Nam sinh từng "nghiện" game trở thành thủ khoa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên với điểm GPA gần tuyệt đối

Nguyễn Văn Phú (sinh năm 2002, tỉnh Bình Định), sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tốt nghiệp là thủ khoa đầu ra toàn khóa với mức GPA đạt 3.92/4.0. Nam sinh sở hữu điểm số cao nhất trong hơn 830 sinh viên tốt nghiệp đợt tháng 6.2024 của trường.

Bừng tỉnh sau cú sốc thi trượt học sinh giỏi môn Hóa

Ít ai ngờ nam sinh với vẻ ngoài trí thức này từng có một quá khứ "nghiện" game. Suốt năm cấp hai, Nguyễn Văn Phú vướng vào các trò chơi điện tử, cứ đi học về sẽ lao vào quán net. Em nhiều lần nói dối bố mẹ là đi giải Toán trên mạng để "cắm" net đến 22, 23 giờ tối và chơi không biết chán. 

Bởi ham chơi, nên dù có tố chất thông minh, được lựa chọn vào đội tuyển nhưng suốt 4 năm học THCS, Phú liên tiếp trượt dài trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Cho đến năm lớp 9, cú sốc trượt kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Hóa là đòn đánh vào tâm lý Phú, kéo em trở về đối diện với thực tại. 

"Sau những lần trượt dài liên tiếp, em như bừng tỉnh và không chấp nhận để bản thân tuột dốc một lần nào nữa", Phú khẳng định. 

Hành trình từ nam sinh
Nguyễn Văn Phú trở thành thủ khoa đầu ra toàn khóa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) (Ảnh: NVCC)

Để bù đắp lại quá khứ, Phú đã nỗ lực gấp đôi ở tương lai. Em cố gắng nghe giảng, học lại kiến thức và chăm chỉ luyện đề đến khi thật sự ghi nhớ. Bằng sự quyết tâm, Phú đã thi đỗ vào lớp chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Bình Định). Cũng kể từ đó, nam sinh bỏ hẳn chơi game, thiết lập kỷ luật bản thân và dành nhiều thời gian để học tập. 

Cả năm lớp 11 và 12, Phú trở thành thành viên của đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia. Nhờ đó, nam sinh có cơ hội được ra Hà Nội ôn tập. Quãng thời gian này cũng giúp Phú gặp gỡ nhiều thầy cô giáo giỏi, và "thắp sáng" tình yêu với mảnh đất Thủ đô trong chàng trai trẻ. 

Sau khi đoạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn Hóa, Phú được tuyển thẳng vào chương trình đào tạo tài năng ngành Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Biết tin, anh trai Phú khuyên em nên vào TP. Hồ Chí Minh học tập để có người đồng hành, thay vì một mình nơi Thủ đô xa xôi. Nhưng Phú không đồng ý mà quyết định "xách ba lô" đến Hà Nội, để nuôi dưỡng niềm đam mê với môn Hóa.

"Việc lựa chọn học tập tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, cũng như sinh sống tại Hà Nội với em như một cơ duyên. Em cũng được thầy cô động viên nên chọn ngành tự nhiên để phát huy sở trường. Do đó, em không mất quá nhiều thời gian để quyết định nộp hồ sơ tuyển thẳng vào lớp tài năng Hóa học", Phú cho biết.

Thủ khoa đầu ra toàn khóa với điểm GPA gần tuyệt đối

Học đại học cách nhà 1.000 km, Phú phải trở nên trưởng thành, độc lập để tự lo liệu cuộc sống. Nam sinh không quá phụ thuộc vào bố mẹ. Em chi trả học phí và tiền sinh hoạt hằng ngày bằng tiền học bổng, cũng như đi dạy thêm cho các học sinh ôn học sinh giỏi quốc gia.

Phải đối diện với nhiều sự thay đổi, nhưng Phú vẫn duy trì cách học như thời THPT. Với môn học đại cương, em tập trung nghe giảng để hiểu vấn đề thay vì ghi chép nhiều trong vở. Sau khi về nhà sẽ viết lại những gì đã học được trong buổi hôm đó, biến những điều thầy cô dạy thành kiến thức của riêng mình.

Đặc biệt, với kiến thức khó hiểu và chưa kịp ghi nhớ, Phú thường bật ghi âm để nghe lại hoặc mượn vở của các bạn, bổ sung những điều còn thiếu và viết ra. Nam sinh nói cách học này giúp em nhớ kỹ hơn về bài giảng. 

"Việc kỷ luật trong học tập với em rất quan trọng. Em học và ôn luyện kiến thức hàng ngày. Ban đầu, em chỉ đặt mục tiêu tốt nghiệp loại xuất sắc chứ không dám nghĩ tới việc trở thành thủ khoa. Tuy nhiên, sau năm nhất, em cảm thấy điểm các môn đều khá ổn nên cố gắng hết sức có thể”, Phú nói. 

Với sự cố gắng, nỗ lực, trong suốt 4 năm học, nam sinh giành được nhiều học bổng, trong đó có học bổng khuyến khích học tập loại xuất sắc ở 7/8 kỳ học. Phú tốt nghiệp là thủ khoa đầu ra với mức GPA đạt 3.92/4.0

Hành trình từ nam sinh
Phú vinh dự là thủ khoa đại diện sinh viên phát biểu trong lễ bế giảng của trường (Ảnh: NVCC)

Ngay từ học kỳ 2 năm nhất, Phú đã được nhận vào phòng thí nghiệm Hóa dược do PGS.TS Mạc Đình Hùng (Phó trưởng khoa Hóa học, Trưởng phòng thí nghiệm Hóa dược, Đại học Khoa học Tự nhiên) hướng dẫn. Tại đây, Phú nhanh chóng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và theo đuổi chuyên ngành Hóa hữu cơ, với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển phản ứng mới, tổng hợp các hợp chất hữu cơ sử dụng lưu huỳnh để ứng dụng vào lĩnh vực vật liệu.

Tháng 8.2023, dưới sự hướng dẫn của thầy cô, bài báo khoa học mà Phú là tác giả chính thức được đăng trên tạp chí quốc tế Organic Letters 2023 (top 5% tạp chí có uy tín cao trong lĩnh vực Hóa hữu cơ).

Nam sinh Bình Định cho biết, việc trở thành thủ khoa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là ước mơ của em. Từ những năm đầu đại học, Phú đã lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu này và đã làm được. 

Hành trình từ nam sinh
Phú chụp ảnh cùng bố trong lễ bế giảng (Ảnh: NVCC)

Trong ngày Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức bế giảng, Nguyễn Văn Phú vinh dự là thủ khoa đại diện sinh viên phát biểu trong lễ bế giảng của trường. Giây phút nhìn thấy bố ở dưới hội trường, ngóng nhìn về con trai, em rưng rưng xúc động. 

"Đã từng có một khoảng thời gian em là người con khiến bố mẹ phải buồn lòng. Nên khi trở thành thủ khoa, được phát biểu trong lễ bế giảng, được thấy bố mẹ chứng kiến trong hạnh phúc, em rất vui và tự hào", Phú tâm sự.  

Trước khi tốt nghiệp, Phú đã nộp hồ sơ và trúng tuyển vào chương trình thạc sĩ Hoá học phân tử và bề mặt của Đại học Paris-Saclay (Pháp), học bổng tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore). Đặc biệt yêu thích môi trường học tập tại Đại học Paris-Saclay, nhưng lần trúng tuyển này, Phú không nhận được học bổng. Do đó, em quyết định lùi lại một năm để tìm kiếm học bổng.

Hiện Phú đang tham gia một chương trình học trao đổi tại Đài Loan (Trung Quốc). Sau khi về nước, nam sinh sẽ vào TP. Hồ Chí Minh để thực hiện một số dự định về công việc và tiếp tục chuẩn bị hồ sơ du học. 

Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.