Nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật về chủ quyền biển, đảo

Chiều 25.4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về chủ quyền biển, đảo.

Nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật về chủ quyền biển, đảo -0
Quang cảnh hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó vụ trưởng vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định Hồ Hồng Hải cho biết, Việt Nam có đường bờ biển kéo dài trên 3.260km, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ với hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Bạch Long Vĩ… Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã ý thức được tầm quan trọng và luôn coi việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tại Hội nghị Trung ương Tám (khóa XII), Đảng đã khẳng định, “biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết, ảnh hưởng to lớn đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ quyền biển đảo còn hạn chế; nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và người dân, doanh nghiệp về vai trò, vị trí của biển, phát triển bền vững kinh tế biển chưa đầy đủ…; công tác nắm tình hình, dự báo chiến lược về quốc phòng, an ninh có lúc chưa thật chủ động, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội…

Nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật về chủ quyền biển, đảo -0
Phó vụ trưởng vụ Pháp chế (Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định) Hồ Hồng Hải phát biểu tại hội nghị

Chính vì vậy, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra một số chủ trương lớn để phát huy hơn nữa sức mạnh của toàn dân và của cả hệ thống chính trị trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới như: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ” và “Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế"…

Quán triệt các chủ trương của Đảng và Nhà nước tại các văn kiện trên, ngày 9.8.2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1490/QĐ-BTTTT về việc ban hành Kế hoạch tuyên truyền về biển và hải đảo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông giai đoạn 2022 - 2025 nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về biển, đảo, nâng cao nhận thức của các cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đối với các đối tượng là các nhà báo, phóng viên, biên tập viên - những người đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách thông qua các sản phẩm báo chí, phóng sự của mình để để đưa các quan điểm, đường lối của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về công tác giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đến mọi tầng lớp nhân dân, góp phần bảo vệ vững chắc đất nước, Phó vụ trưởng vụ Pháp chế Hồ Hồng Hải cho biết. 

Lưu ý về tình hình thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong những năm gần đây, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại Giao) TS. Trần Công Trục cho biết, cho đến nay trên một số phương tiện thông tin báo chí vẫn sử dụng sai tên gọi Biển Đông mà Nhà nước ta đã chính thức công bố. Biển Đông là danh từ riêng, viết hoa cả 2 chữ, không phải viết là: biển Đông…

Nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật về chủ quyền biển, đảo -0
TS. Trần Công Trục phát biểu tại hội nghị

“Lâu nay, cụm từ “chủ quyền biển đảo” thường được sử dụng để thay cho thuật ngữ “chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia” áp dụng cho các vùng biển, thềm lục địa, hải đảo, với những quy chế pháp lý khác nhau khi xác định quyền hạn và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển, cũng như các quốc gia có biển hay không có biển khác. Điều này khiến cho nhiều người có nhận thức mơ hồ, lệch lạc về tính chất và mức độ bảo vệ và thực thi các quyền hợp pháp của quốc gia đối với các vùng biển, thềm lục địa và các hải đảo, quần đảo mà hậu quả có thể có tác động tiêu cực đến các hành xử của các cá nhân, cơ quan quản lý, của các tầng lớp nhân dân trước những sự kiện xảy ra trên từng khu vực khác nhau…”, TS. Trần Công Trục lưu ý.

Đánh giá về vị trí, vai trò quan trọng của biển và đại dương, chính sách pháp luật của Việt Nam trên Biển Đông, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Trung tá Nguyễn Thanh Minh chia sẻ, Việt Nam là quốc gia biển, biển và hải đảo có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Xuất phát từ vị trí, vai trò của biển và hải đảo, Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đều xây dựng và thực thi chính sách biển, có những giai đoạn chính sách biển đã thể hiện được sự đồng bộ và có hiệu quả, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Đây là nội dung vô cùng cần thiết đối với quá trình xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Biển đảo có vị trí, vai trò rất quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được thể hiện ở ba phương diện: đối với quốc phòng - an ninh, đối với sự phát triển kinh tế, đối với hợp tác quốc tế.

Nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật về chủ quyền biển, đảo -0
Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Trung tá Nguyễn Thanh Minh phát biểu

Thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về biển và hải đảo, Trung tá Nguyễn Thanh Minh cho biết, bên cạnh 7 đạo luật quan trọng có liên quan đến biển và hải đảo Việt Nam, nhà nước ta ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về biển như nghị định, thông tư… mang tính thống nhất, đồng bộ. Bên cạnh đó, Đảng ta cũng đã ban hành một số nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9.2.2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”… Ngoài ra, nước ta cũng có những chiến lược phát triển quốc gia biển Việt Nam…

Đời sống

3 tháng đầu năm 2025, công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đã được thực hiện kịp thời. Ảnh: TCBHXH
Đời sống

Chi trả kịp thời các chế độ bảo hiểm cho người tham gia và thụ hưởng chính sách

Với quan điểm xuyên suốt “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể phục vụ”, trong bối cảnh tinh gọn, tổ chức hoạt động theo bộ máy mới, 3 tháng đầu năm 2025, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tích cực trong phát triển, bảo đảm quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về công tác hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar


Tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất, Vietnam Airlines vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, qua đó khẳng định vai trò và trách nhiệm của Hãng Hàng không Quốc gia trong các hoạt động nhân đạo quốc tế.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Phát triển công nghệ lõi và bài toán an ninh phi truyền thống trong bối cảnh quốc tế biến động

TS. Vũ Đức Lợi - Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phát triển công nghệ lõi và các công nghệ phụ trợ trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng Việt Nam đã đặt ra những thách thức mới cần giải quyết, đồng thời cũng khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước khi yêu cầu tập trung vào phát triển công nghệ lõi.

Được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ giảm, đồng nghĩa với việc cơ hội có việc làm của người lao động sẽ tăng lên. Ảnh: VGP
Đời sống

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm

Cục Thống kê đã có báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I.2025. Theo đó, so với quý trước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng 0,7 điểm phần trăm; thu nhập bình quân của lao động tăng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm…

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững
Xã hội

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững

Hiện nay, việc tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động được tiếp cận nguồn vay để tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi qua nguồn vốn vay sẽ tạo việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, “giảm tải” cho Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động duy trì, ổn định công việc, nâng cao chất lượng đời sống người dân. 

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế
Đời sống

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

Đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố Quyết định thanh tra số 07/QĐ-BHXH ngày 21.3.2025 về việc thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar
Đời sống

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar

Chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines cất cánh tại sân bay Nội Bài lúc 13h00 ngày 8.4, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).

Tuổi trẻ Phân bón Cà Mau triển khai đề án trồng mới 300.000 cây xanh.
Đời sống

Phát huy bản lĩnh, sức trẻ PVCFC

Với tinh thần nhiệt huyết, năng động và sáng tạo, Đoàn Thanh niên Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) góp phần giúp Công ty khẳng định được bản sắc văn hóa và giá trị cốt lõi. Thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, PVCFC hướng tới sự đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế của mình trong việc hoàn thành sứ mệnh "người nuôi dưỡng".

Vietcombank tổ chức thành công Hội nghị đại biểu Người lao động năm 2025
Đời sống

Đại diện tin cậy của người lao động

Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, Hội nghị đại biểu người lao động Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2025 đạt được sự thống nhất cao đối với các nội dung thông qua tại Hội nghị và thành công tốt đẹp.