Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nêu cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị

Theo Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái, để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 24 của Thành ủy Hà Nội, cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu các đơn vị phải gương mẫu, đi đầu về tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, tinh thần tận tụy phục vụ Nhân dân. Đặc biệt, phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đối diện và vượt qua khó khăn, thử thách vì công việc chung.

Chiều 7.3, Quận ủy, UBND quận Nam Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quận và quán triệt các nội dung tại Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7.8.2023 của Thành ủy Hà Nội.

Dự hội nghị có PGS, TS, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Văn Hậu, Chánh Văn phòng Học viện Hành chính Quốc gia; Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái; các Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy; lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trên địa bàn; đông đảo cán bộ, công chức các phường, đại diện Ban Giám hiệu các trường Mầm non, Tiểu học, THCS công lập trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.

Tuyệt đối không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết: Thời gian qua, quận ủy, UBND quận Nam Từ Liêm đã quyết liệt trong hành động, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng giải quyết công việc, góp phần xây dựng bộ máy hành chính quận trong sạch, vững mạnh, kiến tạo phát triển, gắn bó với Nhân dân, doanh nghiệp.

Cán bộ phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm -0
Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái phát biểu khai mạc hội nghị

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quận đã nâng cao ý thức kỷ luật, trách nhiệm trong giải quyết công việc, đóng góp chung vào thành tích của nền hành chính quận. Năm 2023, chỉ số cải cách hành chính của quận đạt 95,76%, tiếp tục duy trì thứ hạng 2/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

"Nhằm tăng cường hơn nữa kỷ luật, kỷ cương hành chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức…, hội nghị lần này sẽ phổ biến, quán triệt các nội dung về kỷ luật, kỷ cương hành chính, đặc biệt là các nội dung, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại Chỉ thị số 24 về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội", Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm nhấn mạnh.

Cũng theo ông Mai Trọng Thái, hiện Nhân dân và toàn thể hệ thống chính trị quận Nam Từ Liêm đang cố gắng, nỗ lực hoàn thành sớm và đạt những thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận (1.4.2014 - 1.4.2024). Do đó, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm đề nghị các cán bộ, công chức, viên chức quận không ngừng nâng cao tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, hiệu quả đối với công việc được giao.

Cán bộ phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm -0
Quang cảnh hội nghị

Đặc biệt, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm lưu ý cán bộ, công chức trên địa bàn quận tuyệt đối không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, hạn chế không để xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết công việc, đặc biệt là các nội dung công việc phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, phấn đấu, nỗ lực, cống hiến tâm huyết xây dựng, phát triển quận Nam Từ Liêm văn minh - hiện đại bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả.

"Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, đi đầu về tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, tinh thần tận tụy phục vụ Nhân dân, nói đi đôi với làm, chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đối diện và vượt qua khó khăn, thử thách vì công việc chung", Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm yêu cầu.

Nâng cao hơn nữa ý thức, nhận thức về thực thi công vụ

Theo chỉ đạo của Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái, cán bộ, công chức, viên chức nghiên cứu, triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả 6 nhóm nhiệm vụ theo Chỉ thị số 24 của Ban Thường vụ Thành ủy; kịp thời nhận biết, khắc phục 25 biểu hiện vi phạm kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc theo tinh thần “tự soi, tự sửa”, coi đây là một trong những công việc trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đánh giá chính xác, thực chất phẩm chất, năng lực, trình độ của mỗi người gắn với “thước đo” hiệu quả công việc, sự hài lòng của người dân để đề xuất bố trí sắp xếp, điều chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn cán bộ, từ đó nâng cao năng lực công tác của phòng, ban, đơn vị.

Chương trình tập huấn về kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm giải quyết công việc và quán triệt các nội dung tại Chỉ thị số 24 của Thành ủy là nội dung thiết thực, cần thiết cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quận. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái đề nghị cán bộ, công chức, viên chức tham gia tích cực, đầy đủ, thảo luận thẳng thắn, sôi nổi trên tinh thần xây dựng, từ đó nâng cao ý thức, nhận thức về thực thi công vụ, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Cán bộ phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm -0
Chánh Văn phòng Học viện Hành chính Quốc gia Nguyễn Văn Hậu trình bày báo cáo, quán triệt các nội dung kỷ luật, kỷ cương hành chính theo hướng dẫn của Chỉ thị số 24 

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm, Chánh Văn phòng Học viện Hành chính Quốc gia Nguyễn Văn Hậu đã báo cáo, quán triệt các nội dung kỷ luật, kỷ cương hành chính; gợi mở những văn bản, quy định pháp lý trong việc xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 24 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời, PGS, TS Nguyễn Văn Hậu cũng đưa ra những câu hỏi để các đại biểu dự hội nghị sôi nổi thảo luận từ những câu chuyện thực tiễn khi tiếp xúc, giải quyết công việc của Nhân dân. Qua đó góp phần để mỗi cán bộ, công chức, viên chức quận Nam Từ Liêm hiểu rõ ngoài quy định pháp luật còn có cả tình cảm, trách nhiệm đối với Nhân dân khi thực thi công vụ.

Cán bộ phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm -0
Các đại biểu tham dự đặt câu hỏi thảo luận, tham góp các ý kiến tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, làm rõ một số nội dung xoay quanh Chỉ thị số 24, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện Chỉ thị là thước đo năng lực, chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể cấp ủy, của người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị; cần được các cấp, ngành xác định rõ vị trí, tầm quan trọng, phát huy dân chủ, bàn bạc kỹ lưỡng, đầu tư “trí, lực” và quyết tâm chính trị, tinh thần đổi mới, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Đồng thời, nhiều ý kiến thảo luận tại hội nghị cho rằng các cấp ủy đảng cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật, đạo đức công vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, nhất là kiểm tra đột xuất về thực hiện các thủ tục hành chính, về chấp hành quy định giờ giấc làm việc, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan. Đặc biệt, cần phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực và vi phạm khác.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm đã giao Trung tâm Chính trị quận, phòng nội vụ thực hiện tiếp nhận các bài thu hoạch của các học viên và tổng hợp, báo cáo lãnh đạo quận ủy, UBND quận kết quả thực hiện sau hội nghị. 

Địa phương

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: THẾ ANH
Địa phương

Phát huy tinh thần “Đồng khởi” xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Ghi nhớ chiến công sáng ngời, vẻ vang của phong trào Đồng khởi giải phóng một phần nông thôn, đồng bằng tỉnh Khánh Hòa, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Diên Khánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần “đồng khởi”, truyền thống quê hương anh hùng, quyết tâm chính trị cao, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc
Địa phương

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc

Chiều 8.11, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp trong sản xuất, tiêu thụ sầu riêng huyện Krông Pắc.

Tôm nuôi dưới tán rừng được thị trường thế giới đánh giá cao
Trên đường phát triển

Cà Mau phát triển bền vững nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau được nuôi theo phương pháp sinh thái, không sử dụng hóa chất và kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Mô hình này giúp bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần ngăn chặn xói lở và bảo vệ đa dạng sinh học, với chi phí sản xuất và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nên tôm rừng sinh thái được thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước đánh giá cao, mang lại giá trị kinh tế rất lớn không chỉ với kinh tế Cà Mau, mà còn với thị trường thế giới.

Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện
Xã hội

Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện

Chưa đầy 2 tháng, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, làm 8 người chết. Việc tham gia giao thông bằng xe đạp điện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là các em học sinh chưa thực sự hiểu rõ về Luật Giao thông đường bộ.

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 10 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng diện tích đất quy hoạch hơn 2.464ha. Trong đó, 8 KCN hiện đã đi vào hoạt động và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp.

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ
Trên đường phát triển

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ

Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết về phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm, giai đoạn 2024 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng tạo bước chuyển mạnh đưa dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của tỉnh.

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc
Trên đường phát triển

Cà Mau: Huyện Ngọc Hiển xây dựng nông thôn mới với quyết tâm cao nhất

Là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cà Mau, Ngọc Hiển bắt tay xây dựng nông thôn mới từ xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện, đến nay diện mạo nông thôn mới của huyện đã bừng sáng, vị thế ngày càng được nâng cao. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những khó khăn cũng như quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua.

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa
Xã hội

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa

Sáng 7.11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa và chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024).

TP. Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh
Trên đường phát triển

Cần Thơ - Đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước

Là thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ nổi bật với cảnh quan sông nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh, sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Để đạt mục tiêu đó, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, kết hợp hài hòa giữa kinh tế, môi trường và cộng đồng.

TP. Cần Thơ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp lên khoảng 38.000ha
Trên đường phát triển

Xanh hóa các ngành kinh tế

Những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh, phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những nỗ lực đó giúp thành phố hội nhập vào xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Nông dân Cần Thơ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất
Trên đường phát triển

Giữ vững danh hiệu "Thành phố xanh, bền vững môi trường"

Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển xanh, bền vững về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, quyết tâm giữ vững danh hiệu "Thành phố ASEAN bền vững môi trường; Thành phố Xanh quốc gia".

Diện mạo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khang trang nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện hiệu quả
Địa phương

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 1.154 tỷ đồng vốn ngân sách. Tính đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ được trên 1.097 tỷ đồng (đạt 95.05%) kế hoạch vốn và đã giải ngân được trên 748 tỷ đồng. Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, mạnh hơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. 

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch
Địa phương

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Bế giảng lớp tại điểm xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
Hoạt động chính quyền

Cà Mau đẩy mạnh dạy và học chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số

Có khoảng 3% dân số là người dân tộc Khmer với khoảng 39.000 người sinh sống, thời gian qua, phong trào dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau là hoạt động nổi bật nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Trên đường phát triển

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Sáng 6.11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.