Nâng cao chất lượng xuất bản phẩm trong tình hình mới

Sáng 21.3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng xuất bản phẩm trong tình hình mới”.

Hội thảo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn phục vụ việc tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW, ngày 25.8.2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”.

img-7097.jpg
Tham dự và chủ trì hội thảo có Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thủy; Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Phạm Minh Tuấn; cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; cơ quan chỉ đạo, quản lý, những người làm công tác xuất bản, chuyên gia, nhà khoa học…

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Phạm Minh Tuấn cho biết: Hai mươi năm qua, Chỉ thị số 42-CT/TW là cơ sở chính trị quan trọng để hoạt động xuất bản phát triển.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những chủ trương lớn của Đảng đã được thể chế hóa thành nhiều chính sách quan trọng giúp ngành xuất bản từng bước phát triển, tiếp tục khẳng định vị thế là lĩnh vực tư tưởng - văn hóa quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hoạt động xuất bản đã có bước phát triển mạnh mẽ, các chỉ số phát triển về đầu sách, bản sách có sự tăng trưởng cao đạt và vượt mức đề ra tại Chỉ thị 42 và Kết luận số 19. Năng lực sản xuất của ngành xuất bản tăng hơn 2,3 lần; tỷ lệ sách bình quân đầu người đạt 6,1 bản vào năm 2023, giúp Việt Nam lọt top 3 khu vực Đông Nam Á.

Nội dung và thể loại xuất bản phẩm ngày càng phong phú, hấp dẫn, đa dạng, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Việc ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong ngành đang diễn ra mạnh mẽ.

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, theo Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Phạm Minh Tuấn, dù số lượng xuất bản phẩm phong phú, đa dạng, nhưng chưa đạt đến sự tinh lọc cần thiết. Thiếu vắng các công trình có giá trị đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực. Sách chuyên sâu như cẩm nang, hướng nghiệp, dạy nghề hay sách ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội còn ít…

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung khẳng định vị trí vai trò của hoạt động xuất bản với tư cách là một lĩnh vực chính trị, tư tưởng văn hóa quan trọng của Đảng, đánh giá khách quan, toàn diện về chất lượng nội dung xuất bản phẩm trong thời gian qua. Đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng xuất bản phẩm.

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thủy nhấn mạnh, bối cảnh sau hơn 20 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động xuất bản nói chung và nội dung xuất bản phẩm nói riêng.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thủy đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung triển khai thời gian tới. Trong đó, các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý cần khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, tạo động lực thúc đẩy hoạt động xuất bản nói chung và nội dung xuất bản phẩm nói riêng. Xem xét triển khai một số chủ trương, chính sách lớn thúc đẩy sách có nội dung tốt, hay, như hình thành Quỹ hỗ trợ xuất bản, Quỹ dịch thuật hay phong trào Toàn dân đọc sách nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc 21.4 hàng năm để các nhà sách, công ty sách hưởng ứng, tạo ra giá trị chung cho thị trường sách…

Ưu tiên bố trí nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, chuyển đổi số cho hoạt động xuất bản. Gắn chặt giữa nâng cao chất lượng nội dung xuất bản phẩm với ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị…

Văn hóa - Thể thao

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.