Kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu

Ngăn chặn hiệu quả hành vi gian lận thương mại

Theo Cục Kiểm định hải quan (Tổng cục Hải quan), việc phân tích, phân loại kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu một mặt bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong xác định mã số, mức thuế và chính sách mặt hàng; mặt khác nhằm phát hiện và ngăn chặn hiệu quả các hành vi gian lận thương mại.

Chú trọng công tác phân tích, phân loại

Để nâng cao hiệu quả công tác phân tích, phân loại, kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu, vừa qua, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các đơn vị hải quan địa phương chỉ đạo các chi cục trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kiểm tra mã số khai báo hàng hóa xuất nhập khẩu, xác định đúng đối tượng hàng hóa để lấy mẫu gửi phân tích phân loại theo đúng quy định; tránh gửi mẫu hàng hóa không đúng, có độ rủi ro thấp hoặc bị trả lại do thuộc trường hợp không lấy mẫu phân tích để phân loại hoặc bỏ lọt các hàng hóa có rủi ro cao thuộc trường hợp lấy mẫu gửi phân tích, phân loại.

Bên cạnh đó, công chức kiểm tra hồ sơ cần yêu cầu doanh nghiệp khai báo đầy đủ các tiêu chí tên hàng, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng… cung cấp tài liệu kỹ thuật và các tài liệu liên quan để làm cơ sở kiểm tra mã số hàng hóa khai báo. Theo thống kê, từ ngày 1.1.2024 đến 31.7.2024, Cục Kiểm định hải quan đã tiếp nhận và ban hành thông báo kết quả kèm mã số hàng hóa, thông báo kết quả phân tích phân loại cho gần 2.300 mẫu; trong đó, khoảng 51% mẫu thay đổi mã số so với mã số khai báo (20% mẫu tăng thuế, 30% mẫu giữ nguyên thuế suất, 1% mẫu giảm thuế).

7-kiem-dinh20240815190040 (1).jpg
Trạm kiểm định di động mobilab của Cục Kiểm định hải quan tại Khu công nghiệp Formosa Vũng Áng - Hà Tĩnh. Ảnh: Ngọc Linh

Điều này cho thấy, các cục hải quan tỉnh, thành phố đã kịp thời chỉ đạo, yêu cầu các chi cục hải quan trực thuộc thực hiện có hiệu quả công tác lấy mẫu gửi phân tích, phân loại, kiểm định, xác định mã số hàng hóa, chính sách mặt hàng, thông quan hàng hóa và các nghiệp vụ hải quan khác, trên cơ sở thông báo kết quả phân tích phân loại, thông báo kết quả kiểm định của Tổng cục Hải quan, đơn vị kiểm định hải quan và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Theo Cục Kiểm định hải quan, hàng hóa thực hiện kiểm định hải quan là hàng hóa có cơ sở nghi ngờ gian lận về các tiêu chí khai báo theo quy định chính sách mặt hàng hoặc thuộc các trường hợp không lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại nhưng bị nghi ngờ về việc khai báo không chính xác thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, dẫn đến khả năng gian lận về mã số hàng hóa.

Cục Kiểm định hải quan trên cơ sở kết quả theo dõi, phân tích, tổng hợp dữ liệu trên hệ thống chỉ ra được những vấn đề tồn tại trong công tác phân tích phân loại, kiểm định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để hướng dẫn hoặc phối hợp hướng dẫn, nhằm thống nhất công tác phân tích, phân loại, kiểm định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc lĩnh vực hải quan. Đồng thời, nghiên cứu ban hành bổ sung các hướng dẫn phương pháp lấy mẫu, bao bì, quy cách, niêm phong đối với các mặt hàng có yêu cầu phát sinh...

Nâng chất lượng kiểm định, phân tích phân loại

Theo Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan Đỗ Văn Quang, Cục quản lý 11 đầu mối với 8 cơ sở hạ tầng trải dài trên cả nước; xây dựng 8/8 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS, sẵn sàng đảm nhận thêm nhiệm vụ mới (kiểm tra phế liệu nhập khẩu, tham gia kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, tiền chất...). Khối lượng công việc chuyên môn của Cục Kiểm định hải quan không ngừng tăng mạnh trong thời gian qua. Số lượng mẫu từ những ngày đầu thành lập chỉ 124 mẫu đến tháng 9.2024, đã thực hiện 227.249 mẫu (gồm: 208.959 mẫu yêu cầu phân tích phân loại; 18.290 mẫu kiểm định, thực hiện 860 thông báo kết quả phân loại).

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả, thời gian tới, Cục Kiểm định hải quan sẽ tập trung xây dựng hành lang pháp lý về hoạt động kiểm định; tuân thủ các khuyến nghị, cam kết và chuẩn mực quốc tế; quá trình thực thi nghiệp vụ luôn bảo đảm tính chính xác, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả. Công tác kiểm định sẽ tiếp tục phát triển trên cơ sở hiện đại hóa hệ thống quản lý chất lượng, điện tử hóa các khâu nghiệp vụ, qua đó góp phần giảm thời gian thông quan hàng hóa, giảm chi phí và tạo thuận lợi thương mại.

Theo đó, đơn vị sẽ tập trung triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển Cục Kiểm định Hải quan giai đoạn 2021 - 2025, định hướng chiến lược 2030 trên cơ sở mục tiêu của ngành; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, bảo đảm tính thống nhất, chất lượng công tác kiểm định, phân tích, phân loại; tham gia thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu; tham gia kiểm tra theo khuyến nghị của các Công ước quốc tế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Đồng thời, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thống nhất trong phân tích phân loại, kiểm định các chủng loại hàng hóa có độ rủi ro cao, dễ xảy ra gian lận về thuế suất, về chính sách mặt hàng; khai thác hiệu quả các trang thiết bị phân tích, đưa hệ thống các trạm kiểm định di động trực tiếp kiểm tra thực tế hàng hóa tại hiện trường; phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả với các đơn vị hải quan trong toàn ngành.

Đặc biệt, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, tập trung xây dựng lực lượng kiểm định hải quan chính quy, hiện đại, nâng cao kỹ năng, trình độ kỹ thuật theo từng lĩnh vực nghiệp vụ có chất lượng, gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đầu tư phát triển Cục Kiểm định Hải quan về cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, xây dựng hải quan số, hải quan thông minh trong lĩnh vực kiểm định…

Ý kiến bạn đọc

Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?
Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?

Sau hai lần tổ chức đấu thầu, gói thầu xây lắp hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã xác định được nhà thầu trúng. Nguyên nhân là liên danh đối thủ bị loại vì hồ sơ thiết bị và nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu, khiến tính cạnh tranh gần như không còn.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 tại trung tâm Ngã Sáu, TP. Buôn Ma Thuột
Quốc phòng toàn dân

Dấu ấn lịch sử từ chiếc xe tăng số hiệu 980

Dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng, xe tăng mang số hiệu 980 đã cùng bộ binh quyết liệt đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy tại Buôn Ma Thuột, tháng 3.1975. Chiến công ấy góp phần mở đầu thắng lợi vang dội của Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân lịch sử.

Đất nước là quê hương
Xã hội

Đất nước là quê hương

Trong thời đại hội nhập và biến động không ngừng, cần nhận thức sâu sắc quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra mà còn là Tổ quốc thiêng liêng - nơi gắn bó bằng tâm hồn và trí tuệ. Câu nói “Đất nước là quê hương” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về lòng yêu nước, nhấn mạnh tình yêu đối với đất nước không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với sự phát triển và tương lai của dân tộc. Lời kêu gọi yêu nước ấy khơi dậy niềm tự hào và truyền cảm hứng cho mỗi người hành động thiết thực vì Tổ quốc thân yêu.