Nền kinh tế đang rất khó khăn

Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 23, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách. Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, nền kinh tế đang rất khó khăn, triển vọng tăng trưởng khó đột phá, ít nhất trong quý II.  

“Rất khó tìm cơ hội tăng trưởng”

Trong Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 23 (diễn ra từ ngày 9 - 12.5.2023), Ủy ban Kinh tế chỉ rõ: tăng trưởng GDP quý I.2023 chỉ đạt 3,32% - mức rất thấp trong điều kiện bình thường. Thêm vào đó, mức tăng trưởng này trên cơ sở nền thấp của quý I.2022 khi nền kinh tế lúc đó vẫn đang chịu tác động bởi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19. Điều đó cho thấy nền kinh tế thực sự đang rất khó khăn. “Triển vọng tăng trưởng GDP quý II.2023 khó đột phá khi kinh tế trong nước và quốc tế tiếp tục triển vọng thiếu tích cực”.

Không thúc được giải ngân đầu tư công sẽ khó cho tăng trưởng. Ảnh minh họa ITN
Không thúc được giải ngân đầu tư công sẽ khó cho tăng trưởng. Ảnh minh họa ITN

Nhận định này được củng cố thêm bởi những chỉ dấu như: khu vực công nghiệp và xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng âm 0,4% trong quý I.2023, trong đó hầu hết các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo vốn là động lực chính của tăng trưởng đều sụt giảm, như ô tô giảm 17,8%, thép thanh, thép góc giảm 15,8%, xe máy giảm 13,8%, linh kiện điện thoại giảm 13,4%... Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng PMI vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 4, về mức 46,7 điểm, là lần giảm mạnh nhất trong năm tính đến thời điểm này khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn, hàng tồn kho tăng cao. Số liệu tiêu thụ điện 4 tháng đầu năm giảm 0,4% so với cùng kỳ cũng cho thấy các hoạt động sản xuất suy giảm.

Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm 2% so với cùng kỳ, trong khi số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng 39,9%. Khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp là tiếp cận tín dụng, thị trường bị thu hẹp. Xuất khẩu cũng giảm tới 11,8% so với cùng kỳ, trong đó các ngành như dệt may giảm tới trên 19%, điện thoại và linh kiện giảm 17,3%, giày dép giảm 16,3%... (theo Tổng cục Thống kê). Trong quý II.2023, “tình hình vẫn không mấy khả quan”. “Tình trạng thiếu đơn hàng, đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng ít, đơn giá thấp vẫn sẽ kéo dài đến hết quý III”, Ủy ban Kinh tế nhận định.

TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong cũng cho rằng, rất khó tìm cơ hội tăng trưởng trong quý II, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm do khả năng suy thoái kinh tế nhẹ, lãi suất các nước tăng cao, lạm phát ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Trong nước, tiêu dùng nội địa cũng suy giảm. Điển hình là trong kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 vừa qua, khách du lịch đến Phú Quốc - một trong những trọng điểm về du lịch biển - sụt giảm tới 11,5% so với cùng kỳ; hay hệ thống Thế giới Di động đã giảm tới 12.000 nhân sự trong nửa năm qua có nguyên nhân vì tình hình kinh tế và sức mua giảm sút.

Cũng theo ông Tùng, động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng là đầu tư công, song giải ngân vẫn rất chậm, mới đạt gần 15% trong 4 tháng qua. Nhìn chung, “chưa thấy có tín hiệu tích cực nào xét cả bên trong và bên ngoài”. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm nay vào khoảng 6,5% là một thách thức rất lớn!

“Cải thiện môi trường kinh doanh không được coi trọng như trước

Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những khó khăn, thách thức này đến từ cả yếu tố bên ngoài, cả yếu tố bên trong, có nguyên nhân khách quan và cũng có nguyên nhân chủ quan.

Trong đó, công tác dự báo, tham mưu còn bị động, phản ứng chính sách trong một số thời điểm chưa kịp thời, chưa lường trước và có kịch bản ứng phó với những khó khăn từ môi trường kinh tế thế giới. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, nhịp nhàng, nhất là xuất hiện những vấn đề mới phát sinh, chưa có tiền lệ. Một bộ phận cán bộ thực thi còn tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm trong triển khai công vụ.

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế cũng ghi nhận ý kiến cho rằng, hiện nay việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia không được coi trọng như trước (không có chương trình hay kế hoạch riêng về cải thiện môi trường kinh doanh mà lồng ghép thành một phần trong Nghị quyết của Chính phủ). Bên cạnh đó, thái độ đồng hành, chia sẻ, cảm thông đối với những khó khăn của người dân và doanh nghiệp đã suy giảm. Cách thức làm việc theo tư tưởng kiến tạo, tuân theo quy luật kinh tế thị trường, đồng hành cùng doanh nghiệp bị thay thế bởi cách thức làm thiên về kiểm tra, kiểm soát, can thiệp hành chính chủ quan, coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý… Những điều này đã tác động hết sức tiêu cực đến hoạt động, sản xuất kinh doanh.

Dẫn kết quả khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy “khoảng 19% ý kiến doanh nghiệp cho rằng chính quyền cấp tỉnh sẽ “trì hoãn việc thực hiện và đợi xin ý kiến chỉ đạo” hoặc “không làm gì” khi phát hiện những điểm chưa rõ ràng trong chính sách/văn bản trung ương”, Ủy ban Kinh tế cho rằng, điều này phần nào cho thấy tình trạng thiếu năng động, sợ trách nhiệm đang tồn tại ở một số địa phương trên cả nước. Có ý kiến cho rằng quá trình ra quyết định của các bộ, địa phương hiện nay rất phức tạp và mất thời gian. Đây chính là những nút thắt gây đình trệ các hoạt động kinh tế - xã hội.

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ vấn đề này, nhất là nguyên nhân, trách nhiệm để có giải pháp phù hợp.

H.Lan

Trị bệnh sợ trách nhiệm

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, vẫn có cơ hội cho nền kinh tế khi Chính phủ đã quyết định trình Quốc hội ban hành Nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% cho các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế VAT 10% (tương ứng khoảng 90% hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế). Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét vấn đề này tại Kỳ họp vào tháng 5 này và áp dụng từ ngày 1.7.2023. Điều này chắc chắn sẽ kích thích nền kinh tế cả ở đầu vào sản xuất của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tiêu dùng cuối cùng khi giá cả sẽ hạ bớt, dự kiến giá hàng hóa giảm khoảng 1,7%. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của chính sách này.

Theo tính toán của ông Thịnh, trong 3 tháng đầu năm, tăng trưởng tiêu dùng và dịch vụ khoảng 14,9%, khi áp dụng mức giảm thuế VAT 2% sẽ đẩy tăng trưởng này tương đối cao, qua đó thúc đẩy tăng trưởng GDP, góp phần bảo đảm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm sẽ ở mức 3,5 - 3,8%. Đặc biệt, với các doanh nghiệp gặp khó khăn do đơn hàng xuất khẩu giảm đẩy hàng tồn kho tăng cao, vòng quay của vốn bị đình trệ, việc giảm thuế VAT sẽ giúp tăng khả năng tiêu thụ cho doanh nghiệp ở ngay thị trường trong nước. Tuy nhiên, để chính sách này thực sự có hiệu quả, chuyên gia lưu ý công tác quản lý giá phải rất sát sao, bảo đảm giá hàng hóa phù hợp giá thành sản xuất, tránh tình trạng thuế VAT giảm nhưng giá bán lại tăng cao.

Tuy nhiên, theo TS. Phùng Đức Tùng, hiện thu nhập, việc làm giảm sút do kinh tế khó khăn, cầu tiêu dùng giảm nên nếu không có giải pháp căn cơ thì việc giảm thuế VAT sẽ giảm đi nhiều ý nghĩa. Ông Tùng lưu ý, mấu chốt là phải giải bài toán về lãi suất huy động cho doanh nghiệp vì hiện vẫn ở mức cao so với trước dịch Covid-19. Đặc biệt, mục tiêu giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm nay là con số khổng lồ và nếu thực hiện được sẽ kéo theo toàn nền kinh tế tăng trưởng. Phải tập trung cho nhiệm vụ chính trị quan trọng này, ông Tùng nhấn mạnh.

Một trong những rào cản nữa được các chuyên gia chỉ ra rằng, hiện nay, tình trạng sợ trách nhiệm đang là nút thắt gây đình trệ các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cũng xác nhận điều này khi cho rằng, tình trạng thiếu năng động, sợ trách nhiệm đang tồn tại ở một số địa phương trên cả nước. Bởi vậy, cùng với việc kiên trì thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; điều hành đồng bộ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác; quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công; chủ động ứng phó, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu… như đề xuất của Ủy ban Kinh tế, phải gỡ được vấn đề sợ trách nhiệm này. Nếu không, các chính sách dù có mang tính hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến đâu cũng sẽ khó đạt hiệu quả!

Nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nghiên cứu phương án tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân trong năm nay.

Để đạt mức tăng trưởng cao nhất, trong những tháng còn lại của năm 2023, bên cạnh việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh một số trọng tâm ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Cụ thể là kiên trì thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu của hệ thống tài chính, ngân hàng. Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản.

Điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, chia sẻ vai trò hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế với chính sách tiền tệ. Cần điều chuyển, sử dụng vốn linh hoạt, hạn chế phát hành trái phiếu Chính phủ khi chưa giải ngân được nguồn vốn huy động cũ để tránh gây căng cứng hệ thống tài chính và lấn át đầu tư tư nhân.

Đặc biệt, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân; giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% áp dụng đến hết năm nay cho tất cả hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Linh hoạt trong điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng và dầu trên cơ sở diễn biến của giá xăng dầu. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư; giảm giá đầu ra nhằm kiểm soát lạm phát; hỗ trợ người dân, nhất là người nghèo, lao động thu nhập thấp, đối tượng yếu thế.

Điều hành chính sách tiền tệ cần chủ động sớm “chuyển trạng thái” điều hành từ thắt chặt, thận trọng sang “thích ứng, nới lỏng phù hợp”, tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỷ giá không còn quá căng thẳng như cuối năm 2022. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; các công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia có tác động lan tỏa lớn (dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường sắt đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…). Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư

H.Lan

Kinh tế

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Ngày 15.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững. Lễ ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược toàn diện ABBANK và SVF đã được tổ chức thành công tại TP. Hồ Chí Minh.

Kết thúc quý I.2025, LPBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng
Tài chính

Lợi nhuận quý I.2025 gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, Ngân hàng Lộc Phát vững vàng bứt phá

Kết thúc quý I.2025, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này tạo bước đệm vững chắc để LPBank hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2025 trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.