Nâng cao nghiệp vụ báo chí, truyền thông về phòng chống đuối nước trẻ em

Ngày 8.10, Cục Trẻ em phối hợp với Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá (đơn vị Vận động Chính sách y tế toàn cầu) Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ báo chí và truyền thông về phòng, chống đuối nước trẻ em tại Việt Nam cho phóng viên, báo chí.

Phòng, chống đuối nước ở trẻ em - cần phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan

Chương trình thực hiện theo Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19.6.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 – 2030 và Quyết định số 944/QĐ-BLĐTBXH ngày 17.7.2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về tổ chức các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em nhân ngày Thế giới phòng, chống đuối nước 27.7.

z5908826939823-6e6b0272ef3a9b9edc236b9b812ba8a6-6457.jpg
Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Đặng Hoa Nam chia sẻ định hướng truyền thông về công tác phòng, chống tai nạn thương tích phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Ảnh: Trần Khánh

Phát biểu khai mạc chương trình, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Đặng Hoa Nam cho biết, số vụ việc đuối nước ở trẻ em có xu hướng giảm nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện triệt để.

Trách nhiệm trong việc phòng, chống đuối nước ở trẻ em không chỉ thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước mà còn liên quan đến trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Các cấp chính quyền, các bộ, ngành, đoàn thể và người dân cần phải chung tay giải quyết vấn đề này.

Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Đặng Hoa Nam

Để tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Đặc biệt, truyền thông đóng vai trò định hướng, giải thích sâu sắc về bản chất vấn đề và cách thức để mọi người tham gia tích cực vào việc phòng, chống đuối nước.

Chia sẻ định hướng truyền thông về công tác phòng chống tai nạn thương tích phòng chống đuối nước cho trẻ em, ông Đặng Hoa Nam cho biết, quá trình truyền thông dựa trên mức độ thay đổi của đối tượng từ quan tâm, tìm hiểu, trao đổi thông tin, thay đổi nhận thức, quan điểm… tới thay đổi hành vi, duy trì hành động, có kỹ năng. Qua đó, lan tỏa kiến thức, hành vi, hành động.

Truyền thông báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân. Tuy nhiên, các cơ quan truyền thông cần sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông để không chỉ đưa tin mà còn tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của mọi người, Cục trưởng Đặng Hoa Nam nhấn mạnh.

Từ mục tiêu tổng quát, cụ thể, Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ các giải pháp và kế hoạch truyền thông: phân tích bối cảnh; xác định mục tiêu, đối tượng; xác định trách nhiệm; xây dựng thông điệp và nội dung; chọn phương thức, kênh và thiết kế sản phẩm; xác định nguồn lực và trách nhiệm thực hiện; lộ trình, tiến độ và theo dõi, đánh giá.

syn00302-compressed-2786.jpg
Cán bộ kỹ thuật, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO), TS. Dương Khánh Vân chia sẻ tại buổi tập huấn. Ảnh: Trần Khánh

Khuyến nghị 4 chiến lược, 6 biện pháp can thiệp để phòng ngừa đuối nước trẻ em

Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO), TS. Dương Khánh Vân phân tích về gánh nặng đuối nước, khuyến nghị của WHO và kinh nghiệm quốc tế về phòng chống đuối nước.

“Đuối nước là nguyên nhân gây ra trên 2,5 triệu ca tử vong có thể phòng ngừa được trong thập kỷ qua. Đuối nước hoàn toàn có thể ngăn ngừa được thông qua việc thực hiện các phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng, hiệu quả về mặt chi phí” - TS. Dương Khánh Vân khẳng định.

WHO khuyến nghị 4 chiến lược và 6 biện pháp can thiệp để phòng ngừa đuối nước. Các chiến lược tập trung vào việc bảo đảm các cơ chế quốc gia mạnh mẽ được đưa ra để có một phương pháp tiếp cận phối hợp và hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng đuối nước, trong khi các biện pháp can thiệp thúc đẩy hành động của cộng đồng. Để thực hiện công tác phòng, chống đuối nước hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ và tham gia tích cực của các ngành, nhằm phát huy được tối đa nguồn lực và năng lực của các ngành trong công tác này.

syn00361-compressed-3404.jpg
Giám đốc quốc gia, Tổ chức Campaign for Tobaco Free Kids, ThS. Đoàn Thị Thu Huyền thông tin tại buổi tập huấn. Ảnh: Trần Khánh

Về kết quả can thiệp từ Chương trình phòng, chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam, Giám đốc quốc gia, Tổ chức Campaign for Tobaco Free Kids ThS. Đoàn Thị Thu Huyền cho biết, đã có 2.250 cán bộ được tập huấn nâng cao năng lực về phòng chống đuối nước trẻ em, 908 hướng dẫn viên được đào tạo về bơi an toàn, 1.096 hướng dẫn viên được đào tạo về kỹ năng an toàn, 44.398 trẻ từ 6 -15 tuổi được học bơi an toàn, 52.250 trẻ từ 6 - 15 tuổi được học kỹ năng an toàn, 30.204 cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên mầm non được hướng dẫn về phòng chống đuối nước trẻ em.

syn00375-compressed-6715.jpg
Nguyên Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí – Hội nhà báo Việt Nam, PGS.TS. Đinh Thị Thuý Hằng chia sẻ về truyền thông trong kỷ nguyên số. Ảnh: Trần Khánh

Tiếp đó, các học viên được nghe nguyên Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam, PGS.TS. Đinh Thị Thuý Hằng chia sẻ về truyền thông trong kỷ nguyên số với những nội dung quan trọng: Vai trò và nhiệm vụ của nhà báo trong kỷ nguyên số; Tiếp nhận của công chúng; Kỹ năng của nhà báo đưa tin, sáng tạo nội dung truyền thông về phòng chống nạn đuối nước ở trẻ em.

img-9430-4262.jpg
Phiên thảo luận mở về những thông tin sai lệch về đuối nước trẻ em. Ảnh: Trần Khánh

syn00490-compressed-921.jpg
Các học viên sôi nổi tham gia bài tập nhóm. Ảnh: Trần Khánh
img-9428-compressed-2169.jpg
Các hoạt động tạo không khí sôi nổi và kết nối giữa chuyên gia, học viên.
Ảnh: Trần Khánh

Các bài tập nhóm sinh động, hấp dẫn gợi mở cho sự tập trung, tư duy sáng tạo và giúp học viên ghi nhớ sâu kiến thức, đồng thời tạo kết nối giữa chuyên gia, nhà báo và không khí sôi nổi cho buổi tập huấn. Qua các hoạt động tập thể, nhấn mạnh thông điệp, câu chuyện truyền thông cho bài viết về phòng chống đuối nước trẻ em Việt Nam.

Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Nữ quân nhân Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu. Ảnh: ĐCB3
Xã hội

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ hòa bình tại Abyei

Nữ quân nhân Việt Nam làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại khu vực Abyei (UNISFA) đã có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của mình tại lễ kỷ niệm 24 năm nghị quyết 1325 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về phụ nữ, hòa bình và an ninh diễn ra ngày 31.10.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Sơn La tăng đáng kể trong năm 2024
Xã hội

Giảm nghèo nhờ phát triển sinh kế đa dạng, bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Sơn La đã quyết liệt triển khai các giải pháp, huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa sinh kế giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên. Công tác đào tạo nghề, phát triển nhân lực là một trong những giải pháp mà địa phương này đã thực hiện thành công, giúp nhiều lao động có việc làm ổn định và cải thiện đời sống.

LPBank chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng cao qua Chương trình khuyến học "Nâng bước em tới trường"
Xã hội

LPBank chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng cao qua Chương trình khuyến học "Nâng bước em tới trường"

Cuối tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã tổ chức Chương trình trao quà khuyến học "Nâng bước em tới trường" cho học sinh vùng cao tại các điểm trường huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - một địa phương còn nhiều khó khăn về điều kiện giáo dục. Đây là một trong những hoạt động thiện nguyện mang ý nghĩa sâu sắc mà LPBank đã duy trì thường niên trên khắp cả nước.

Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt
Xã hội

Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án “Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt” với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực.

Người lao động thuê căn hộ ở Khu thiết chế công đoàn tại tỉnh Hà Nam
Xã hội

Tạo môi trường sống an toàn, hạnh phúc cho người lao động

Nhằm bảo đảm tính đồng bộ, khả thi trong đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động theo quy định, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, khu chế xuất. Theo đó, chỉ đầu tư dự án xây dựng thiết chế công đoàn gần KCN, bảo đảm vị trí thuận lợi cho việc đi lại và sinh hoạt của đoàn viên và người lao động.

Công nhân làm việc trong các nhà máy cụm công nghiệp hiện có nhu cầu rất lớn về nhà ở
Xã hội

Thêm cơ hội “an cư” cho người lao động thu nhập thấp

Nhằm bảo đảm tốt nhất việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung thêm chủ thể xây dựng nhà ở, đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là nội dung được đông đảo người lao động mong muốn và kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng giải quyết được tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn cung nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp, có hoàn cảnh đặc biệt và cải thiện được tình trạng thiếu hụt nhà đầu tư cho thị trường nhà ở xã hội hiện nay.