Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Nâng cao tỷ lệ động viên thu nội địa, khắc phục tình trạng chuyển giá

Nâng cao tỷ lệ động viên thu nội địa, khắc phục tình trạng chuyển giá

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, mục tiêu cuối cùng sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là bảo đảm nguồn thu ngân sách ổn định, nâng cao tỷ lệ động viên thu nội địa, khắc phục tình trạng chuyển giá, phòng chống trốn thuế, thất thu thuế, hạn chế các hành vi làm xói mòn cơ sở thuế, bảo đảm công bằng hệ thống thuế Việt Nam phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu thế và thông lệ quốc tế.

Sáng 23.9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

ctqh1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Chưa rõ về mục tiêu chính sách

Trình bày Tờ trình dự án Luật, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, dự thảo Luật đã bổ sung quy định cụ thể về xác định thu nhập tính thuế, thu nhập chịu thuế để luật hóa quy định đang được thực hiện ổn định tại các văn bản dưới luật. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về thu nhập tính thuế để cho phép doanh nghiệp được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư với lỗ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, trừ hoạt động sản xuất, kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế.

tv-02.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, về xác định thu nhập tính thuế, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, các đề xuất sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc cho phép bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với thu nhập từ sản xuất, kinh doanh là chưa rõ về mục tiêu chính sách, cần có đánh giá kỹ hơn về đối tượng thụ hưởng và tác động đối với ngân sách nhà nước. Có ý kiến đề nghị giữ quy định như hiện hành.

z5858333381217_bd39ec36e6c8432862178772c3eb3226.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đề xuất mức ưu đãi thuế cho báo in, báo điện tử

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm kịp thời khắc phục những bất cập của luật hiện hành liên quan đến thu nhập miễn thuế, thu nhập chịu thuế, các khoản chi phí được trừ và không được trừ.

Tuy nhiên, qua Tờ trình và Báo cáo thẩm tra, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phạm vi sửa đổi phải có tính chất toàn diện hơn; đồng thời, phải lý giải kỹ, thuyết phục Quốc hội vì sao phải sửa, sửa cái gì, sửa như thế nào. Quan điểm là vướng cái gì thì sửa ngay trên cơ sở nội dung nào đã chín, đã rõ thì sửa ngay, nội dung nào chưa chín, chưa rõ thì nghiên cứu.

z5858333113232_9397a65d787bd7f47abda95d9017c337.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật. Ảnh: Hồ Long

"Sửa cái mới phải tốt hơn cái cũ, tránh tình trạng sửa cái mới nhưng khi thực hiện lại thà rằng để cái cũ lại hay hơn". Nhấn mạnh điều này,Chủ tịch Quốc hội một lần nữa yêu cầu công tác xây dựng luật phải rất công phu, bài bản; các Bộ trưởng, Thứ trưởng phải nghe từng điều khoản, từng chương; Bộ Tư pháp phải làm thật kỹ để trình Chính phủ, khi Chính phủ trình thì Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Ủy ban Tài chính – Ngân sách phải làm song song với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp bởi đây là luật rất quan trọng, có liên quan đến cả trong nước và nước ngoài.

z5858371919258_829f56fc7df7246a41de756e4182af34.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

“Mục tiêu cuối cùng của luật là bảo đảm nguồn thu ngân sách ổn định, nâng cao tỷ lệ động viên thu nội địa, khắc phục tình trạng chuyển giá, phòng chống trốn thuế, thất thu thuế, hạn chế các hành vi làm xói mòn cơ sở thuế; bảo đảm công bằng hệ thống thuế Việt Nam phù hợp với yêu cầu thực tiễn xu thế và thông lệ quốc tế”, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu làm tích cực, chất lượng thì có thể trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, nếu không thì có thể trình tại Kỳ họp sau. "Tinh thần là đổi mới cách làm luật với tư duy mới, quan điểm mới, cái gì thuộc phạm vi Quốc hội thì Quốc hội quy định, cái gì thuộc Chính phủ (nghị định, thông tư) thì Chính phủ ban hành thực hiện. Ở tầm nghị định, thông tư khi sửa sẽ nhanh hơn luật".

m2.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn trình bày Tờ trình dự án Luật. Ảnh: Hồ Long

Nhấn mạnh kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm là phải quan tâm đến thể chế, chỗ nào vướng, vướng cái gì là sửa cái đó để tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, có những luật phải quy định chi tiết như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, còn liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội luôn biến động, thay đổi thì phải điều chỉnh cho đúng vai của ngành, lĩnh vực đó. "Phải đúng vai, thuộc bài, chứ thuộc bài mà không đúng vai thì không được”.

Những vấn đề đang vướng, đang khó khăn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ làm ngày, làm đêm, tích cực để tháo gỡ nhằm bảo đảm kinh tế phát triển, xã hội phát triển.

Quan tâm đến việc miễn giảm, thuế cho các cơ quan báo chí, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, các cơ quan báo chí của nước ta hiện nay đều là cơ quan, đơn vị nhà nước, dựa phần nhiều vào quảng cáo, trong khi quảng cáo còn gặp nhiều khó khăn, do vậy, nên có mức ưu đãi chung về thuế cho cả báo in và báo điện tử.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự thảo Luật, nếu kịp sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám.

tv-23.0901.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Hồ Long
z5857924016095_d1ee5ed440b8983a22eab8a3a25c8985.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
z5857923981658_584b48050f906368d6df5d9c15af0c10.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
z5857924039598_6100676313be267a20bf4b067d1be365.jpg
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

+ Trước đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.