Năng suất lao động Việt có mức tăng trưởng ấn tượng

Năng suất lao động của người Việt ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước phát triển, đặc biệt tỷ lệ tăng năng suất giữa các nhóm doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước chưa đồng đều. Đây là vấn đề mà Việt Nam cần cải thiện để nguồn nhân lực thực sự là động lực cho một nền kinh tế mạnh.

Tỷ lệ việc làm trình độ cao chỉ chiếm khoảng 7% 

Theo báo cáo mới nhất với tựa đề "Promoting Innovative Entrepreneurship in Viet Nam" của Ngân hàng Thế giới (WB), nước ta được đánh giá là ngôi sao kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới trong 30 năm qua. Từ năm 1990 đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình hàng năm 5,3%, nhanh hơn bất cứ nền kinh tế nào trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc.

Thành tích này có được nhờ Việt Nam có 3 yếu tố là tích lũy vốn nhanh, nguồn cung lao động dồi dào và tăng trưởng năng suất cao. Tuy nhiên, WB cũng lưu ý, để duy trì kỳ tích kinh tế này, Việt Nam cần tập trung tăng trưởng năng suất. Năng suất lao động của người Việt cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2010 - 2020, đạt 64%, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực, chủ yếu nhờ sự cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và dòng vốn FDI lớn.

Việt Nam có nhiều nỗ lực để cải thiện năng suất lao động. Nguồn: ITN
Việt Nam có nhiều nỗ lực để cải thiện năng suất lao động. Nguồn: ITN

Tuy nhiên, mức năng suất lao động tuyệt đối vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, nhất là các nước phát triển. Theo số liệu của Tổ chức Năng suất châu Á (APO), năm 2020, giá trị sản xuất mỗi giờ lao động của người Việt Nam chỉ đạt 6,4 USD, so với 14,8 USD ở Thái Lan và 68,5 USD ở Singapore.

Tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp tư nhân đã giúp đẩy nhanh quá trình cải tổ cấu trúc, nó phản ánh ở việc tỷ trọng của lao động ngành nông nghiệp trên thị trường lao động giảm rất nhanh; số lượng lao động trong ngành dịch vụ và công nghiệp tăng cao.

Số lượng việc làm cần đến trình độ tay nghề trung và cao tăng lên khi ngày một nhiều người lao động rời khỏi ngành nông nghiệp để làm việc trong ngành sản xuất và dịch vụ. Dù vậy, tỷ lệ việc làm cần trình độ cao vẫn chỉ chiếm khoảng 7% tổng lực lượng lao động của Việt Nam; thị trường lao động có tỷ trọng rất cao các công việc cần trình độ thấp và trung cấp.

Nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam, thế nhưng lại vượt trội so với các doanh nghiệp nội địa xét về việc làm, lợi nhuận và năng suất lao động. Cụ thể, nhóm này chỉ chiếm khoảng 3,3% tổng số lượng các doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng lại chiếm đến 30% tổng số lượng việc làm và doanh thu, nhưng năng suất lao động cao gấp 5 lần so với doanh nghiệp nội địa.

Cần chiến lược giúp năng suất lao động tăng cao

Giải thích rõ hơn về việc tỷ lệ việc làm cần trình độ cao vẫn chỉ chiếm khoảng 7% tổng lực lượng lao động, PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội chỉ rõ, tăng trưởng nội bộ và chuyển dịch lao động đã có những tác động đến tăng năng suất lao động. Hiện đang có bất cập là có sự chuyển dịch lao động ồ ạt từ nông thôn ra khu vực công nghiệp; trong khi họ chưa có đủ điều kiện để làm công việc mới.

Cũng vì thế, những khu vực được coi là đầu tàu của tăng trưởng như FDI, doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư lớn thì năng suất lao động lại thấp, dẫn đến thu nhập của năng suất lao động thấp. Nguyên nhân chính của việc năng suất lao động thấp là thiếu lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề.

Còn theo ông Lê Quang Trung, nguyên Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cần giải pháp nâng cao chất lượng năng suất lao động bởi đây là mấu chốt phát triển kinh tế. Thứ nhất, nâng cao chất lượng nhân lực, hướng vào xu hướng phát triển và lợi thế của Việt Nam; đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực có khả năng, thu hút, phát huy được nhân lực chất lượng cao.

Ông Trung nhấn mạnh, những năm qua, ngành chức năng đã tập trung đầu tư khá nhiều vào đào tạo nghề, các bậc đào tạo... nhưng cần đánh giá lại việc đào tạo này có trúng, đúng, đáp ứng nhu cầu thực tế hay không; đào tạo có kết nối được với doanh nghiệp, đòi hỏi của thị trường hay không? Đào tạo phải để sử dụng, để phát huy khả năng đào tạo, nếu không sẽ là sự lãng phí không đong đếm được.

Thứ hai, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan phải đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hướng tăng hàm lượng chất xám. Thứ ba, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, phát huy khoa học công nghệ bởi đây chính là hạt nhân, mũi nhọn, tiên phong cho sản xuất.

Thứ tư, cần đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, thị trường mới, công nghệ mới để ứng dụng trong quá trình phát triển. Ví dụ, ngành nông nghiệp là công nghệ sinh học; sản xuất là công nghiệp phụ trợ... Đặc biệt, nên có chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chương trình quốc gia về nâng cao năng suất lao động; xác định các mục tiêu, hoạt động và nguồn lực hoạt động... Chương trình này hoàn toàn xứng đáng vì tác động đa ngành, đa lĩnh vực, đa mục tiêu.

Thứ năm, phải tính đến dài hơi, bền vững trong phát triển nguồn nhân lực; quan tâm giáo dục phổ thông và các cấp; quan tâm đào tạo thể chất, chuyên môn, ý thức, tác phong và khơi dậy khát vọng của tuổi trẻ, của người lao động trong khát vọng cống hiến, vươn lên nâng cao năng suất lao động để có thu nhập cao.

Thứ sáu, cần có tổ chức chuyên trách về vấn đề năng suất lao động, chuyên trách về nguồn nhân lực. Thực tế, nhiều quốc gia đã có Bộ phụ trách về nguồn nhân lực, trong đó có nội dung cốt lõi là sử dụng, đãi ngộ, tầm nhìn... về nhân lực.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.