Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cao Bằng, Cà Mau, Lâm Đồng thảo luận tổ

Nếu công nghệ chưa bảo đảm thì chưa nên khai thác

Đó là đề nghị của các đại biểu tại phiên thảo luận Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cao Bằng, Cà Mau và Lâm Đồng) chiều 20.6 về dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Tại phiên thảo luận tổ, đa số các đại biểu khẳng định việc xây dựng và ban hành Luật Địa chất và khoáng sản là rất cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý toàn diện đối với công tác quản lý tài nguyên khoáng sản.

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 13 dự thảo luật quy định: “Quy hoạch khoáng sản, phương án quản lý về địa chất và khoán sản quy định tại khoản 2 Điều này được lập phải bảo đảm nguyên tắc hạn chế chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để khoanh định thành các khu vực có quy mô nhỏ”. Về nội dung này, đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) cho rằng: quy định về khu vực khoáng sản “quy mô lớn” và “quy mô nhỏ” chưa rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng... Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo quy định chi tiết, bảo đảm xác định đúng đối tượng cần quản lý.

 “Công nghệ chưa bảo đảm thì không nên tính đến việc khai thác” -0
Đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị bổ sung thêm 1 khoản quy định: “Quy hoạch khoáng sản phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan”, nhằm bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Cũng theo đại biểu, việc quy định thời hạn khai thác bao gồm thời gian đóng cửa mỏ là chưa phù hợp với thực tế. Bởi, thời gian đóng cửa mỏ được xác định trong đề án đóng cửa mỏ, sau khi giấy phép khai thác khoáng sản hết chấm dứt hiệu lực (tại điểm b, khoản 1 Điều 85 Dự thảo Luật)… Do đó, đề nghị không quy định thời hạn khai thác bao gồm thời gian đóng cửa mỏ.

 “Công nghệ chưa bảo đảm thì không nên tính đến việc khai thác” -0
Toàn cảnh phiên thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy

Đại biểu Trần Đình Gia cũng đề nghị cần cân nhắc quy định “thế chấp” quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. Bởi, nếu tổ chức, cá nhân đã thế chấp quyền khai thác khoáng sản cho ngân hàng thì khi thực hiện việc thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm về khai thác khoáng sản sẽ gặp nhiều khó khăn.

“Đồng thời, cần quy định rõ “khu vực giáp ranh từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên” để các địa phương có cơ sở tổ chức lấy ý kiến trước khi cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định”, đại biểu nhấn mạnh.

Về khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại Điều 104, đại biểu Trần Đình Gia đề nghị xác định rõ khoáng sản nhóm IV có thuộc khu vực phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản hay không? Vì tại điểm b, khoản 1 quy định khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản bao gồm khu vực quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, tại Mục 2 dự thảo luật chỉ quy định đối với trường hợp cấp Giấy phép thăm khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản…

 “Công nghệ chưa bảo đảm thì không nên tính đến việc khai thác” -0
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Cho ý kiến về quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đánh giá, dự thảo luật đã quan tâm đến nội dung này tại mục 3 chương IV và mục 1 Chương VII, song vẫn còn chung chung. Do đó, dự thảo luật cần có quy định nghiêm ngặt để bảo đảm bảo vệ môi trường.

Cụ thể, theo đại biểu, dự thảo luật phải có quy định bắt buộc công nghệ khai thác. Đặc biệt, đối với từng loại khoáng sản phải có quy chuẩn về công nghệ khai thác mỗi loại… Đồng thời, cần có quy định nâng cao ý thức của nhà khai thác, chế biến khoáng sản và người dân.

Liên quan đến quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, việc phân các loại khoáng sản được đấu giá và loại khoáng sản không qua đấu giá trong dự thảo luật chưa minh bạch, nếu không quy định chặt chẽ sẽ trở thành kẽ hở dẫn đến tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong việc cấp phép, tổ chức đấu giá… Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung một khoản vào Điều 7 về nhóm khoáng sản liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia.

 “Công nghệ chưa bảo đảm thì không nên tính đến việc khai thác” -0
ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản tại Điều 15 có 2 loại ý kiến khác nhau: Ý kiến thứ nhất tán thành với quan điểm của Chính phủ như quy định của dự thảo luật (quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II)… Ý kiến thứ hai đề nghị quy định theo hướng giao Bộ Công Thương tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhóm I; Bộ Xây dựng tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhóm II.

 “Công nghệ chưa bảo đảm thì không nên tính đến việc khai thác” -0
Đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng) cũng đồng tình với việc lập quy hoạch khoáng sản nên giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là phù hợp.

Góp ý tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cũng đề nghị hoàn thiện các quy định về phân nhóm khoáng sản tránh khoảng trống pháp lý dẫn đến sai phạm, thất thoát, lãng phí; xử lý dứt điểm vướng mắc, bất cập trong quản lý, cấp phép khai thác, sử dụng vật liệu; làm rõ nguyên tắc điều tiết khoản thu giữa Trung ương và địa phương...

 “Công nghệ chưa bảo đảm thì không nên tính đến việc khai thác” -0
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh, muốn Luật Địa chất và khoáng sản thực sự đi vào cuộc sống phải quan tâm đến phân cấp, phân quyền; đặc biệt chú trọng công nghệ khai thác; cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; không đánh đổi môi trường bằng kinh tế đơn thuần…

“Đối với khai thác khoáng sản, phải đặc biệt quan tâm đến chế biến sâu, tiết kiệm nguồn tài nguyên; nếu công nghệ chưa bảo đảm thì chưa nên tính đến việc khai thác”, đại biểu Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh.

Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 20

Chiều tối 4.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về phê chuẩn việc thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số 1265/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về việc giao Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Khánh Hòa.

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng)
Thời sự Quốc hội

Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt

Tiếp tục phiên thảo luận chiều nay, 4.11, các đại biểu Quốc hội cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là "anh cả đỏ", là "đầu đàn", nhưng vướng nhiều về mặt cơ chế, thủ tục, rất cần được “cởi trói” để có đường ray tốt, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt.

ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên)
Thời sự Quốc hội

Tổng kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phân luồng học sinh

Tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, một số đại biểu đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới

Để đạt được mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện các kịch bản nhằm chủ động và kịp thời phản ứng với các mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)
Thời sự Quốc hội

Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng, đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 4.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận ở Hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết và một số nội dung khác.

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Sáng 3.11, tại TP. Nha Trang, Đoàn khảo sát thực tế Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam của Ủy ban Kinh tế do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn chủ trì đã làm việc với UBND các tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Ngăn chặn tình trạng thu gom, đầu cơ đất đai

Tiếp tục Phiên họp sáng nay, 3.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn không có tệ nạn ma túy thì gia đình, nhà trường, xã hội phải cùng vào cuộc

"Muốn không có tệ nạn ma túy thì gia đình, nhà trường, xã hội phải cùng vào cuộc. Trong đó, cái gốc là tại gia đình, gia đình phải quản lý con em mình; nhà trường quản lý học sinh, sinh viên; xã hội có các biện pháp để ngăn chặn", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 3.11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số nội dung chuẩn bị trình Quốc hội. Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.