Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Chiều 20.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).

dbnd_br_pho-chu-tich-qh-thuong-tuong-tran-quang-phuong.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Sửa đổi quy định phát sinh khó khăn, vướng mắc của hoạt động giám sát

Trình bày tóm tắt Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm nêu rõ, dự án Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quy định của pháp luật; tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương.

Việc sửa đổi Luật cũng nhằm bảo đảm tính toàn diện, ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi; sửa đổi các quy định làm phát sinh khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế của hoạt động giám sát; bổ sung các quy định mới, hoàn thiện các quy định đã có nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể và luật hóa các quy định, hướng dẫn trong các văn bản dưới luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đã được tổ chức thi hành ổn định, được thực tiễn kiểm nghiệm, đánh giá là cần thiết, phù hợp, có hiệu quả.

dbnd_br_chu-tich-hddt-y-thanh-ha-nie-kdam.jpg
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Ảnh: Lâm Hiển

Dự thảo Luật gồm 3 điều, trong đó Điều 1 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hiện hành (gồm 51 khoản); Điều 2 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan (gồm 2 khoản); Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành của Luật.

Nội dung cơ bản của dự thảo Luật bám sát 5 chính sách đã trình Quốc hội trong hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án Luật. Trong đó, sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền giám sát của Quốc hội; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; bổ sung quy định về giám sát của HĐND nơi tổ chức chính quyền đô thị.

Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chí để lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, vấn đề được giải trình tại phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; phương thức, trình tự, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện hoạt động giám sát; việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động giám sát.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo đảm thực hiện hoạt động giám sát; việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát; việc cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng thông tin phục vụ hoạt động giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND…

Về bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát, dự thảo Luật xây dựng 2 phương án. Trong đó, phương án 1: sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 như sau:

“Căn cứ vào kết quả giám sát, Quốc hội có thẩm quyền sau đây:

1. Yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Phương án 2: Giữ như quy định của Luật hiện hành.

Cân nhắc bổ sung quy định Quốc hội yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND với những lý do được nêu tại Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị nghiêm túc, cơ bản bảo đảm đầy đủ các tài liệu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục bổ sung, phân tích, làm rõ hơn một số nội dung được dự kiến sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật để tăng tính thuyết phục.

dbnd_br_chu-nhiem-uy-ban-phap-luat-hoang-thanh-tung.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Về phạm vi sửa đổi, Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều và đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bám sát quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật để tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung, nhất là các nội dung luật hóa quy định tại các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng thời, nghiên cứu làm rõ để đề xuất sửa đổi một số nội dung khác có vướng mắc, bất cập, bổ sung một số phương thức giám sát, giải pháp đổi mới được đúc kết qua tổng kết thực tiễn cho thấy hiệu quả, cần thiết nhưng chưa được Luật quy định.

Về bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát (điểm a khoản 14 Điều 1 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND).

Đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật đề nghị không bổ sung quy định Quốc hội yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh để thống nhất với quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cụ thể các chủ thể có quyền đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị không bổ sung quy định Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh, nghị quyết, vì vấn đề này thuộc thẩm quyền, trách nhiệm chủ động của các cơ quan trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, đã được quy định cụ thể tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật tương ứng về tổ chức bộ máy.

Chính trị

Đoàn công tác do Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Quảng Nam.
Sự kiện nổi bật

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Nam

Tối 24.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã tham dự lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (28.3.1930 – 28.3.2025) diễn ra tại Quảng trường trung tâm thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam).

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, chiều 24.3, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên về "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ

Chiều 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ đang tham gia chương trình "Về nguồn" hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Đoàn khảo sát
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG

Chiều 24.3, tại TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục chương trình làm việc, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty Cổ phần VNG phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố
Sự kiện nổi bật

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương để tham mưu trình các cấp có thẩm quyền Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Ngày 24.3, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Nguyễn Thị Thanh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội (22.1.1975 - 22.1.2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.