Nam sinh người Việt 22 tuổi được Forbes Asia vinh danh: "Muốn thúc đẩy thêm nhiều sản phẩm Việt ra thế giới"

Được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" năm 2024, Trần Tuấn Minh (Brian Minh Tran) trở thành người Việt trẻ nhất trong lịch sử vào Forbes Asia. Minh hiện đang là đồng sáng lập của UpYouth, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại Việt Nam.

Từ bỏ du học, trở về Việt Nam để thực hiện dự án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Trần Tuấn Minh (sinh năm 2001), hiện đang theo học năm 4 tại viện Kinh Doanh Quản Trị tại Trường Đại học VinUni. Mới đây, cậu được Tạp chí Forbes vinh danh trong danh sách “30 Under 30 Asia” năm 2024 với vai trò là đồng sáng lập của UpYouth, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại Việt Nam. Tuấn Minh cũng là người Việt trẻ nhất trong lịch sử vào Forbes Asia.

(*Danh sách "30 Under 30 Asia" bao gồm những cá nhân dưới 30 tuổi có thành tích nổi bật trong các lĩnh vực nghệ thuật, giải trí, tài chính, công nghệ, truyền thông, khoa học... tại châu Á). 

forbes.png -0
Trần Tuấn Minh được Tạp chí Forbes vinh danh trong danh sách “30 Under 30 Asia” năm 2024 (Ảnh: NVCC)

Chia sẻ cảm xúc khi trở thành 1 trong 4 gương mặt trẻ đến từ Việt Nam lọt vào danh sách, Tuấn Minh cho biết cảm xúc đầu tiên là bất ngờ, bởi cậu biết có rất nhiều anh chị giỏi khác cũng ở trong danh sách được chọn, và bản thân còn nhiều điều cần học hỏi. Minh nhìn nhận đây là sự ghi nhận cho cả tập thể đã cố gắng nỗ lực cùng mình trong suốt hơn 3 năm qua, và cậu là người đại diện nhận vinh dự này. 

Quá trình học tập tại Trường Đại học VinUni, Tuấn Minh đạt nhiều thành tích tốt như: Giải thưởng Chủ tịch Đại học VinUniversity (cho Top 5% các bạn xuất sắc nhất trường); Giải nhì toàn cầu của Cuộc thi Giải bài toán kinh doanh toàn cầu 2021 cạnh tranh với 4,000 thí sinh từ 30 quốc gia. Bên cạnh đó, nam sinh còn đạt học bổng tài năng Đại học VinUni với điểm GPA 3.89/4.0, GPA chuyên ngành tài chính 4.0/4.0.

Trong chặng đường trưởng thành, Tuấn Minh từng có khoảng thời gian du học khi bước sang bậc THPT. Vào năm lớp 9, nhận thông tin có cơ hội học bổng đến Mỹ, cậu nỗ lực thi IELTS, ôn luyện để phỏng vấn và đã xuất sắc đạt học bổng. Bên cạnh đó, Minh cũng đỗ  cấp 3 chuyên Lý của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. 

"Em khá phân vân giữa 2 phương án bởi sợ bố mẹ vất vả. Được gia đình động viên, em đã quyết định lựa chọn môi trường mới để thử thách bản thân, cũng như khám phá và mở rộng kiến thức cho mình", Minh nói

Tại Mỹ, Minh có cơ hội quan sát nhiều nhà khởi nghiệp trẻ thành công như Bill Gates và Mark Zuckerberg (độ tuổi 19-20). Từ đó, nam sinh ấp ủ khát vọng đưa sản phẩm Việt Nam ra thế giới bằng khởi nghiệp. 

brian minh tran _ vietnam _ social impact _ upyouth (2).jpeg -0
Tuấn Minh ấp ủ khát vọng đưa sản phẩm Việt Nam ra thế giới bằng khởi nghiệp (Ảnh: NVCC)

Tuy nhiên, khi về Việt Nam thực hiện Gap year vào năm 2020, có nhiều điều làm thay đổi cách nhìn của Minh. Cậu nhận ra các bạn trẻ Việt Nam khó có cơ hội làm sản phẩm thật như sinh viên Mỹ, bởi họ phải đối mặt với nhiều thách thức như chưa có nhiều nguồn lực để chấp nhận rủi ro, thiếu kinh nghiệm, trải nghiệm, người đồng hành và cơ hội. Ngược lại, ở bên Mỹ người trẻ được trao nhiều cơ hội và nguồn lực để gia tăng thành công.

Nhận thức được vấn đề này, sau khi hoàn thành năm nhất ở Đại học Carleton College, Minh chọn trở về nước để cùng các bạn thành lập UpYouth. Đây là hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ cho người trẻ Việt bằng cách mang tới cơ hội kết nối, cố vấn, đào tạo cùng nhiều nguồn hỗ trợ uy tín.

Cũng trong thời gian đó, Minh đến Đại học VinUni để xin hợp tác và tài trợ cho dự án. Quá trình tiếp xúc tạo nên sự yêu thích, thôi thúc cậu nộp hồ sơ vào Đại học VinUni, được nhận học bổng và quyết định trở về hẳn Việt Nam. 

"Khi biết được quyết định này, gia đình sợ em phí công sức khi chỉ còn vài năm nữa là hoàn thành chương trình đại học. Nhưng em không nghĩ vậy. Đích đến cuối cùng là trở về Việt Nam để cống hiến, bản thân đã tìm được môi trường học tập yêu thích và UpYouth cũng cần phát triển. Mọi thứ không nằm ngoài dự định em muốn mà chỉ khác là thời gian tới sớm hơn thôi", Minh hồi tưởng. 

Khởi đầu gian nan đến thành công rực rỡ

Thời gian đầu thành lập UpYouth, nhóm Minh gặp khá nhiều bất lợi, bởi đều là những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm trong khởi nghiệp hay đầu tư, cũng không quen biết ai trong giới để học hỏi. "Hồi đó, hễ quen ai là sinh viên ở Việt Nam, em đều chủ động gọi điện, giới thiệu và tìm hiểu dần dần", Minh kể. 

Mới đầu, nhiều bạn trẻ tưởng nhóm Minh lừa đảo. Bởi chẳng ai tự nhiên nhắn tin làm quen với họ và bày tỏ muốn giúp đỡ. Nhóm cũng mất hơn năm rưỡi để thử nghiệm sản phẩm và tìm hướng đi, cũng như xây dựng cộng đồng, dự án mentoring,... 

Mãi tới giữa năm 2022, khi UpYouth thành lập Vườn ươm khởi nghiệp do sinh viên vận hành đầu tiên tại Việt Nam - TechYouth Incubator mới được biết đến rộng rãi và nhanh chóng chiếm cảm tình từ đối tác. 

ảnh khai mạc vườn ươm của upyouth 2024 (minh đứng hàng đầu, đứng thứ 2 từ phải sang trái) (1) (1).jpeg -0
Khai mạc Vườn ươm khởi nghiệp do sinh viên vận hành đầu tiên tại Việt Nam - TechYouth Incubator (Ảnh: NVCC)

Sau 2 mùa tổ chức, tới nay, một số startup nổi bật từ chương trình TechYouth Incubator có thể kể đến: Vucar - nền tảng mua bán xe cũ tích hợp AI: gọi vốn thành công từ Antler, được vinh danh bởi Tech in Asia trong hạng mục Top 50 Startups Nổi bật của Việt Nam; Chợ Deli - nền tảng chợ đầu mối online: gọi vốn thành công từ Iterative VC; lọt vào top 10 Startup Wheel - một trong những cuộc thi khởi nghiệp uy tín nhất Đông Nam Á.

Trải qua 3 năm hoạt động, UpYouth đã thành công xây dựng một cộng đồng với hơn 3.500 thành viên, hỗ trợ các startup gọi vốn được tổng lên tới 3,5 triệu USD.  UpYouth cũng tổ chức các sự kiện với diễn giả từ những công ty hàng đầu ở Việt Nam như VinGroup hay Sky Mavis, thu hút đến 30.000 lượt người trẻ theo dõi. 

minh cùng các bạn tại 1 sự kiện upyouth (đứng giữa).jpg -0
Qua 3 năm hoạt động, UpYouth đã thành công xây dựng một cộng đồng với hơn 3.500 thành viên, hỗ trợ các startup gọi vốn được tổng lên tới 3,5 triệu USD (Ảnh: NVCC)

Nói về khó khăn lớn nhất khi điều hành UpYouth, Minh cho rằng đó chính là làm thế nào để những nhân sự là sinh viên vừa đi học, vừa đi làm mà vẫn giữ được lửa và ở với tổ chức lâu dài. Hiện UpYouth đang có khoảng 50 thành viên ở 9 quốc gia, và phải làm quen với việc làm online và lệch múi giờ. 

"Tuy vậy, em nhận ra để giữ chân được những người đồng hành, người đứng đầu phải luôn truyền lửa để cả đội nhớ tới sứ mệnh cuối cùng của tổ chức. Sau này, khi UpYouth đã bắt đầu có tên tuổi trong giới sinh viên thì việc này dễ hơn nhiều", Tuấn Minh cho biết. 

Kiên trì, bền bỉ là chìa khóa của thành công

Xuất sắc, tài năng là vậy nhưng Trần Tuấn Minh thừa nhận mình không phải là "con nhà người ta". Một điều cậu luôn cảm thấy may mắn là được tiếp xúc, học hỏi từ những người giỏi để rút kinh nghiệm cho bản thân. Nam sinh từng làm việc tại Tập đoàn bán lẻ Seedcom Group với vai trò là trợ lý cho các Giám Đốc về chiến lược, tài chính, gọi vốn, marketing, vận hành. Mới đây, Minh vừa kết thúc thực tập vị trí Trợ lý thực tập của Phó Tổng Giám đốc Thường Trực Toàn Cầu của VinFast. 

a.jpg -0
Minh được học hỏi nhiều qua vị trí Trợ lý thực tập của Phó Tổng Giám đốc Thường Trực Toàn Cầu của VinFast (Ảnh: NVCC)

Với Minh, vị trí trợ lý là việc rất thú vị để bản thân học nhanh nhất dù còn nhỏ tuổi: học được chuyên môn của sếp, cách quản trị và lãnh đạo. Và khi đã chứng minh được năng lực sẽ có nhiều cơ hội được đề xuất và thực thi thay sếp. Đây cũng là vị trí rèn cho Minh nhiều trí tuệ cảm xúc (EQ) để hiểu ngầm sếp thật sự muốn gì, và hoàn thành tốt công việc đó.

Kể về cơ duyên trở thành Trợ lý thực tập của Phó Tổng Giám đốc Thường Trực Toàn Cầu của VinFast, Minh đã đánh liều tạo cơ hội cho mình bằng cách email nguyện vọng và gửi CV trực tiếp lên Tập đoàn, đính kèm 54 trang tự nghiên cứu và tổng hợp trong 2 tuần về công ty, thị trường, đối thủ. "May mắn là em đã được Tập đoàn chú ý, mời phỏng vấn và được nhận", Minh chia sẻ. 

Vừa duy trì việc học, vừa hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ tại các tập đoàn lớn và điều hành UpYouth đã từng khiến Minh lao đao bởi quá khó để cân bằng. Kỷ niệm đáng nhớ nhất với cậu là vào đợt cấp 3 - khi vừa học vượt tín chỉ đại học, vừa làm các hoạt động ngoại khóa cũng như chuẩn bị hồ sơ để "săn" học bổng du học. 

"Đỉnh điểm đợt đó là em liên tục thức đêm, hy sinh giấc ngủ của mình dẫn đến phải vào phòng cấp cứu. Từ đó, em bắt đầu cảnh tỉnh và học hỏi cách sắp xếp thời gian, công việc thật hợp lý, khoa học. 

Cũng sau lần đó, em đặt câu hỏi tại sao các lãnh đạo có thể làm được nhiều việc mà vẫn sinh hoạt giờ giấc điều độ. Lên đại học, em nhận ra một công thức và đã áp dụng đến tận bây giờ là “tối ưu + khuếch đại”. Trong đó, tối ưu là bản thân phải tự cải thiện hiệu suất làm việc bằng cách trau dồi kiến thức chuyên môn, sắp xếp thời gian biểu cũng như năng lượng trong công việc. Khuếch đại tức là năng lực quản lý đội ngũ để ra được kết quả, bởi khi đã tối ưu hết mức thì chỉ còn cách nhờ sự góp sức chung tay của các đội nhóm để cùng làm việc", Tuấn Minh nhấn mạnh. 

Là đồng sáng lập của UpYouth, từng giúp 30 startups sinh viên gọi tổng vốn 3,5 triệu USD, Tuấn Minh nhận thấy thách thức lớn nhất đối với các sinh viên khởi nghiệp hiện nay là dễ bỏ cuộc, bởi còn nhiều lựa chọn khác để tồn tại. Muốn khắc phục, trước hết cần xác định đã khởi nghiệp sẽ phải làm hết mình và nghiêm túc. Thứ hai là nên tham gia các cộng đồng, hội nhóm sinh viên đang xây dựng các sản phẩm thật. Như vậy, mỗi lần nản chí sẽ có cộng đồng để noi gương theo và sẻ chia khi gặp khó khăn.

Nam sinh biết rằng, để thành công sẽ phải chuẩn bị một tinh thần chấp nhận nhiều thất bại, nâng cao khả năng bền bỉ để vượt qua khó khăn, cũng như tìm được những cộng sự cùng chung chí hướng. Đây là điều cậu nhận ra qua quá trình điều hành UpYouth.

Nói về dự định tương lai, Tuấn Minh chia sẻ bản thân muốn thúc đẩy thêm nhiều sản phẩm Việt ra thế giới, và không chỉ từ người trẻ. Thời gian tới là giai đoạn tốc lực hơn trong việc học hỏi, đặc biệt từ các anh chị đi trước. 

Nhắn gửi đến thế hệ trẻ, Minh cho biết điều dẫn tới thành công không phải từ “một cú hích nào đó”, mà là “những bước đi nhỏ trong quá trình đó". Tuổi trẻ tuy thiếu nhiều kinh nghiệm, nhưng nếu bạn giữ vững sự kiên trì, bền bỉ thực hiện hóa giấc mơ, không sớm thì muộn cũng sẽ chạm đích. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.