu hóa, sổ tay hướng dẫn, sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm, thảo luận, câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề, hoạt động tư vấn…

Bên cạnh đó, đưa vào hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, tổ dân phố các nội dung xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và các tập tục lạc hậu. Đồng thời, đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội truyền thống giữa các dân tộc; tạo điều kiện cho các cặp thanh niên khác địa bàn, không cùng huyết thống gặp gỡ, vượt qua các rào cản hủ tục, bình đẳng trong kết hôn, sinh con.

"Thời gian tới, cần mở rộng, phát triển mạng lưới tư vấn, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý về hôn nhân và gia đình tại cộng đồng; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…" - bà Phạm Thị Thúy Hà nhấn mạnh.

Xã hội

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai triển khai nhiều giải pháp phát triển người tham gia
Xã hội

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai: Quyết liệt giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2024, bên cạnh việc chủ động nắm bắt, đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thực hiện, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai cũng tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông để khai thác, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).

Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen
Đời sống

Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen

Thời gian qua, nắm bắt tâm lý nhiều người dân có nhu cầu vay tiền online để phục vụ cuộc sống, các đối tượng đã giả danh cán bộ ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Với quảng cáo thủ tục thuận tiện, giải ngân nhanh trên mạng xã hội, nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.

Hà Nội: Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, dồn lực cho các công trình trọng điểm
Xã hội

Hà Nội: Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, dồn lực cho các công trình trọng điểm

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025, tổng nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn của Hà Nội là trên 340.152 tỷ đồng. Đến nay phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là trên 249.019 tỷ đồng, còn trên 5.296 tỷ đồng chưa phân bổ chi tiết.

Diễn đàn lắng nghe nông dân nói
Đời sống

Diễn đàn lắng nghe nông dân nói

Ngày 14.10, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX năm 2024 với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lắng nghe nông dân nói".

Sử dụng nhiều công cụ để hạn chế sử dụng thuốc lá
Xã hội

Sử dụng nhiều công cụ để hạn chế sử dụng thuốc lá

Tại Tọa đàm “Cân nhắc lộ trình khi sửa thuế tiêu thụ đặc biệt” trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam mới đây, các đại biểu cho rằng sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cần đảm bảo hài hòa các yếu tố: sức khỏe cộng đồng, thu ngân sách Nhà nước, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, an sinh xã hội cho người lao động và nông dân, kiểm soát sản phẩm nhập lậu. Vì vậy, cần có mức tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá với lộ trình phù hợp, để hạn chế những tác động tiêu cực cho các bên liên quan.

Tháp Thần nông được công nhận Kỷ lục thế giới
Xã hội

Tháp Thần nông được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13.10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất Thế giới.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh
Đời sống

"Cô đỡ thôn bản" - cánh tay nối dài của ngành y tế Yên Bái

"Cô đỡ thôn bản" là nhân tố quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Yên Bái. Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo, họ không chỉ hỗ trợ trực tiếp việc sinh nở cho các bà mẹ mà còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, như khám thai, tư vấn dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe... góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Đó là chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái với Báo Đại biểu Nhân dân.

Cảnh sát giao thông tỉnh Sơn La kiểm tra nồng độ cồn lái xe
Giao thông

Triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc có hơn 900km đường đồi núi, nhiều đèo, dốc cao, quanh co nguy hiểm, chính vì vậy công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh đặc biệt quan tâm. Chín tháng năm nay, với sự tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã kéo giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Cánh đồng 132: Đổi thay đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Cánh đồng 132: Đổi thay đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Từ một vùng đất khô cằn, bà con gần như không thể canh tác sản xuất được, với sự hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền địa phương, cánh đồng rộng 174ha hình thành tại xã Cư Elang, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) giúp đổi thay đời sống của nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Bà con vui mừng đặt tên là “Cánh đồng 132”.