Ngâm vết thương nhiễm trùng vào nước muối, người đàn ông phải cắt cụt ngón chân

Trường hợp nam bệnh nhân H.M (51 tuổi, Gia Lai) nhập viện trong tình trạng ngón áp út chân phải sưng to, đau nhức, mưng mủ. Do nhập viện trễ, ngón chân đã hoại tử nhiều, phải cắt cụt ngón chân.

Theo đó, người bệnh tự mua kháng sinh về uống, dùng thuốc sát khuẩn bôi nhưng không đỡ; đến khi ngón chân sưng to hơn, thâm tím anh mới tới bệnh viện tỉnh và phải cắt cụt ngón chân.

Tuy nhiên về nhà, anh M. tự ngâm ngón chân vừa cắt cụt vào nước muối với ý nghĩ cho mau lành. Nhưng chưa được một tuần, da bàn chân của anh bong tróc, sưng phù, đau không đi được, vết thương bốc mùi thối rữa. Gia đình nhanh chóng  đưa bệnh nhân tới Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh.

Qua khai thác tiền sử, người bệnh cho biết, bản thân phát hiện bị đái tháo đường vào năm 2019 trong lúc nhập viện do tai nạn giao thông. Khi đó, vết thương ở mũi của anh chảy máu nhiều, nhiễm trùng lâu lành do bệnh đái tháo đường.

Mặc dù, bác sĩ dặn anh uống thuốc đái tháo đường thường xuyên. Tuy nhiên, sau 1 năm thấy sức khỏe bình thường nên người bệnh tự ý bỏ uống thuốc.

Ngâm vết thương nhiễm trùng vào nước muối, người đàn ông phải cắt cụt ngón chân -0
Bác sĩ đang thăm khám và điều trị cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Tiến sĩ bác sĩ Trần Hữu Thanh Tùng, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng sốt cao, chân đau nhức không thể đi, phải ngồi xe lăn, vết thương ngón chân bị cắt cụt nhiễm trùng nặng, rỉ mủ.

Qua siêu âm cho thấy, các mạch máu ở cẳng chân đã hẹp, xơ vữa do kiểm soát đường huyết không tốt trong thời gian dài. Nếu không được xử lý, vết hoại tử có thể lan rộng dẫn đến nguy cơ cắt cụt nguyên bàn chân ở vị trí cao hơn.

Ngay lập tức, người bệnh được truyền kháng sinh mạnh, cắt lọc các mô hoại tử, làm sạch vết thương nhiều lần. Bên cạnh đó, mỗi bữa ăn tại bệnh viện người bệnh đều được bác sĩ điều chỉnh để tránh tăng đường huyết quá mức. Đồng thời hiệu chỉnh liều thuốc kiểm soát đưa đường huyết về mức ổn định.

Sau 2 tuần, anh M. hết đau nhức, vết thương lành lặn và được về nhà. Tuy nhiên, người bệnh đều đặn và tái khám thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh. Không tự xử lý vết thương tại nhà, đặc biệt không ngâm vết thương với nước muối vì có thể gây nhiễm trùng nặng, thậm chí phải cắt cụt hết bàn chân.

Bác sĩ Tùng khuyến cáo người bệnh đái tháo đường không bỏ điều trị, tự điều chỉnh liều lượng thuốc hay đổi thuốc. Khi có vết thương ở chân, không tự ý điều trị vết thương tại nhà và tuyệt đối không ngâm chân vào nước muối hoặc nước nóng.

Với người có sức khỏe bình thường, việc ngâm chân vào nước ấm, nước muối có một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường không nên ngâm chân vào nước nóng do có thể gây bỏng chân, mất cảm giác bàn chân, không cảm nhận được nhiệt độ của nước.

Ngâm chân (kể cả với nước muối) trong môi trường nước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, nồng độ muối trong nước quá cao cũng gây tác dụng ngược ảnh hưởng tới vết thương gây nhiễm trùng, hoại tử, tăng nguy cơ cắt cụt chân do biến chứng bàn chân đái tháo đường.

Những người bệnh đái tháo đường lâu năm nếu kiểm soát đường huyết không tốt sẽ gây ra một loạt tổn thương lên mạch máu lớn, nhỏ, thần kinh; trong đó có mạch máu nuôi và thần kinh của chân.

Kèm tình trạng đường huyết cao khi có cơ hội (vết xước, vết thương hở trên da), vi khuẩn dễ xâm nhập, sinh sôi với tốc độ nhanh chóng gây viêm, nhiễm trùng, hoại tử, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, thậm chí tử vong.

Bác sĩ Tùng khuyên khi có vết thương nhẹ, người bệnh đái tháo đường có thể sơ cứu trước khi tới bệnh viện với các bước sau: cầm máu, rửa sạch vết thương, sát trùng, băng bó vết thương.

Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua mọi dấu trầy xước, vết thương nào trên cơ thể, đặc biệt ở bàn chân. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường cần tới bệnh viện để được bác sĩ khám, điều trị sớm, phòng biến chứng.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.