Nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp

Kinh tế thế giới đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức và xây dựng các công cụ phân tích nhằm định vị giá trị cốt lõi của mình để vượt qua thách thức, nắm bắt các cơ hội mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Doanh nghiệp và giá trị cốt lõi

Hiện nay cả nước có trên 800 nghìn doanh nghiệp, khoảng 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ với loại hình phổ biến là công ty TNHH. Trong 5 năm vừa qua và đặc biệt là hai năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh do hội nhập quốc tế mang lại. Tuy nhiên cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro do Covid-19, xung đột vũ trang và sự bất ổn của kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất… Mặc dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng tình hình phục hồi sản xuất, kinh doanh chưa có chuyển biến rõ rệt.

Bên cạnh các lý do khách quan, có thể nói nguyên nhân chính của tình hình trên là năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp so với yêu cầu của hội nhập. Đây là vấn đề tồn tại lớn nhất sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do quy mô còn quá nhỏ, năng lực quản lý hạn chế, một số doanh nghiệp lớn trong nước chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn, chuyên nghiệp, không tập trung vào năng lực cốt lõi, đầu tư dàn trải, gây lãng phí. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà phần nào đã làm cho cơ cấu kinh tế mất cân đối và tăng trưởng không bền vững.

Kinh tế thế giới đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, lạm phát cao xảy ra trên diện rộng, khủng khoảng nợ công đang lan rộng ở châu Âu, tình trạng thất nghiệp không chỉ trầm trọng hơn ở các nước kém triển mà kể cả các đầu tàu kinh tế cũng đang phải đối mặt… Tình hình này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức và xây dựng các công cụ phân tích nhằm định vị giá trị cốt lõi của mình để vượt qua thách thức và nắm bắt các cơ hội mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Một doanh nghiệp phải được coi là một chuỗi của các giá trị gia tăng được tạo ra bởi các hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp và hoạt động hỗ trợ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm việc tạo sản phẩm, marketing, phân phối và dịch vụ sau bán hàng. Hoạt động hỗ trợ bao gồm nguồn lực, hạ tầng đầu vào, khả năng lãnh đạo, văn hóa, công nghệ thông tin… (hỗ trợ tạo giá trị gia tăng và giảm chi phí). Năng lực của doanh nghiệp là tập hợp chuỗi giá trị gia tăng của các hoạt động đó. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp chính là các năng lực như vậy và có lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp có thể định vị theo cấp độ. Giá trị cốt lõi cơ bản là những năng lực có thể giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro và khai thác được các cơ hội. Giá trị cốt lõi đặc biệt là những năng lực mà các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp không có. Giá trị cốt lõi khó có thể sao chép là những năng lực các đối thủ khác không dễ xây dựng và phát triển do các nguyên nhân như điều kiện thiên nhiên, điều kiện lịch sử (quan hệ), khó sao chép… Giá trị cốt lõi không thể thay thế là các năng lực liên quan đến tài sản trí tuệ, thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp.

Không ngừng phát triển và hoàn thiện các giá trị cốt lõi

Theo các nhà lý thuyết quản trị doanh nghiệp, muốn xác định các giá trị cốt lõi thì tối thiểu doanh nghiệp phải xây dựng 3 công cụ phân tích các năng lực của mình, nói cách khác là phân tích các năng lực tạo ra giá trị gia tăng trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Phân tích những thuận lợi, khó khăn: phân tích các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa giúp chúng ta nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thách thức và cơ hội của hoạt động đó trong các yếu tố hệ sinh thái khách quan.

Phân tích về đối thủ cạnh tranh: phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị của các đối thủ chiến lược của doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề đó. Từ đó chúng ta có thể có được sự nhận định về những lợi thế so sánh về năng lực giữa các đối thủ, giúp chúng ta biết “người” trong môi trường cạnh tranh.

Phân tích khả năng cạnh tranh đóng vai trò quyết định để “biết ta” trong việc lựa chọn xây dựng và phát triển giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Trước hết, phải xác định được thị trường và thị phần của sản phẩm doanh nghiệp để có thể đầu tư bền vững, lâu dài một cách chuyên nghiệp cho phát triển giá trị cốt lõi. Nói cách khác là phải trả lời được các câu hỏi về vị trí, sự ổn định, dự báo khả năng phát triển… của thị trường, khách hàng dự định chúng ta sẽ nhắm tới. Ngoài ra, còn phải phân tích được các điều kiện về những yếu tố sản xuất của cả ngành đó bao gồm: các chi phí đầu vào cơ bản, trực tiếp, mang tính truyền thống như nguyên, nhiên liệu, nhân công; các chi phí đầu vào gián tiếp, mang tính cạnh tranh công nghiệp như dịch vụ, đóng gói, chất lượng, nghiên cứu, phát triển, công nghệ, tài chính, hậu cần… Hơn nữa, phải phân tích về tính liên kết của các ngành phụ trợ và có liên quan như nghiên cứu, đào tạo, xúc tiến, vận chuyển, tài chính, hải quan, đất đai…

Trong xây dựng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, Chính phủ cần chú trọng xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi. Ngoài ra, doanh nghiệp cần định vị tốt thị trường theo nguyên tắc giữ vững thị trường trong nước, từng bước tiến ra thị trường khu vực ASEAN và quốc tế. Tuy nhiên, phát triển giá trị cốt lõi đóng vai trò quyết định sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Việc xa rời các giá trị cốt lõi sẽ dẫn tới sự không bền vững và thất bại của doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng khoảng.

Mặc dù vậy, cũng cần nhận thức rằng: không có giá trị cốt lõi nào của doanh nghiệp mãi là vũ khí cạnh tranh toàn diện và tuyệt đối. Hơn nữa, việc duy trì quá lâu giá trị cốt lõi sẽ làm doanh nghiệp kém tính sáng tạo và đổi mới. Chính vì vậy, việc không ngừng phát triển và hoàn thiện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và sự cân đối hợp lý giữa chiến lược xây dựng giá trị cốt lõi và chiến lược liên kết đối tác sẽ đóng vai trò quyết định thành công của doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi. Sự phát triển của doanh nghiệp thông qua xây dựng và phát triển giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ bảo đảm hiệu quả cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Thị trường

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS
Thị trường

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS

Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Đầu tư tư nhân phát triển sẽ giúp cải thiện chất lượng thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đầu tư tư nhân tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển, qua đó tạo ra các doanh nghiệp chất lượng và có quy mô lớn. Và khi các doanh nghiệp này được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ tạo ra lượng hàng hóa có chất lượng, góp phần tăng quy mô cho thị trường.

Nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hà Nội tương đối dồi dào. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hà Nội bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết 2025

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; đồng thời, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa, các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm...

Ảnh minh họa
Thị trường

Hiệu quả lớn từ mở rộng phối hợp thu ngân sách

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7 ngày. Trong đó, mở rộng công tác phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại là một điểm sáng.

Ảnh minh họa
Thị trường

Hợp tác xã mong chờ hướng dẫn thụ hưởng chính sách

Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ 1.7.2024 song nhiều hợp tác xã (HTX) vẫn chưa nắm rõ luật để triển khai. Trưởng ban Chính sách và phát triển HTX, Liên minh HTX Việt Nam Phạm Thị Tố Oanh đề xuất, cần tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn sâu hơn để HTX được hưởng 8 nhóm chính sách theo luật, qua đó thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm
Thị trường

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm

Năm 2024 dần khép lại và mùa lễ hội đang đến gần, đây cũng là thời điểm lý tưởng để nhiều người lên kế hoạch cho nhiều dự định quan trọng trong cuộc sống như mua nhà, mở rộng sản xuất, kinh doanh,… Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) với các gói vay đa dạng, lãi suất ưu đãi sẽ giúp khách hàng dễ dàng thực hiện những mục tiêu trong dịp cuối năm này.

Toàn cảnh diễn đàn
Thị trường

Cần cách tiếp cận mới về tư duy thị trường

Chia sẻ tại diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức ngày 6.12, các đại biểu cho rằng, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo, từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới.