Nam Định: Tăng cường kiểm soát thị trường thực phẩm

Kiểm soát thực phẩm lưu thông trên thị trường luôn được lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Nam Định triển khai quyết liệt với nhiều biện pháp nghiệp vụ, bởi đây là nhóm hàng hóa tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thị trường thực phẩm, thời gian qua, Cục Quản lý thị trường Nam Định đã tích cực chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chế biến, bao gói sẵn; các mặt hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương như: rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo...; các mặt hàng thực phẩm tươi sống như: rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản; sản phẩm chế biến từ rau, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản…

Tăng cường kiểm soát thị trường thực phẩm -0
Các cơ quan chức năng kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Nguồn: ITN

Cùng với đó, tập trung kiểm tra hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm và việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, công bố hợp quy, nhãn hàng hóa, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; hoạt động đăng ký kinh doanh, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định, Cục đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, tích cực cung cấp thông tin đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm về chính sách, pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm; phương pháp sử dụng nguyên liệu bảo đảm an toàn; vận động người dân tham gia tố giác các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn; tổ chức cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm…

Thông qua đó, đã từng bước nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, giảm thiểu các hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm và hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm. Theo số liệu của Cục Quản lý thị trường, trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, lực lượng quản lý thị trường toàn tỉnh đã kiểm tra trên 100 cơ sở, xử lý trên 30 vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính trên 50 triệu đồng.

Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là bánh kẹo, hoa quả, thực phẩm bao gói sẵn với những hành vi vi phạm phổ biến về giá; nhãn mác hàng hóa; không chấp hành đúng quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa nhập lậu.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định Lê Quang Tú cho biết: Thực hiện kế hoạch cao điểm triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 với chủ đề “Tiếp tục đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới", cục đã tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đối với các mặt hàng thực phẩm. Đồng thời, tăng cường kiểm tra đột xuất các cơ sở có dấu hiệu vi phạm, tập trung kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh những mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ nhiều, có yếu tố nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm, để từ đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn không để thực phẩm lậu, thực phẩm không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường.

Đặc biệt, lực lượng quản lý thị trường chú trọng tổ chức “trinh sát” những kho hàng tập kết các mặt hàng thực phẩm để từ đó kịp thời phát hiện, tổ chức phương án triệt phá, bắt giữ những tổng kho lớn.

Đồng thời, tích cực tuyên truyền, tổ chức cho các hộ kinh doanh thực phẩm ký cam kết về việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, quyết tâm làm sạch thị trường thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Qua công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, phân phối, lưu thông thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm đã từng bước đẩy lùi thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo đảm quyền lợi, sức khoẻ người tiêu dùng.

Xã hội

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Tăng trưởng xanh - xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu cho phát triển
Xã hội

Tăng trưởng xanh - xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu cho phát triển

Quá trình chuyển đổi xanh đã mở ra rất nhiều triển vọng phát triển, hợp tác cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Việt Nam cũng như các cơ hội vươn ra thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa đó, chiều 28.11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm “Tăng trưởng xanh - xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu” với sự tham dự của lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp...

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

Tỉnh Sóc Trăng dự kiến hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho khoảng 7.052 hộ trong năm 2025
Xã hội

Sóc Trăng: Năm 2025, phấn đấu xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát

Xác định việc chăm lo hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo hộ cận nghèo là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thời gian qua, Ban Thường vụ tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng cùng cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp chung tay xóa bỏ hàng nghìn nhà tạm, nhà dột nát, mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác chăm lo cho người nghèo và những hoàn cảnh khó khăn.

Vinh danh 17 doanh nghiệp có đóng góp thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội

Vinh danh 17 doanh nghiệp có đóng góp thúc đẩy bình đẳng giới

Ngày 28.11, tại Hà Nội, đã diễn ra sự kiện "Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng & Lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024". Tại sự kiện, 17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối
Xã hội

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối

Vào lúc 23h30 ngày 27.11.2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất việc đóng điện giai đoạn 1 của Dự án Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, cung cấp nguồn điện cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành – công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Dự án Khu nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư đồi Ngân hàng (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) do Agribank cấp tín dụng.
Đời sống

Agribank chung tay vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt

Thực hiện Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Agribank đã tích cực tham gia xây dựng chương trình tín dụng cho nhà ở xã hội với cam kết phân bổ 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Với các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho khách hàng, Agribank đang là ngân hàng thương mại dẫn đầu về triển khai cho vay nhà ở xã hội.

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Đời sống

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng khẳng định đây là bước đi quan trọng nhằm chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực cho giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 1: Xu hướng phát triển của nông nghiệp toàn cầu

Cây trồng chỉnh sửa gen là ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững. Bằng việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gene, Việt Nam có thể tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong nông nghiệp, có thêm giải pháp giúp nông dân tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, cải thiện sản lượng, chất lượng nông sản và thu nhập nông hộ; đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.