Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng

Theo Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Thị Hương, qua hơn ba năm thực hiện, công tác phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy với các tổ chức đảng và các cơ quan liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát (KTGS) và thi hành kỷ luật của Đảng đã góp phần quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, góp phần thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng nói chung, nhiệm vụ KTGS, thi hành kỷ luật của Đảng nói riêng.

bg-1-5566.jpg
Các đại biểu dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Giang. Nguồn: ITN

3 quy chế phối hợp bao gồm Quyết định số 135-QĐ/TU ngày 10.5.2021 kèm theo Quy chế phối hợp giữa UBKT Tỉnh ủy với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Đảng đoàn Ủy ban MTTQ tỉnh; Quyết định số 136-QĐ/TU ngày 10.5.2021 ban hành kèm theo Quy chế phối hợp giữa UBKT Tỉnh ủy với Đảng ủy Các cơ quan tỉnh, Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; các sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh có thanh tra chuyên ngành; Quyết định số 137-QĐ/TU ngày 10.5.2021 ban hành Quy chế phối hợp giữa UBKT Tỉnh ủy với Đảng ủy Công an tỉnh, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ KTGS, thi hành kỷ luật đảng (gọi tắt là các cơ quan phối hợp).

Theo Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Thị Hương, có thể khẳng định, sau hơn 3 năm thực hiện Quy chế phối hợp, sự phối hợp giữa UBKT Tỉnh ủy với các cơ quan phối hợp ngày càng chặt chẽ, đi vào nền nếp, chất lượng được nâng lên, đúng nguyên tắc; nội dung, trách nhiệm phối hợp được cụ thể, rõ ràng hơn. UBKT Tỉnh ủy và các cơ quan phối hợp đã duy trì việc phối hợp thường xuyên, định kỳ thông báo, trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị mình.

UBKT Tỉnh ủy và các cơ quan phối hợp đã tích cực tham mưu BTV Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KTGS; là kênh thông tin để UBKT Tỉnh ủy nắm tình hình, xem xét, lựa chọn kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; chỉ đạo UBKT cấp dưới thực hiện nhiệm vụ KTGS, xem xét, xử lý kịp thời, nghiêm túc cán bộ, đảng viên vi phạm. Chất lượng các cuộc KTGS từng bước được nâng lên, đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm; đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý.

Để thực hiện tốt phương châm “giám sát phải mở rộng”, “kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm” Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Thị Hương cho biết BKT Tỉnh ủy đã chủ động chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh tham mưu BTV Tỉnh ủy ban hành kế hoạch lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KTGS hằng năm bảo đảm phương châm "giám sát phải mở rộng", "kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm" và phù hợp với tình hình thực tiễn. Đối tượng KTGS là cán bộ, đảng viên giữ cương vị chủ chốt hoặc được giao các nhiệm vụ quan trọng; những đơn vị có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ. Nội dung KTGS tập trung những lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, dư luận bức xúc... Định hướng cho cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp xây dựng kế hoạch KTGS bảo đảm chất lượng.

Khi tham mưu BTV Tỉnh ủy triển khai các cuộc KTGS, UBKT Tỉnh ủy đã chủ động phối hợp, trao đổi ý kiến với các cơ quan phối hợp liên quan đến nội dung KTGS; đồng thời ban hành văn bản đề nghị các cơ quan phối hợp cử cán bộ, công chức tham gia các đoàn KTGS của BTV Tỉnh ủy. Kết quả các cuộc KTGS đã rút ngắn thời gian, chất lượng được nâng lên. Qua KTGS giúp BTV Tỉnh ủy ghi nhận những kết quả, ưu điểm đạt được, chỉ rõ những vi phạm, khuyết điểm; yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được KTGS nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, kiểm điểm xem xét trách nhiệm thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm; xây dựng kế hoạch khắc phục những vi phạm khuyết điểm và thực hiện nghiêm túc kết luận của BTV Tỉnh ủy.

Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, trong đó có nhiều nội dung mới, phức tạp, UBKT Tỉnh ủy đã chủ động phối hợp, trao đổi ý kiến về chuyên môn với các cơ quan phối hợp, đề nghị cử cán bộ, công chức tham gia các đoàn KTGS của UBKT Tỉnh ủy. UBKT Tỉnh ủy kịp thời cử cán bộ, công chức tham gia thành viên các đoàn KTGS do các cơ quan phối hợp chủ trì, tham mưu.

Việc cử cán bộ có năng lực, chuyên môn phù hợp tham gia các đoàn KTGS của BTV Tỉnh ủy, UBKT Tỉnh ủy và các cơ quan phối hợp chủ trì, tham mưu đã giúp nâng cao chất lượng các cuộc KTGS; qua đó góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác KTGS, kỷ luật của Đảng.

Ngoài ra, UBKT Tỉnh ủy cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong nghiên cứu, tham mưu các nội dung liên quan tới công tác KTGS, thi hành kỷ luật đảng; trong phối hợp tham gia đánh giá, nhận xét cán bộ; thẩm định tiêu chuẩn cán bộ; trong công tác tuyên truyền với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh về công tác KTGS…

Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy chế phối hợp, nhằm nâng cao chất lượng công tác KTGS trong Đảng bộ tỉnh, UBKT Tỉnh ủy và các cơ quan phối hợp xác định thực hiện tốt một số nhiệm vụ như: Tăng cường quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định của Trung ương về công tác KTGS nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ KTGS.

Cụ thể hóa các nội dung, trách nhiệm của từng cơ quan phối hợp vào kế hoạch, chương trình công tác tháng, quý, năm để lãnh đạo, chỉ đạo và thường xuyên kiểm điểm kết quả thực hiện.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, chủ động thông báo, trao đổi cung cấp thông tin hai chiều về nội dung phối hợp để kịp thời thực hiện kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm trong thực hiện nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên, nhiệm vụ của cấp ủy, đồng thời gắn việc thực hiện Quy chế phối hợp với việc nắm tình hình, giám sát thường xuyên để phục vụ công tác KTGS.

Chú trọng công tác sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác KTGS và Quy chế phối hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bàn biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp.

Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Hiện nay, nhiều địa phương của Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát triển chè an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu
Địa phương

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu

Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần bảo đảm cho người dân thành phố một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững.

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp
Địa phương

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp

Công ty Cổ phần Hanicons đã trúng tuyệt đối 9/9 gói thầu do Ban QLDA tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư, bên mời thầu, hiện đang chờ phê duyệt kết quả gói thầu thứ 10. Trong khi đó, nhà thầu này liên tiếp trượt thầu tại nhiều địa phương khác và bị đề nghị xử lý vì không trung thực, làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại cuộc họp
Địa phương

Ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên vừa có cuộc họp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, cùng đại diện UBND một số xã và hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh để thảo luận về các giải pháp ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều thành tựu nổi bật nhờ sự lãnh đạo quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng mạnh, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.