Nên xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm công nghệ tài chính

Theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUÂN, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cần xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (IFC) tại TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghệ tài chính quốc tế và có các cơ chế sandbox như cho phép giao dịch bằng đồng tiền mã hóa (bitcoin, crypto…) để tạo sự khác biệt, hấp dẫn so với các IFC khác.

Dòng tiền được tự do luân chuyển là yếu tố tiên quyết

- Theo ông, Việt Nam có những lợi thế nào để thành lập Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế?

- Dù là nước đi sau so với các nước trong khu vực và trên thế giới, song chúng ta đang có những lợi thế đáng kể trong thành lập các IFC. Trong đó, tôi cho rằng, lợi thế chủ yếu là về chi phí. Những IFC của Singapore, Dubai, Hong Kong (Trung Quốc)… có chi phí giao dịch khá cao. Chẳng hạn, tại Singapore, nếu mở tài khoản ngân hàng cần ký quỹ lên tới 100.000 - 200.000 USD; tất cả giao dịch thanh toán, chuyển tiền liên quan ngân hàng, hệ thống tài chính có phí giao dịch rất cao. Trong khi ở Việt Nam, các mức phí này rất thấp, phí chuyển tiền tiệm cận 0, cũng không yêu cầu tài khoản tối thiểu trong ngân hàng là bao nhiêu, tức chi phí hoạt động ở Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với các IFC trên thế giới.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân

Về hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng của nước ta, được đánh giá vào loại tốt trong khu vực cả về chuyển đổi số và tự động hóa, cạnh tranh được với các nước khác.

Việt Nam cũng có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, là trung tâm ASEAN và châu Á, nằm trên tuyến đường giao thương của thế giới với 80% hàng hóa qua biển Đông, lại có các cảng biển lớn như Cái Mép - Thị Vải trong top đầu thế giới. Thông thường, các IFC thành lập gắn kết với cảng trung chuyển quốc tế cả về hàng không lẫn hàng hải. Tới đây, khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động với quy mô lớn nhất ASEAN sẽ tạo lợi thế nhất định để xây dựng IFC tại TP. Hồ Chí Minh. Những lợi thế đó sẽ giúp Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh để phát triển ngang tầm các IFC đã thành lập.

- Như ông chỉ ra, chúng ta đang có những lợi thế nhất định trong thành lập IFC, song đây vẫn là mô hình rất mới mẻ ở nước ta. Theo hình dung của ông, IFC của Việt Nam sẽ như thế nào?

- Nếu chúng ta làm theo mô hình của các nước thì sẽ rất khó cạnh tranh. Do vậy, Việt Nam cần phải có sự khác biệt. Tôi đề xuất IFC của ta phải trở thành trung tâm công nghệ tài chính quốc tế, phải là sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ; phải có các cơ chế sandbox để cho các công ty công nghệ khởi nghiệp sẽ sáng tạo hơn về những sản phẩm tài chính; mức độ tự do hóa của IFC Việt Nam phải cao so với các IFC khác.

Cụ thể, IFC TP. Hồ Chí Minh phải là trung tâm khu tài chính tự do. Ở đó, dòng tiền phải được tự do lưu chuyển. Tuy nhiên, thực tế thì đây đang là vấn đề khó nhất với chúng ta hiện nay, bởi theo quy định để chống “đô la hóa”, vốn nước ngoài vào Việt Nam buộc phải chuyển sang đồng Việt Nam, điều này làm giảm sức hấp dẫn của thị trường tài chính. Trong khi ở Singapore, Dubai… đều chấp nhận đồng USD. Do vậy, khi thành lập IFC, yếu tố tiên quyết là phải để cho dòng tiền được tự do luân chuyển, tiền gửi ngân hàng hay bất cứ giao dịch nào ở đây cũng đều phải được sử dụng cả đồng Việt Nam lẫn USD. Thị trường chứng khoán cũng cần cho phép niêm yết cả bằng USD, khi đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ vốn vào Việt Nam và không còn rào cản phải chuyển sang đồng Việt Nam. Nếu không giải quyết được vấn đề này, chúng ta sẽ không thể có IFC đúng nghĩa.

Bên cạnh việc cho phép giao dịch bằng đồng tiền mạnh trên thế giới như USD, Euro, chúng ta cũng cần phải có cơ chế sandbox để cho các đồng tiền như bitcoin, crypto được giao dịch, như thế mới tạo ra sự khác biệt với các IFC hiện tại (đã chấp nhận đồng USD nhưng chưa công nhận bitcoin và crypto). Do vậy, nếu Việt Nam cho phép thanh toán bằng các đồng tiền đó và cho phép giao dịch xuyên biên giới sẽ tạo ra sự khác biệt giữa IFC của Việt Nam với thế giới.

- Ông nghĩ sao về việc dòng tiền tự do lưu chuyển cũng dẫn tới rủi ro?

- Tất nhiên, điều này sẽ có rủi ro về tấn công tiền tệ như đã xảy ra năm 1997 ở các nước Đông Nam Á. Muốn phòng tránh thì dòng tiền trong nước đổ vào trung tâm này phải được kiểm soát chặt chẽ, giống như đầu tư ra nước ngoài. Tức là cần có lớp màng bảo vệ và trung tâm này phải tương đối tách biệt với phần còn lại của Việt Nam để tránh bị tấn công tiền tệ, có tự do nhưng là “tự do trong khuôn khổ”. Đồng thời, phải tránh biến trung tâm này thành nơi rửa tiền của tội phạm xuyên biên giới, tức là phải kiểm soát để chống rửa tiền.

Kinh nghiệm tại Trung Quốc cho thấy, họ chấp nhận tự do hóa trong lựa chọn loại tiền tệ giao dịch tại IFC Hong Kong. Song, dòng vốn từ Trung Quốc muốn đưa vào đây thì phải chịu sự kiểm soát tương tự như dòng vốn đầu tư ra nước ngoài. Nhờ được độc lập tương đối như vậy, trung tâm tài chính Hong Kong đã trở thành kênh huy động vốn chủ yếu, cung cấp tới 70% nguồn đầu tư cho sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.

Sớm xác định rõ mô hình

- Việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực đang được đặt rất nhiều kỳ vọng sẽ tạo ra động lực lớn để thúc đẩy đất nước phát triển. Hiện, Chính phủ đã thông qua Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam tại Thông báo số 47-TB/TW ngày 15.11.2024, trong đó nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Ông có đề xuất gì để đẩy nhanh quá trình xây dựng các trung tâm này?

- Để xây dựng IFC và khu vực, điều quan trọng là phải sớm xác định rõ mô hình như thế nào, xây dựng thị trường tài chính ra sao? Trong thị trường tài chính đó có thị trường cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh, tín chỉ carbon, thị trường vàng vật chất, vàng tín chỉ… liên kết với nhau như thế nào, giao dịch bằng đồng tiền nào, do cơ quan nào quản lý, có trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không hay trực thuộc Ban chỉ đạo/Ban quản lý của Trung tâm tài chính? Thị trường tài chính này có tách biệt với thị trường trong nước hay là một phần của thị trường trong nước, liên kết với nhau thế nào? Phải trả lời rõ các câu hỏi đó chúng ta mới định hình rõ được trung tâm tài chính mà chúng ta muốn xây dựng, từ đó có các quy định, chính sách đi kèm tương ứng.

Như trên tôi đã đề xuất, IFC của ta phải trở thành trung tâm công nghệ tài chính quốc tế, phải là sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ. Với trung tâm công nghệ tài chính, cần phải đầu tư xây dựng về hạ tầng công nghệ nhiều hơn. Phải tập trung cho công nghệ và xây dựng trung tâm chuyên nghiệp về mặt công nghệ mới đủ sức hấp dẫn nước ngoài. Do đó, Việt Nam cần có sự tư vấn của các thị trường chứng khoán lớn, như New York hoặc London, hoặc mua hạ tầng công nghệ của họ để bảo đảm giao dịch thông suốt và sản phẩm trên thị trường phải thực sự đa dạng, có sự kết hợp của fintech chứ không phải chỉ có các sản phẩm truyền thống.

- Xin cảm ơn ông!

TS. Cấn Văn Lực

TS. Cấn Văn Lực

Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, cần lưu ý 3 vấn đề then chốt trong quá trình triển khai trung tâm tài chính.

Một là, cần xác định cách tiếp cận phù hợp đối với chính sách tự do hóa tài khoản vốn, đòi hỏi phải có đánh giá toàn diện về ưu điểm, nhược điểm, các rủi ro tiềm ẩn và biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả.

Hai là, vấn đề liên quan đến khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ. Đây là yếu tố quan trọng để bảo đảm tính linh hoạt và hội nhập của trung tâm tài chính trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Ba là, giao dịch tài chính hiện nay và trong tương lai chủ yếu diễn ra dưới hình thức số hóa và điện tử. Do đó, việc thiết kế và xây dựng cơ sở vật chất cần được tính toán kỹ lưỡng để đáp ứng yêu cầu về tính hiện đại và hiệu quả.

Ngoài ra, cần quan tâm phát triển thị trường phái sinh (gồm cả phái sinh tài chính và phái sinh hàng hóa); và kiểm soát rủi ro (nhất là rủi ro tội phạm tài chính, công nghệ tài chính và rửa tiền…).

Kinh tế

Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
Doanh nghiệp

Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank

Nhằm tăng cường đồng hành và đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn của khách hàng để phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh... đón đầu cơ hội trong năm 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) triển khai nhiều gói tín dụng đa dạng với lãi suất hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi giá trị.

"Bí kíp" thảnh thơi đưa Tết về nhà
Thị trường

"Bí kíp" thảnh thơi đưa Tết về nhà

Tết Nguyên đán đang cận kề, cùng với đó nhu cầu mua sắm tăng cao, các nhà bán lẻ, sàn thương mại điện tử đua nhau khuyến mại. Nhiều ngân hàng cũng triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn nhằm đồng hành cùng khách hàng tối ưu chi tiêu cho dịp này.

Kết quả kinh doanh năm 2024: Teckcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình
Doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh năm 2024: Teckcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội, 20.01 – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan, nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống, đạt mức kỷ lục. Lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 27,5 nghìn tỷ đồng – tăng 20,3%; tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 47,0 nghìn tỷ đồng – tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,9% với số dư CASA của Techcombank bao gồm số dư Sinh lời tự động, đạt mức cao kỷ lục gần 231 nghìn tỷ đồng. Techcombank tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành với tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tiếp tục tăng lên 15,3% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), đạt 2,4%.

Phát triển hạ tầng hàng không: Cần mở “đường băng” cho nguồn lực tư nhân
Bất động sản

Phát triển hạ tầng hàng không: Cần mở “đường băng” cho nguồn lực tư nhân

“Tính cạnh tranh sẽ rất khốc liệt nhưng khi tư nhân tham gia, đảm bảo những điều kiện tiến độ, quản trị thích hợp thì khả năng thành công cao. Phải theo tinh thần mạnh dạn đánh đổi còn chắc thắng mới làm thì rất khó”, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định.

Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam
Kinh tế

Cần cơ chế thuế phù hợp cho doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm tại Trung tâm tài chính

Góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện đang cản trở dòng vốn đổ vào thị trường này. Do đó, cần bổ sung cơ chế thuế phù hợp cho các doanh nghiệp đăng ký hoạt động đầu tư mạo hiểm tại đây.

Vinachem và khát vọng chinh phục thị trường châu Âu
Kinh tế

Vinachem và khát vọng chinh phục thị trường châu Âu

Ngày 20.1, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Phùng Quang Hiệp đã có bài phát biểu quan trọng, bày tỏ mong muốn kết nối hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp Cộng hòa Séc nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất và nông nghiệp.

Techcombank công bố cách “săn vé” Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3.2025
Thị trường

Techcombank công bố cách “săn vé” Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3.2025

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Nhà sản xuất Yeah 1 tiếp tục bắt tay để mang đến Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đêm thứ 3 và thứ 4. Với những sân khấu “đỉnh nóc” và “cơn sốt săn vé” trước đây, concert lần này hứa hẹn sẽ tạo nên hiệu ứng bùng nổ “kịch trần”. Đáp lại lòng mong đợi từ người hâm mộ và các khách hàng, Techcombank mang đến thêm cơ hội “săn vé” cực kì hấp dẫn.

Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Kinh tế

Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Tròn một năm trước, Cảng Quốc tế Long Sơn đón chuyến tàu container đầu tiên, chở gần 400 TEU hàng nội địa. Sự kiện này mở ra giai đoạn kết nối tuyến vận tải biển đến đảo Long Sơn từ các cảng biển trong cả nước. Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Cảng Quốc tế Long Sơn trên bản đồ cảng biển Việt Nam.

Make In Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số
Doanh nghiệp

Make In Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số

Ngày 15.1.2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD - Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho Giải Vàng “Sản Phẩm Công Nghệ Tiềm Năng” và Top 10 Sản phẩm Công nghệ số trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Chủ tịch HĐQT giao kế hoạch kinh doanh cho Quyền Tổng Giám đốc LPBank cùng các thành viên trong Ban điều hành. Ảnh: PV
Doanh nghiệp

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025

Ngày 18.1, tại Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã tổ chức Hội nghị Triển khai Kinh doanh năm 2025. Với thông điệp "Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc", Hội nghị đã khẳng định quyết tâm của LPBank trong việc phát triển kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đại học Oxford ký hợp tác song phương với Viện Nghiên cứu, hệ thống Bệnh viện Tâm Anh
Doanh nghiệp

Đại học Oxford ký hợp tác song phương với Viện Nghiên cứu, hệ thống Bệnh viện Tâm Anh

Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Đây là hợp tác song phương đầu tiên của Đại học Oxford với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa tại Việt Nam.