Ngăn chặn bạo lực học đường, xâm hại trẻ em

Trong công cuộc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, sự quan tâm, định hướng và giáo dục của nhà trường đóng vai trò không nhỏ. Nhằm tạo cho các em môi trường lành mạnh, trường học thân thiện và nền tảng ý thức bảo vệ bản thân, Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Can Lộc, Hà Tĩnh) rất chú trọng tuyên truyền giáo dục giới tính, phòng chống bạo lực, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh.

Nhà trường đóng vai trò quan trọng

Phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em chính là để bảo vệ trẻ em, bảo vệ tương lai của mỗi gia đình và đất nước. Điều này cần có sự tham gia, vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Không thể quy kết trách nhiệm cho 1 đối tượng cụ thể, song, nhà trường được đánh giá vai trò quan trọng trong việc góp phần ngăn chặn bạo hành xảy ra đối với học sinh.

Theo đó, nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học.

Thông qua giáo viên giảng dạy, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt được hoàn cảnh gia đình của học sinh, tình trạng cuộc sống của học sinh cũng như sự an toàn về mặt thân thể của học sinh trong gia đình. Có thể thấy, điều quan trọng là người giáo viên cần có lòng yêu nghề, yêu trẻ, có sự quan tâm đến học sinh thân yêu.

13-1.jpg
Học sinh Trường THCS Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động ngoại khóa giáo dục giới tính, nâng cao ý thức bảo vệ bản thân. Ảnh: Anh Thư - Phong Linh

Tại trường THCS Nguyễn Tất Thành, có hơn 1.200 học sinh với tỷ lệ học sinh nữ chiếm hơn 47%. Trong đó, nhiều học sinh của trường có bố mẹ đi làm ăn xa, các em ở nhà với ông bà, một số em có hoàn cảnh khó khăn, gia đình không trọn vẹn. Chính vì thế, ngoài việc giáo dục kiến thức văn hóa, trường đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục giới tính, chú trọng phòng chống bạo lực trong nhà trường.

“Phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi thường xuyên theo sát tình hình của học sinh, để kịp thời đồng hành, chia sẻ, giúp các em tháo gỡ những băn khoăn, vướng mắc. Từ đó, khoảng cách giữa giáo viên, học sinh cũng được rút ngắn, môi trường lớp học cũng trở nên gần gũi, ấm áp hơn” - Cô Nguyễn Thị Hương, giáo viên Trường THCS Nguyễn Tất Thành chia sẻ.

Từ các hoạt động bổ ích hấp dẫn, nhiều năm gần đây, Trường THCS Nguyễn Tất Thành đã xây dựng được môi trường học tập thân thiện, không xảy ra bạo lực học đường. Chất lượng giáo dục cũng từng bước được cải thiện. Năm học 2023 - 2024, điểm trung bình 3 môn kỳ thi vào lớp 10 THPT của trường xếp thứ 24 toàn tỉnh, tăng 43 bậc so với năm trước.

Tăng cường các chương trìnhngoại khóa

Việc tổ chức các chương trình giáo dục ngoại khóa học sinh về phòng chống bạo lực là rất cần thiết hiện nay bởi tình trạng bạo lực học đường và bạo lực, xâm hại trẻ em nói chung đang xảy ra thường xuyên với mức độ rất nghiêm trọng.

Thông qua các chương trình ngoại khóa, học sinh sẽ được cung cấp những hiểu biết về những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường như tính chất phạm pháp, vi phạm đạo đức, tiêu chuẩn cộng đồng của những hành vi bạo lực; hành vi bạo lực là hành vi cần phải lên án và cần chung tay ngăn chặn, đẩy lùi; quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự, thân thể, tính mạng.Buổi sinh hoạt ngoại khóa về giao lưu, đối thoại sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên ở Trường THCS Nguyễn Tất Thành đã thu hút hơn 1.200 học sinh tham gia.

Tại buổi giao lưu, các em đã có thêm những hiểu biết cơ bản về giới tính, kiến thức, sự phát triển tâm sinh lý tuổi dậy thì, sức khỏe sinh sản vị thành niên, vấn đề tình bạn, tình yêu, vấn đề quan hệ tình dục không an toàn cùng các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường quan hệ tình dục, phòng tránh HIV/AIDS… Đó là cẩm nang giúp các em học sinh tự tin chủ động trong việc chăm sóc, bảo vệ bản thân và có những ứng xử khéo léo, hợp lý trong cuộc sống hàng ngày.

Hoạt động ngoại khóa trên được nhà trường kết hợp với Trung tâm Y tế huyện, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức, là cách tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục giới tính cho học sinh. Qua đó, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, xây dựng môi trường học đường lành mạnh.

Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục giới tính, ngăn ngừa bạo lực xâm hại trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái qua hoạt động đối thoại được tổ chức thường niên, Trường THCS Nguyễn Tất Thành cũng lồng ghép vấn đề tuyên truyền giáo dục giới tính qua một số một giờ học ở bộ môn sinh học và giáo dục công dân. Trường còn thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường với sự tham gia của Ban Giám hiệu nhà trường, tổng phụ trách đội và các giáo viên chủ nhiệm.

Với sự đồng hành, chia sẻ của các giáo viên nhà trường, thời gian qua, nhiều học sinh đã được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Ý thức về quyền của bản thân nâng cao rõ rệt và biết lên tiếng phản đối, tố cáo khi nhân phẩm và thân thể bị xâm hại, bị bạo hành. Có học sinh đã vượt qua những biến cố về tâm lý, những nỗi đau do ảnh hưởng của bạo lực gia đình để tiếp tục vươn lên học tập tốt.

Việc duy trì và tăng cường các hoạt động tập thể, ngoại khóa ngoài giờ không chỉ tạo gắn kết giữa học sinh trong, còn định hướng xây dựng những giá trị nhân văn sâu sắc như yêu thương, tôn trọng sự khác biệt và sáng tạo, góp phần ngăn ngừa bạo lực học đường và xây dựng trường học hạnh phúc, thân thiện.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.