Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV:

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai dự án, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất.

Chiều 26.10, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh: Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum (Tổ 8) tiếp tục phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội và cho ý kiến vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

Toàn cảnh phiên họp của Tổ 8, chiều 26.10

Toàn cảnh phiên họp của Tổ 8, chiều 26.10

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan soạn thảo và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Hồ sơ dự án Luật đã nhiều lần chỉnh lý, tiếp thu các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân.

Đặc biệt, dự thảo Luật đã bổ sung mới Chương III quy định về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới gồm 2 mục với 16 điều nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đặc biệt là điện tự sản tự tiêu, điện gió ngoài khơi.

Để tăng cường tính khả thi của chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, các đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành các cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, cũng như cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi.

Doanh nghiệp nhà nước chưa có kinh nghiệm về điện gió ngoài khơi

Về việc triển khai dự án điện gió ngoài khơi, dự thảo Luật quy định: Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép doanh nghiệp do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ được thực hiện khảo sát, triển khai các dự án điện gió ngoài khơi (điểm c khoản 1 Điều 42).

ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) phát biểu tại phiên họp

ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) phát biểu tại phiên họp

ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) cho rằng, điện gió ngoài khơi là ngành mới, việc giao cho các doanh nghiệp nhà nước triển khai một số dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên là bước đi cần thận trọng.

Tuy nhiên, cũng cần tính đến thực tế là các doanh nghiệp nhà nước lớn trong ngành năng lượng của Việt Nam như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đều chưa có kinh nghiệm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi. Trong đó, EVN đang trong tình trạng thua lỗ.

“Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên cả về mặt công nghệ, hiệu quả kinh tế, dự thảo Luật nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên”, đại biểu Tạ Thị Yên đề xuất.

Theo đại biểu, việc lựa chọn đối tác có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm và công nghệ trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi sẽ giúp doanh nghiệp nhà nước tận dụng được nguồn lực, giảm bớt gánh nặng tài chính cũng như chia sẻ rủi ro nếu có.

Mô hình đối tác này cũng giúp giảm thiểu những quan ngại về vấn đề an ninh, do doanh nghiệp nhà nước vẫn là đối tác nắm quyền kiểm soát đối với dự án.

Cụ thể, đại biểu Tạ Thị Yên kiến nghị bổ sung vào điểm c khoản 1 Điều 42 dự thảo Luật nội dung: “Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đề xuất đối tác cùng phát triển dự án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận”.

Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án

Về khảo sát dự án điện gió ngoài khơi, dự thảo Luật (Điều 40) quy định theo hướng: Chính phủ xác định khu vực biển được phép khảo sát; Thủ tướng giao doanh nghiệp nhà nước thực hiện khảo sát. Việc lựa chọn nhà đầu tư tư nhân tham gia khảo sát sẽ do Chính phủ quy định chi tiết ở văn bản dưới luật. Mọi dữ liệu khảo sát thuộc sở hữu của Nhà nước và bên thực hiện khảo sát được quyền đề xuất dự án, nhưng vẫn phải tham gia đấu thầu cạnh tranh để được lựa chọn là nhà đầu tư dự án.

Theo đại biểu Tạ Thị Yên, khác với các loại hình năng lượng khác, hoạt động khảo sát phục vụ cho việc triển khai dự án điện gió ngoài khơi đóng vai trò rất quan trọng, với thời gian có thể lên tới 2 năm và tổng chi phí hàng chục triệu USD.

“Vì vậy rất khó để thu hút nhà đầu tư tư nhân thực hiện hoạt động khảo sát nếu như không có quyền sở hữu dữ liệu khảo sát và cũng không được bảo đảm quyền phát triển dự án sau này”.

Quy định như hiện nay nhằm bảo đảm quyền kiểm soát của Nhà nước đối với các nguồn dữ liệu về tài nguyên biển. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần tính đến tính khả thi của chính sách, và bổ sung những cơ chế bảo đảm quyền lợi, tạo động lực thu hút các nhà đầu tư tham gia hoạt động khảo sát, góp phần tạo nguồn dữ liệu để phát triển ngành.

“Ví dụ như quy định về quyền phát triển dự án trên khu vực mà nhà đầu tư đã khảo sát; quy định về cơ chế thu hồi chi phí cho nhà đầu tư thực hiện khảo sát trong trường hợp không được lựa chọn là nhà đầu tư phát triển dự án”.

Cụ thể, đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị bổ sung “cơ chế cộng thêm điểm vào điểm đánh giá hoặc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư thực hiện khảo sát trong trường hợp không được lựa chọn là nhà đầu tư phát triển dự án” vào điểm b khoản 4 Điều 42

Như vậy, nội dung điểm b khoản 4 Điều 42 sau khi sửa đổi là: “Các ưu đãi, ưu tiên khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với nhà đầu tư tự bỏ kinh phí thực hiện khảo sát, bao gồm cơ chế cộng thêm điểm vào điểm đánh giá hoặc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư thực hiện khảo sát trong trường hợp không được lựa chọn là nhà đầu tư phát triển dự án”.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang

Sáng nay, 14.12, ngay sau cuộc tiếp xúc cử tri tỉnh Hậu Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang nhân kỷ niệm 80 Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu, trao đổi với cử tri tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xử lý ngay các kiến nghị của cử tri, bảo đảm nâng cao đời sống của Nhân dân

Nhấn mạnh, thông điệp về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như một lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Nhân dân, vì lợi ích chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cấp, các ngành tỉnh Hậu Giang xử lý ngay các kiến nghị của cử tri, nhất là bảo đảm yêu cầu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 13.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị
Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị

Sáng 12.12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tổ chức Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng hoa chúc mừng tập thể Liên minh HTX Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Tối 11.12, tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX) và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024. Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì tổ chức.

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”
Chính trị

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”

Ngày 11.12, tại TP. Đà Nẵng, Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo” cho các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.