Bắc Giang

Nâng cao kỹ năng quyết định và giám sát thực hiện pháp luật về đầu tư công

Ngày 22.10, tại thành phố Bắc Giang, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm với Thường trực HĐND các huyện, thành phố lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với chủ đề “Kinh nghiệm trong quyết định và giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư công”.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghiêm Xuân Hưởng chủ trì hội nghị.

z5956414941106-579c70d24b500be34476745a39332886-5170-1831.jpg
Chủ tọa điều hành hội nghị

Phát biểu chào mừng hội nghị, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Bắc Giang Vũ Trí Hải đã giới thiệu những nét khái quát về điều kiện tự nhiên và những thành tựu kinh tế - xã hội của thành phố thời gian qua. Theo đó, thành phố Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Bắc Giang; có diện tích tự nhiên 66,55 km2, gồm 16 đơn vị hành chính (10 phường, 6 xã), với 194.171 nhân khẩu. Sau điều chỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính, Thành phố Bắc Giang mở rộng có diện tích 285,29 km2, dân số 371.151 người, có 31 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 21 phường, 10 xã.

z5955920661431-a59912ab93157172a62d1f7a27bfcf80-3723-6952.jpg
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Bắc Giang Vũ Trí Hải phát biểu chào mừng hội nghị. Ảnh: Bách Hợp

Chia sẻ về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ thành phố Bắc Giang lần thứ XXII, sau hơn 4 năm triển khai, đến nay 17/18 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt phân kỳ đề ra; các chỉ tiêu nhiệm vụ theo Nghị quyết số 156-NQ/TU ngày 10.8.2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Bắc Giang giai đoạn 2021-2030 đều được cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, khẩn trương.

Một trong những chỉ tiêu nhiệm vụ khó như: chỉ tiêu về thực hiện sáp nhập địa giới hành chính, đến nay nhiệm vụ quan trọng này đã hoàn thành bảo đảm đúng tiến độ, yêu cầu chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ngày 28.9 vừa qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 1191 về nhập địa giới hành chính huyện Yên Dũng với thành phố Bắc Giang và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường thuộc thành phố Bắc Giang, Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2025.

Đánh giá cao chủ đề hội nghị “Kinh nghiệm trong quyết định và giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư công”, Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Giang Vũ Trí Hải cho rằng đây là nội dung rất "đúng - trúng". Bởi đây cũng là thời điểm các địa phương chuẩn bị hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn 2021-2025; đang bắt tay xây dựng dự thảo kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn 2026-2030.

Đồng thời, sẽ giúp các đại biểu có cơ hội trao đổi, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng, thông tin để thực hiện tốt hơn trách nhiệm của người đại biểu dân cử cũng như chức trách nhiệm vụ được giao.

img-0601-7403-460.jpg
Quang cảnh hội nghị

Phát biểu đề dẫn hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành cho biết, Thường trực HĐND tỉnh lựa chọn nội dung này làm chủ đề cho hội nghị trao đổi kinh nghiệm lần này xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh khẳng định: Đầu tư công có vai trò quan trọng, chủ đạo trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; đầu tư công tập trung chủ yếu vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, do đó có tác động nhanh và trực tiếp làm thay đổi diện mạo của địa phương...

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đầu tư công còn là công cụ của Nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng chậm phát triển, vùng khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền. Đầu tư công còn có vai trò là “vốn mồi”, dẫn dắt đầu tư tư, góp phần khơi dậy tiềm năng to lớn trong nhân dân cho phát triển kinh tế - xã hội.

z5956432162732-b0e11ac83ecdec0d0414083cc100d395-9344-1759.jpg
Các đại biểu dự hội nghị

Đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chi chiếm tỷ trọng cao của ngân sách nhà nước (NSNN). Với Bắc Giang, từ năm 2021 đến hết năm 2023, tỉnh đã huy động hơn 25,9 nghìn tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, đặc biệt là hạ tầng giao thông nội tỉnh, liên tỉnh, tạo sự kết nối thông thoáng với các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm khu vực cũng như cả nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực.Trong bối cảnh, khi nguồn lực đầu tư có hạn thì việc nâng cao hiệu quả đầu tư công từ vốn NSNN càng trở nên quan trọng và cấp bách.

Tuy nhiên, thời gian qua việc quản lý, sử dụng và giải ngân vốn đầu tư công đang còn nhiều hạn chế: Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công còn diễn ra phổ biến, việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công còn nhiều bất cập thậm chí còn có sai phạm... Thực tế, quá trình thực hiện nhiệm vụ của HĐND từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố còn có những nội dung, khâu, công đoạn thực hiện chưa chuẩn, chưa hết, thậm chí chưa đúng quy định (còn sai sót). Ngoài ra, qua theo dõi thực tế việc thực hiện hoạt động quyết định và giám sát đầu tư công của cấp huyện có nhiều nội dung chưa thực sự chuẩn theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử...

Tại hội nghị, thông qua các tham luận, các đại biểu đã tập trung làm rõ nội dung về Quyết định chủ trương, quyết định kế hoạch và giám sát đầu tư công. Trong đó, làm rõ những vấn đề (còn sai sót) hay gặp khi quyết định chủ trương đầu tư, kế hoạch đầu tư và giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư công; những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện thẩm tra, giám sát về đầu tư công.

img-0640-1-6044-9633.jpg
Đại biểu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Bách Hợp

Theo các đại biểu, một trong những khó khăn hiện nay là, kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm thường xuyên phải thay đổi, điều chỉnh bổ sung, tăng, giảm để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; việc phân bổ mức bố trí vốn cho từng dự án ngay từ cuối năm trước thường không sát với khả năng thực hiện nên trong năm cần điều chỉnh, do đó việc quy định chỉ HĐND mới là cấp có thẩm quyền “cho ý kiến” với dự kiến kế hoạch đầu tư công và “thông qua” hoặc “quyết định kế hoạch đầu tư công” theo Luật Đầu tư công mà không giao cho Thường trực HĐND tỉnh sẽ khó khăn trong thực hiện.

z5956518317752-4def476e60acde8fb5875e48a56aee90-5152-9845.jpg
Đại biểu phát biểu ý kiến tại hội nghị

Trong giám sát thực hiện đầu tư công, khó khăn lớn nhất là thiếu người có chuyên môn và am hiểu sâu về xây dựng cơ bản, về đầu tư công để thực hiện giám sát.

Từ thực tiễn hoạt động của địa phương mình, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm khắc phục khó khăn, vướng mắc, những nội dung chưa đúng quy định đã gặp trong quyết định và giám sát đầu tư công và những vấn đề, nội dung cần đề nghị giải đáp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc…

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành đề nghị đại biểu tiếp tục nghiên cứu, bám sát các quy định của Luật Đầu tư công, các luật có liên quan để thực hiện cho đúng thẩm quyền, đúng thời gian, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

z5956008558180-19bce82eb7c8d80ed2cf4726fe362d06-2566-1620.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành phát biểu kết luận hội nghị

Thông qua hội nghị, cần thống nhất với các địa phương để thực hiện cho đúng chức năng, nhiệm vụ của HĐND là quyết định và giám sát. Trong đó, để bảo đảm thực hiện đúng quy định, hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư phải đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý tuân thủ theo quy định tại Điều 27 của Luật Đầu tư công. Cùng với đó, cần xem xét cụ thể các điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án được quy định tại Điều 18 Luật Đầu tư công, như sự phù hợp với kế hoạch, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của dự án; kế hoạch đầu tư công cần phân bổ chi tiết cho từng dự án theo quy định tại khoản 2, điều 63 Luật Đầu tư công.

Cơ quan ra nghị quyết (quyết định) bảo đảm các nội dung theo mẫu tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6.4.2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

z5955846567814-553a1e769034c15663018c6df91f8537-5704-4240.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị. Ảnh: Bách Hợp

Về cơ quan lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư: Chủ tịch UBND cấp huyện giao cơ quan chuyên môn hoặc UBND cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án; nên thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án.

Ngoài các giải pháp nêu trên, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị các đại biểu nghiên cứu kỹ các báo cáo tham luận trong tập tài liệu hội nghị và báo cáo chuyên đề do Tiến sĩ Vũ Văn Họa, Nguyên Phó Tổng Kiểm toán nhà nước đã được gửi trước khi tổ chức Hội nghị để nắm chắc những quy định, quy trình quyết định chủ trương, quyết định kế hoạch đầu tư công và những sai sót thường gặp trong hoạt động giám sát đầu tư công. Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm, giải pháp đã trao đổi tại hội nghị này vào hoạt động thực tiễn ở địa phương...

z5955920665051-64d863a26056f92d511a833b04499c67-2728-7605.jpg
Các đại biểu tham quan Trung tâm Điều hành đô thị thông minh thành phố Bắc Giang

+Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu cũng đã tham quan Trung tâm Điều hành đô thị thông minh thành phố Bắc Giang.

Hội đồng nhân dân

Xây dựng chỉ tiêu sát thực tiễn, khả thi cho nhiệm kỳ sau
Diễn đàn

Xây dựng chỉ tiêu sát thực tiễn, khả thi cho nhiệm kỳ sau

Ngày 22.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với các sở thuộc khối Văn hóa - Xã hội về kết quả thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô
Chuyển động

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô

Sáng 21.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với các sở thuộc khối kinh tế về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Người dân Gia Lai chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Quế Mai
Hội đồng nhân dân

Tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu biến đổi khí hậu

Tại Kỳ họp thứ 22 vừa được tổ chức, HĐND tỉnh Gia Lai đã thống nhất thông qua 17 nghị quyết quan trọng. Trong đó, nhằm tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chấp thuận phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn trả nợ đầu tư Dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai (ADB9), với tổng mức đầu tư 440,036 tỷ đồng, tương đương 18,999 triệu USD.

Toàn cảnh phiên chất vấn về tài chính - đầu tư xây dựng của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo điều kiện tạm ứng thực hiện dự án bảo đảm tiến độ

Riêng đối với nội dung chất vấn liên quan đến việc ứng vốn từ Quỹ phát triển đất cho Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo việc phối hợp tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất phương án giải quyết, tạo điều kiện cho UBND thành phố tạm ứng quỹ phát triển đất để thực hiện dự án bảo đảm đúng tiến độ…

Thường trực Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng các đồng chí được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Chuyển động

Vĩnh Phúc: Kiện toàn nhân sự UBND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Chiều 18.10, HĐND tỉnh Khóa XVII đã khai mạc kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) để thực hiện công tác nhân sự; xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Quang Nguyên chủ trì kỳ họp.

Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Tùng
Hội đồng nhân dân

Bố trí kinh phí xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

HĐND thành phố Hải Phòng vừa giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định của pháp luật trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và Văn phòng Đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại một số công trình, dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán trên địa bàn huyện Chư Pưh
Diễn đàn

Bài 1: Chưa thu hồi dứt điểm vốn ứng quá hạn

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, nhiều địa phương, sở, ngành chưa giải ngân được hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp, đặc biệt là tiến độ giải ngân một số tiểu dự án, dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng số vốn ứng quá hạn của Quỹ phát triển đất trong báo cáo tại phiên giải trình ngày 3.10.2023 của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đến nay cũng chưa thu hồi dứt điểm; hoạt động điều hành của Quỹ phát triển đất còn lúng túng…

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản
Hội đồng nhân dân

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân đối với tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản… Đồng thời, cần quan tâm tính khả thi của việc quy hoạch các khu vực mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường; có chế tài xử lý với đơn vị trúng đấu giá nhưng không đưa các mỏ vào khai thác…

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương
Chuyển động

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương

Chiều 16.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến, góp ý đối với các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp thứ Tám, gồm: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Dữ liệu.

Thường trực HĐND huyện giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về an sinh xã hội
Diễn đàn

Tìm hiểu gốc rễ vấn đề nhằm có hướng giải quyết khả thi nhất

Cùng với đặc biệt quan tâm bố trí đại biểu chuyên trách tham gia cấp ủy cùng cấp để tạo thuận lợi trong hoạt động, nhất là trong giám sát, các đoàn giám sát của HĐND huyện Đại Từ, Thái Nguyên chú trọng mời đại diện UBND, các cơ quan, ban, ngành chuyên môn, UBND tham dự để giải trình, làm rõ; chú trọng khảo sát thực tế, tìm hiểu thông tin gốc rễ của vấn đề để có hướng giải quyết khả thi nhất. Vì vậy, nhiều kiến nghị sau giám sát, đặc biệt là ý kiến, kiến nghị của cử tri cơ bản đã được giải quyết.

Thường trực HĐND thành phố khảo sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở giám sát

Tăng cường gắn kết với cử tri - “mạch nguồn” hoạt động của đại biểu, cơ quan dân cử, cùng với đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được Thường trực HĐND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm thực hiện từ nhiệm kỳ 2011 - 2016 đến nay, mang lại hiệu quả thiết thực. Đoàn giám sát xuống thực tế cơ sở trao đổi với người dân, ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở tổ chức hội nghị giám sát việc giải quyết.

Toàn cảnh phiên chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên
Diễn đàn

Đưa “hơi thở” cuộc sống vào nghị trường

Nhờ chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, nhất là việc trình chiếu phóng sự bằng hình ảnh sinh động, thuyết phục đã đưa“hơi thở” cuộc sống vào nghị trường, giúp cho các phiên chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên về những vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm thực sự sôi động, trách nhiệm. Trên cơ sở đó, kết luận phiên họp đã yêu cầu rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện đối với nhiều vấn đề đặt ra, làm cơ sở thực hiện hiệu quả trên thực tế.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình ĐẶNG BÍCH NGỌC (ẢNH BOX)
Hội đồng nhân dân

Quan tâm hỗ trợ đời sống người dân vùng cao

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, qua đợt tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, nhiều cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước có chủ trương chế độ đặc thù khi phân bổ ngân sách cho các xã sáp nhập để bảo đảm chi cho các hoạt động; xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, nghiên cứu, hỗ trợ cây giống cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn phù hợp với điều kiện thực tế…

Tổ đại biểu số 8 HĐND tỉnh Ninh Thuận giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về chất vấn và trả lời chất vấn
Hội đồng nhân dân

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của Tổ đại biểu

Phát huy vai trò của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã phân công cụ thể chuyên đề, nội dung giám sát đối với một số Tổ đại biểu. Đồng thời, đề nghị các Tổ đại biểu khác tùy theo tình hình địa bàn ứng cử, chủ động tổ chức giám sát chuyên đề, báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. 8/12 Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát tình hình chấp hành pháp luật trên địa bàn ứng cử, qua đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh nhiều nội dung thiết thực.

Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho thấy, số trường hợp được cấp giấy chứng nhận lần đầu đạt thấp so với kế hoạch; việc xác minh các thông tin về QSDĐ gặp khó khăn do thiếu thông tin chính xác, tài liệu không đầy đủ hoặc các vấn đề pháp lý phức tạp. Theo đó, đoàn giám sát đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân kết luận buổi giám sát.
Hội đồng nhân dân

Huy động sức mạnh toàn dân đấu tranh phòng, chống tội phạm

Làm việc với Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cao Bằng về thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, khởi tố, điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023 kiến nghị các cơ quan tăng cường phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương vận động Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm và phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong tổng hợp số liệu báo cáo bảo đảm đúng quy định, chính xác, kịp thời.