Nâng chất lượng đào tạo bác sĩ nội trú

Nhiều chuyên gia cho rằng, để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, cùng với việc đổi mới hình thức đào tạo bác sĩ nội trú, cần mở rộng cơ sở thực hành và có cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho nguồn lực đặc biệt này.

Giữ vai trò chủ chốt tại bệnh viện

Bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo dành cho sinh viên y khoa chính quy đã tốt nghiệp đại học và muốn học cao hơn. Một số trường đại học đào tạo bác sĩ nội trú có thể được kể đến như các trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Huế, Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội)... Thực tế, trong 50 năm qua, nhiều bác sĩ nội trú đã trở thành những người giữ trọng trách trong chuyên môn và quản lý của hệ thống y tế Việt Nam.

Từ 2015, Bộ Y tế đã giao cho Trường Đại học Y Hà Nội thí điểm đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú với nguyên tắc để bác sĩ hành nghề tốt hơn, bắt buộc học bác sĩ nội trú nếu muốn hành nghề, nâng cao năng lực và cơ hội phát triển con đường hàn lâm… Trên cơ sở đó, việc thi đầu vào bác sĩ nội trú ở Trường Đại học Y Hà Nội đã được cải tiến như mở rộng điều kiện dự thi, đăng ký chuyên ngành theo kết quả thi... Từ đó, đã nâng cao con số bác sĩ nội trú tốt nghiệp từ 10 năm trước là 1.170 (năm 2014) bác sĩ lên 6.890 bác sĩ vào năm 2024.

Nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ nội trú. Nguồn: ITN
Nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ nội trú. Nguồn: ITN

Theo PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nếu như thế hệ trước đào tạo bác sĩ nội trú theo hình chóp nón, cả khoá chỉ có 50 bác sĩ nội trú, chiếm khoảng 10% thì hiện tăng lên 60 - 70% số bác sĩ ra trường, tức là đã mở rộng mô hình đào tạo bác sĩ nội trú. Bác sĩ nội trú như "hạt nhân" để nâng cao chuyên môn cũng như uy tín của mỗi bệnh viện.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đội ngũ này bảo đảm cho sự phát triển bền vững và là "bệ phóng" để các bệnh viện phát triển, đặc biệt ở các bệnh viện chuyên khoa sâu.  Đơn cử như tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ nội trú chiếm 40%, mỗi khoa, phòng có 4 - 5 bác sĩ. Đây là nhóm chủ chốt trong các hoạt động tại bệnh viện. Bao gồm: Đội ngũ trưởng, phó khoa; nhóm thứ 2 làm việc độc lập, hiệu quả, chuyên môn cao; nhóm thứ 3 là các bác sĩ nội trú trẻ được đào tạo trở thành các bác sĩ giỏi, có thể làm lãnh đạo sau này.

Mở rộng cơ sở thực hành

Ngoài việc đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo thì mở rộng cơ sở thực hành cho các bác sĩ nội trú không chỉ ở Bệnh viện tuyến Trung ương mà phải ở cả tuyến tỉnh, thậm chí tuyến huyện cũng là kiến nghị của nhiều chuyên gia.

Là đơn vị tiên phong đưa bác sĩ nội trú lên tuyến huyện ở Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, cùng ăn cùng ở với các bác sĩ ở địa phương; tiêu chuẩn tuyển dụng bác sĩ nội trú vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phải có ít nhất 2 tháng thực hành ở tuyến huyện. Theo lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ngoài việc trực tiếp khám, chữa bệnh, hội chẩn, đưa ra phác đồ điều trị, các bác sĩ nội trú còn chuẩn bị các ca lâm sàng để giảng bài trực tuyến cho khoảng 220 bệnh viện vệ tinh vào thứ 6 hàng tuần, nhằm tập trung đào tạo chuyên sâu.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần thay đổi cơ chế đãi ngộ cho bác sĩ nội trú đã ra trường. Trước đây, bác sĩ nội trú ra trường được trọng vọng, các nơi mời về, nhưng lại không có quyền lợi gì khác bác sĩ thường, không được tăng lương, thậm chí phải học lại thạc sĩ. Do đó, đi đôi với trách nhiệm phải gắn với quyền lợi như ra trường phải được lương cao hơn, phải được ưu tiên học tiếp bác sĩ chuyên khoa 2, tiến sĩ. Quan trọng hơn, khi các bác sĩ nội trú thực hành tại bệnh viện, họ cần phải được trả lương, tiền trực, tiền ăn ca của bệnh viện.

Theo PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nhiều bác sĩ trẻ e ngại học nội trú vì không còn được hỗ trợ kinh phí như trước đây, trong khi học phí của hệ đào tạo bác sĩ nội trú cao hơn. Do đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ nội trú trong 3 năm học cũng được hỗ trợ một phần kinh phí.

Mặt khác, việc mở rộng đào tạo bác sĩ nội trú là cần thiết để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao chăm sóc sức khỏe người dân ở nhiều cơ sở y tế, đặc biệt tuyến tỉnh. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng đào tạo bác sĩ nội trú thì việc giám sát chương trình đào tạo cũng rất quan trọng. 

Sức khỏe

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn
Xã hội

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn

Ngày 30.3, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Thanh tra tỉnh Hòa Bình và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, công nghệ tổ chức Chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật tại xã Thành Sơn, huyện Mai Châu.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sức khỏe

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Ngày 29.3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chỉ trong ba tháng đầu năm 2025, đơn vị đã tiếp nhận hơn 10 ca đột quỵ não ở người trẻ. Gần đây nhất là ca bệnh P.H.S (21 tuổi), có tiền sử tim bẩm sinh bị đột quỵ nhồi máu não do tác động mạch não giữa phải.

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không
Sức khỏe

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không

Chiều ngày 27.3, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Trần Văn Thuấn đã đi kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Bạch Mai. Điều đáng nói, trong số những ca mắc sởi, có đến 75% bệnh nhân không nhớ mình có tiêm chủng hay không.