Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV

Nên mở rộng đối tượng, phạm vi tham vấn chính sách

Sáng nay, 12.2, thảo luận tại Tổ 16 (gồm các Đoàn Hà Tĩnh, Yên Bái, Cà Mau và Lâm Đồng) về các dự án Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Cơ bản tán thành với các quy định của các dự án luật, tuy nhiên, với vấn đề tham vấn chính sách, đại biểu đề nghị cần mở rộng đối tượng và phạm vi tham vấn, đặc biệt là mời ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và những đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách.

Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các quy định

z6310904046827-65aebbcc7259cc602df629d22233576e.jpg
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tham gia phiên thảo luận Tổ. Ảnh: Khánh Duy

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội lần này các đại biểu bày tỏ tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

z6310056956539-749200d01e65f2ec82691756b1b8d53c.jpg
Đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Tuy nhiên, qua nghiên cứu, đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) cho rằng: dự thảo Luật chỉ bổ sung trường hợp ĐBQH đang trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên là chưa thực sự đầy đủ theo Quy định 41-QĐ/TW về căn cứ xem xét miễn nhiệm cán bộ… Do đó, đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các quy định của Đảng để bổ sung các trường hợp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH tại Điều 39 của Luật.

Đồng thời, đại biểu Trần Đình Gia cũng đề nghị bổ sung quy định về cơ chế hỗ trợ ĐBQH phục hồi quyền lợi hợp pháp khi bị tạm đình chỉ không đúng hoặc bị oan sai (quyền được giải trình, quyền được trở lại làm đại biểu, quyền được khôi phục quyền lợi, bồi thường tổn thất danh dự hoặc tài chính nếu có).

z6310057565923-e9ca4c75a3d254ac8da78e2628239762.jpg
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Quan tâm đến quy định việc đăng tải hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan soạn thảo trong thời hạn tối thiểu là 20 ngày (điểm c khoản 3 Điều 33 ), đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) góp ý: cần nâng thời gian tối thiểu lên là 30 ngày để tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng được lấy ý kiến có thời gian, có điều kiện tham gia…

Cơ quan đề xuất chính sách nên chủ trì tổ chức các hội nghị tham vấn

z6310056906181-77e610d6ad6fac2348da93b098055259.jpg
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Khánh Duy

Đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), đa số đại biểu tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Dự thảo Luật đã cơ bản bám sát, thể chế hóa đầy đủ định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo Kết luận số 119-KL/TW ngày 20.1.2025 của Bộ Chính trị và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.

z6310100944707-fa559352fc9cffed309c20a0c27c6847.jpg
Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu (Hà Tĩnh) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; phản biện xã hội và tham vấn chính sách; mối quan hệ giữa quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản; thông qua và điều chỉnh chương trình lập pháp hằng năm; quy trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết; quy định về tham vấn chính sách; nguyên tắc, thẩm quyền quyết định thực hiện thí điểm; thời điểm có hiệu lực thi hành của luật...

Theo đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh), việc sửa đổi luật lần này cần đơn giản hóa quy trình, thủ tục, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng, thi hành pháp luật; cần rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật… Còn đại biểu Lâm Văn Đoan (Lâm Đồng) thì cho rằng, cơ quan đề xuất chính sách nên chủ trì tổ chức các hội nghị tham vấn, thay vì các cơ quan của Quốc hội hoặc cơ quan nhà nước… Ngoài ra, cần mở rộng đối tượng và phạm vi tham vấn, đặc biệt là mời ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và những đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách.

small-db-doan-lam-dong.jpg
Đại biểu Lâm Văn Đoan (Lâm Đồng) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Ở góc nhìn khác, đại biểu Đinh Ngọc Minh (Cà Mau) đề cập đến việc thay vì xây dựng các luật có tính chất chuyên sâu, chuyên ngành thì liệu có nên xây dựng các luật đa ngành hay không? (Ví dụ, mỗi Bộ xây dựng một vài Luật)...

small-db-minh-ca-mau.jpg
Đại biểu Đinh Ngọc Minh (Cà Mau) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Trước các ý kiến góp ý của các đại biểu, với góc độ thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy thông tin: Một trong những nội dung đổi mới căn bản của quy trình xây dựng pháp luật nói chung và theo dự án luật đang đề xuất với Quốc hội, đó là phân biệt, tách bạch giữa quy trình xây dựng chính sách và chương trình lập pháp hàng năm, cũng như tách bạch quy trình soạn thảo… Vì quá trình đề xuất tham vấn và quyết định chính sách là rất quan trọng và chỉ khi chính sách được quyết định đủ rõ, thuyết phục thì mới đề xuất quá trình soạn thảo. Nếu làm tốt khâu đề xuất chính sách, luật sẽ bảo đảm tính ổn định lâu dài và tránh tác động xã hội không mong muốn, Bộ trưởng nhấn mạnh.

z6310903959501-e4b42928256a61f8d3f3c8bd9bc98f3c.jpg
Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham dự phiên thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng cho rằng, một số chính sách gần đây, trong quá trình xây dựng Luật, Ban soạn thảo cũng phải nghiên cứu, tham vấn, phản biện, đặt vấn đề rất nhiều. Chẳng hạn như cấm tuyệt đối người sử dụng rượu bia tham gia lái xe; hay một số chính sách liên quan BHXH (tuổi nghỉ hưu)... “Đây là những chính sách có tác động rất lớn nên quá trình lập, đề xuất cũng như xây dựng để cơ quan đề xuất ra quyết định chính sách này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Trên cơ sở đó, quá trình soạn thảo, phạm vi hóa chắc chắn sẽ được rút ngắn lại và tạo đồng thuận cao... Do đó, luật được ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống.

z6310137060375-72b900824fe3a3b001044d874b31dff4.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Đối với ý kiến đề nghị mỗi bộ nên xây dựng một luật thay vì làm quá nhiều luật như hiện nay, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết: Theo tinh thần sắp xếp tổ chức bộ máy “Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực”, nên nếu đặt vấn đề mỗi một Bộ chỉ có một Bộ Luật thì sẽ rất đồ sộ - điều này là hết sức khó. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã tính toán đến việc ngoài ban hành các luật có tính chất quản lý chuyên sâu, chuyên ngành thì cũng sẽ mở rộng hơn phạm vi để xây dựng các luật quản lý có tính chất đa ngành và chỉ áp dụng trên một phạm vi địa bàn nhất định.

z6310056931063-43a671f51ab4c7779c5262d40496b18a.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 16. Ảnh: Khánh Duy

“Ví dụ như Luật Thủ đô chính là luật đa ngành điều chỉnh rất nhiều lĩnh vực, nhưng áp dụng trên địa bàn Thủ đô; hay là những nghị quyết đặc thù về phát triển TP. Hồ Chí Minh hay một số địa phương và tới đây có những nghị quyết phát triển vùng”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy dẫn chứng.

Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy Duy cũng cho biết, tới đây có những dự án như đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận cần rất nhiều các cơ chế, chính sách đặc thù… Vì vậy cần cân nhắc, bảo đảm hài hòa giữa việc những luật phải điều chỉnh với dung lượng, phạm vi lớn và những luật chỉ điều chỉnh một số nội dung có tính chất cấp thiết và ngắn gọn.

Chính trị

Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Thời sự Quốc hội

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh khoảng trống pháp luật

Chiều 12.2, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Chính trị

Kịp thời đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn đặt ra

Thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại Tổ 17 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và Tiền Giang), các ý kiến đại biểu đều khẳng định, dự thảo Luật đã thể chế hóa nhiều chủ trương, định hướng đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra. 

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương
Theo dòng sự kiện

Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 đối với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Ngày 11.2.2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng về tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là định hướng quan trọng không chỉ cho công tác tổ chức đại hội Đảng bộ mà còn có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chính trị đất nước trong giai đoạn tới, với nhiều ý nghĩa mang tính bước ngoặt đối với sự phát triển ở kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thảo luận tại Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Hỗ trợ công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn

Cho ý kiến thảo luận về Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH Khánh Hòa, Đồng Tháp, Hải Dương) sáng 12.2, các ĐBQH đánh giá dự án Luật có nhiều điểm tiến bộ, nếu được Quốc hội thông qua sẽ hỗ trợ tích cực công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật nhằm thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết

Thực tiễn đặt ra những vấn đề cụ thể, cấp bách trong một thời gian ngắn thì chúng ta phải giải quyết, xử lý ngay, do đó quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trong phiên thảo luận tổ sáng 12.2.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Chính trị

Cân nhắc quy định tên gọi các Ủy ban của Quốc hội trong Luật

Sáng 12.2, thảo luận tại Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, Quốc hội có tính đặc thù, không giống các cơ quan khác. Cơ cấu, tổ chức của Quốc hội là thiết chế rất căn bản nên cần nghiên cứu, cân nhắc quy định tên gọi của các Ủy ban trong Luật, những nội dung khác có thể giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm tinh gọn, nâng cao hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nhấn mạnh việc sửa đổi các luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, để thực hiện được mục tiêu đã đề ra thì mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong toàn Đảng và hệ thống chính trị đều phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa.

Thảo luận tại Tổ 5. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Rút ngắn thời gian xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu phát triển

Thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Kiên Giang và Lào Cai, có ý kiến cho rằng, rút ngắn thời gian xây dựng luật là vấn đề rất quan trọng, qua đó giúp bảo đảm sự linh hoạt của các cơ quan hành pháp, đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn các yêu cầu đặt ra đối với phát triển đất nước.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để kịp thời thích ứng với biến động của cuộc sống
Thời sự Quốc hội

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để kịp thời thích ứng với biến động của cuộc sống

Sáng 12.2, sau khi làm việc tại Hội trường, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Vĩnh Long (Tổ 8) thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). 

Quang cảnh họp Tổ 15
Thời sự Quốc hội

Khơi thông “điểm nghẽn”, tận dụng tối đa cơ hội phát triển

Thảo luận tại Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận sáng 12.2, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa giúp khơi thông những “điểm nghẽn” vừa tạo điều kiện để nước ta tận dụng tối đa các cơ hội phát triển. Đây là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tăng cường hơn nữa chức năng giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Tăng cường hơn nữa chức năng giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội

Phát biểu tại Phiên thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bình Dương) sáng nay, 12.2, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, cần tăng cường hơn nữa chức năng giám sát của Quốc hội, đặc biệt là trong giám sát các văn bản, tránh tình trạng cơ quan cấp dưới lạm quyền, sử dụng văn bản thuộc thẩm quyền của mình để cản trở doanh nghiệp, cản trở nhân dân. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại tổ 10 - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Linh hoạt về hình thức, phương pháp tham vấn chính sách

Thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ 10 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Phú Thọ, Quảng Ngãi, An Giang, có ý kiến cho rằng, tham vấn chính sách bằng hình thức hội nghị là rất khó, đơn cử, không phải lúc nào các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng có thể đến dự họp để tham vấn. Trong thời đại công nghệ thông tin, nên linh hoạt hơn về hình thức, phương pháp tham vấn chính sách.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa Luật phải tăng cường vai trò và chịu trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tăng cường vai trò và chịu trách nhiệm đến cùng của cơ quan trình

"Chúng ta sửa Luật này là trụ cột cho việc xây dựng các luật mới cũng như sửa đổi, bổ sung các luật bảo đảm đúng thẩm quyền”, Nhấn mạnh điều này tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sáng nay, 12.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý, phải tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tổ về 2 dự án Luật
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tổ về 2 dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng nay, 12.2, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham gia thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn và Hậu Giang. 

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thực hiện thành công chủ trương lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025 cần có giải pháp cụ thể, gắn trách nhiệm thực hiện để đổi mới quản lý đầu tư công; bảo đảm giải ngân được số vốn đầu tư công đã giao dự toán và bổ sung thêm. Có giải pháp thực chất, hiệu quả để thu hút đầu tư xã hội, thực hiện thành công chủ trương lấy “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.