Luật Đất đai (sửa đổi):

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Nhấn mạnh điều này, trao đổi với báo chí ngay sau Kỳ họp, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nêu rõ, Luật có 5 nhóm nội dung mới, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận đất; nâng cao hiệu quả sử dụng; có triết lý quan trọng về tài chính đất đai…

5 nhóm quy định mới

- Với việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội đã hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu của nhiệm kỳ Khóa XV. Xin ông cho biết những điểm mới, đột phá của đạo luật đặc biệt quan trọng này?

- Nếu liệt kê một cách chi ly từng điều khoản thì sẽ thấy có hàng trăm điểm mới tại Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Từ quá trình tham gia nghiên cứu cùng cơ quan thẩm tra dự án Luật này, tôi nhận thấy, Luật Đất đai có 5 nhóm nội dung mới: 

Một là, nhóm quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, trong đó có thể kể đến quy định về mở rộng quyền sử dụng đất với công dân Việt Nam, chính sách đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số...

Hai là, nhóm quy định về tiếp cận đất đai của người dân và doanh nghiệp. Điều 79 về thu hồi đất phục vụ xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã được thiết kế mới để thể chế hóa đầy đủ Điều 54 của Hiến pháp. Luật cũng có các quy định liên quan đến cơ chế thỏa thuận về đất, chuyển mục đích sử dụng đất của những người đang có đất; mở rộng quỹ đất khi đưa ra khái niệm về các dự án hoạt động đầu tư có hoạt động lấn biển; quy định về quỹ đất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tức là tạo điều kiện tiếp cận đất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; về nguồn lực đất đai thực hiện các chính sách xã hội như xây dựng nhà ở xã hội…

Ba là, nhóm quy định để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trong đó, Luật đã giới hạn lại, thu hẹp lại trường hợp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện chuyển nhượng đất sử dụng kết hợp đa mục đích. Đồng thời, đưa ra các quy định điều chỉnh đối với việc nhận chuyển đổi đất nông nghiệp để tăng cơ hội tích tụ đất để sản xuất quy mô lớn; với trường hợp người nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp nếu không trực tiếp sản xuất và nhận quá hạn mức thì sẽ buộc phải thành lập doanh nghiệp, có những phương án sản xuất kinh doanh để thúc đẩy hoạt động này.

Bốn là, nhóm quy định về tài chính đất đai với triết lý quan trọng là đã tách bạch định giá đất và chính sách hỗ trợ miễn, giảm về đất; đồng thời, có quy định để ổn định tiền thuê đất đối với doanh nghiệp.

Năm là, nhóm quy định về nâng cao hiệu quả, hiệu lực về quản lý nhà nước, tại Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều quy định về cải cách, cắt giảm bớt cái thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Ví dụ như đất nông nghiệp hết thời hạn sẽ được tự động gia hạn mà không phải làm các thủ tục hành chính. Việc nhận chuyển nhượng dự án bất động sản cũng được cải cách rất nhiều thủ tục hành chính liên quan đến các luật khác nhau. Có cơ chế để mọi người, các bên có liên quan tiếp cận một cách dễ dàng hơn, đầy đủ hơn các thông tin, dữ liệu về đất đai, phục vụ cho đời sống, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có cơ chế huy động, tạo thuận lợi hơn cho việc huy động sự tham gia của người dân, các định chế chính trị - xã hội giám sát việc thực thi, cũng như xây dựng các chính sách về quản lý, sử dụng đất đai.

- Sau khi Quốc hội thông qua Luật, Chính phủ cần ban hành những nghị định nào để triển khai thi hành đồng bộ Luật Đất đai (sửa đổi) trên thực tiễn, thưa ông?

- Khi trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ cũng đã gửi kèm theo các dự thảo Nghị định để hướng dẫn chi tiết thi hành. Thống kê sơ bộ cho thấy, có khoảng 65 điều, khoản giao Chính phủ quy định chi tiết. Chính phủ sẽ phải ban hành Nghị định hướng dẫn các điều, khoản này. Nhưng, có thể thấy, số lượng dự thảo cơ quan soạn thảo gửi kèm theo hồ sơ dự án Luật chỉ là dự kiến, vì trong quá trình thi hành, số lượng Nghị định hướng dẫn có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Quan trọng nhất là nội dung hướng dẫn phải đầy đủ, có thể sử dụng một Nghị định hướng dẫn nhiều điều, khoản của Luật.

Cùng với việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội cũng đã yêu cầu Chính phủ sớm có kế hoạch cụ thể triển khai thi hành luật. Theo tôi, Chính phủ cần xác định cơ quan nào làm đầu mối chủ trì tham mưu soạn thảo các nghị định hướng dẫn thi hành Luật; có những dự thảo nghị định cơ quan chủ trì tham mưu soạn thảo vẫn là Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng một số dự thảo nghị định khác sẽ phải giao cho cơ quan khác như Bộ Tài chính.

Nỗ lực cao nhất bảo đảm chất lượng luật, đáp ứng mong đợi của Nhân dân

- Với tỷ lệ đại biểu Quốc hội thông qua lên tới gần 90% cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật rất khó, rất đồ sộ và rất phức tạp này. Ông có thể chia sẻ những khó khăn, thách thức của cơ quan thẩm tra trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật này?

- Khi tiến hành tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua, Ủy ban Kinh tế có ba thách thức đan xen. Thứ nhất, yêu cầu, đòi hỏi của Quốc hội, của cử tri, đặc biệt của Lãnh đạo Quốc hội, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất cao. Thứ hai, một đòi hỏi khác đặt ra là phải tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng tất cả các ý kiến góp ý về dự thảo Luật. Thứ ba, thách thức về thời gian bởi Luật Đất đai (sửa đổi) rất đồ sộ, có tới 260 điều, đôi khi để nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của một đại biểu Quốc hội sẽ phải đọc, thảo luận có khi phải mất cả nửa buổi. Chưa kể, từ việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội đến việc thiết kế ra phương án kỹ thuật khả thi lại là một thách thức khác. 

Trong bối cảnh đó, Ủy ban Kinh tế không có cách nào khác là phải tăng cường nhân lực, nhân sự và tăng thời gian làm việc của mình. Chúng tôi đã xác định, trong một thời gian vật lý không đổi, số lượng, nội dung của dự thảo Luật cũng gần như không thay đổi, Ủy ban Kinh tế buộc phải nỗ lực hơn rất nhiều để bảo đảm một dự luật có chất lượng tốt nhất, đáp ứng tốt nhất những kỳ vọng của cử tri.

Quan hệ đất đai có tính chất rất đặc biệt so với các quan hệ kinh tế - xã hội khác, vì luôn tồn tại lợi ích của ba bên Nhà nước, người sử dụng đất và một người khác muốn tiếp cận đất. Đôi khi những lợi ích này không đồng nhất. Do vậy, khi đặt ra quy định, nếu đề cao lợi ích của một nhóm đối tượng thì các đối tượng khác sẽ bị thiệt hại. Trong kinh nghiệm của tôi, là một người tham gia rất nhiều đạo luật, thì Luật Đất đai là đạo luật khó nhất và phải giải quyết một câu chuyện rất khó là cân bằng lợi ích của các bên.

- Thay đổi về đăng ký đất đai là một trong các nội dung mới của Luật Đất đai (sửa đổi) được nhiều người quan tâm, đặc biệt về cấp giấy chứng nhận cho trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Những điểm mới của Luật về nội dung này như thế nào, thưa ông?

- Tại Điều 138, Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các đất không có giấy tờ và không thuộc các trường hợp vi phạm về pháp luật đất đai đến trước ngày 1.7.2014. Đây là một nội dung được cử tri và người dân quan tâm. Nhưng, tại Điều 138 chỉ quy định một số nguyên tắc cơ bản và giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Với tính chất của Luật Đất đai, tôi cho rằng, không thể quy định chi tiết hơn được ở trong luật, thực tiễn cũng rất đa dạng nên phải giao Chính phủ quy định cụ thể, chi tiết từng trường hợp theo hướng làm rõ thời điểm nào, hồ sơ, giấy tờ ra sao, điều kiện cấp ra sao, trình tự, thủ tục thế nào…

- Xin cám ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

Hành động thực chất
Chính sách và cuộc sống

Hành động thực chất

Trước ngày 20.11, các địa phương phải hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cuộc họp với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển diễn ra mới đây.

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông

Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho cả các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của ĐBQH Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26.10.

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế
Ý kiến đại biểu

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế

Phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu

Sáng 29.10, phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu. Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cần được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang)
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm linh hoạt và chặt chẽ trong thực hiện đầu tư công

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các điều, khoản liên quan đến phân cấp, phân quyền; bổ sung đánh giá tác động với một số nội dung; thực hiện lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu tác động… để bảo đảm chặt chẽ, tạo thuận lợi trong thực hiện.

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ
Ý kiến đại biểu

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ

Tham gia ý kiến tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) bày tỏ sự đồng tình việc không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ; đồng thời, thống nhất với quy định nhà quản lý sàn giao dịch điện tử, nhà quản lý nền tảng số thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử…

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư
Ý kiến đại biểu

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư

Ngày 29.10, Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Chứng khoán, theo ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh), nên tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, để họ có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình. Điều này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp.

Quang cảnh họp Tổ 14
Ý kiến đại biểu

Không tạo ra rào cản, vướng ở đâu gỡ ở đó

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) chiều 29.10, một số ĐBQH đề nghị, nếu là công trình, dự án liên xã thì giao cho Ban quản lý dự án của cấp huyện làm đơn vị chủ quản, chủ đầu tư nhằm bảo đảm chuyên môn và công tác quản lý. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật lần này sẽ không tạo ra rào cản, đúng với tinh thần "vướng ở đâu, gỡ ở đấy", đồng thời không đưa vào dự thảo Luật những nội dung chưa chín, chưa rõ, chưa cụ thể.

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?
Ý kiến đại biểu

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?

Thảo luận tại Tổ 4, chiều 29.10 về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu khẳng định việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cần thiết. Tuy nhiên, ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) lưu ý, cần tính đến việc liệu địa phương và các chủ đầu tư có đủ sức đảm đương không?

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Ý kiến đại biểu

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đề nghị: việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công...

ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 11 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, dự luật lần này đã sửa đổi khá toàn diện, tháo gỡ được nhiều “điểm nghẽn”, vướng mắc trong phân cấp, phân quyền cho địa phương; cắt giảm thủ tục đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế
Ý kiến đại biểu

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế

Thời gian qua, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam liên tiếp kiến nghị việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.