Nam bác sĩ bật khóc khi hiến tặng đôi giác mạc của mẹ cho y học

Trong suốt quá trình thu nhận giác mạc, người con trai chỉ đứng lặng lẽ quan sát từ một góc phòng. Chỉ đến khi các kỹ thuật viên đã lấy giác mạc xong, anh mới lại gần, xoa xoa mái đầu của mẹ, rồi ôm lấy mẹ mà bật khóc...

Sáng sớm 25.9, Ngân hàng Mắt - Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận một cuộc điện thoại đặc biệt. Đầu dây bên kia là người con trai bày tỏ mong muốn hiến tặng đôi giác mạc của mẹ mình. Mẹ của anh, cụ bà 74 tuổi, vừa qua đời lúc 5h18’. Trong những phút giây đau buồn, người đàn ông đã kìm nén nỗi đau, giữ bình tĩnh để gọi điện cho Ngân hàng Mắt, thực hiện di nguyện của mẹ.

Ngay lập tức, các ekip của Ngân hàng Mắt khởi động, nhanh chóng di chuyển đến tận nơi để thu nhận đôi giác mạc.

Người con trai trong câu chuyện là Thượng tá, TS.BS Nguyễn Lê Trung, Phó chủ nhiệm Bộ môn - Khoa Mắt, Bệnh viện Quân Y 103. Mẹ của anh - Đại úy Lê Thị Hồng Minh, nguyên nhân viên khoa Dược tại Bệnh viện Quân y 103, trước khi mất đã bày tỏ di nguyện muốn hiến tặng giác mạc của mình để giúp đỡ những bệnh nhân mù lòa.

20240925_022212524_iOS.jpg
Bác sĩ Trung ôm lấy mẹ bật khóc sau khi giác mạc của người mẹ đã được lấy (Ảnh: T.D)

Ngay sau khi mẹ qua đời, bác sĩ Trung đã liên hệ với Ngân hàng Mắt để thông báo về di nguyện hiến tặng giác mạc của mẹ. Ngân hàng Mắt đã nhanh chóng tiến hành các thủ tục thu nhận và bảo quản giác mạc, đảm bảo rằng di nguyện của Đại úy Minh được thực hiện một cách trọn vẹn.

Cán bộ Ngân hàng Mắt chia sẻ: “Trong suốt quá trình thu nhận, người con trai cụ chỉ đứng lặng lẽ quan sát từ một góc phòng. Chỉ đến khi các kỹ thuật viên đã lấy giác mạc xong, người con trai ấy mới lại gần, xoa xoa mái đầu của mẹ, rồi ôm lấy mẹ mà bật khóc...

Là những chuyên viên Ngân Hàng Mắt - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2, dù đã nhiều lần chứng kiến, chúng tôi vẫn không khỏi lặng người trước cảnh tượng trên. Những lần như vậy, thứ được trao đi chưa bao giờ chỉ là một đôi giác mạc, mà còn là bao yêu thương vô hạn đã được gửi gắm trước khi cho đi”.

Được biết, giác mạc của Đại úy Lê Thị Hồng Minh đã được ghép thành công cho 2 bệnh nhân, ở 2 bệnh viện khác nhau.

20240925_015742846_iOS.jpg
20240925_021829280_iOS.jpg
Các kỹ thuật viên trong quá trình thu nhận giác mạc (Ảnh: T.D)

Theo thống kê, tại Việt Nam có hơn 30.000 người mù vì bệnh lý giác mạc. Họ cần được thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng.

Trong giai đoạn 2007-2023, cả nước có 45.000 đăng ký hiến tặng giác mạc, trong đó đã có 963 người tặng giác mạc sau khi qua đời của 20 tỉnh thành trong cả nước, người hiến nhỏ tuổi nhất là cháu bé 4 tuổi và lớn tuổi nhất là cụ già hơn 107 tuổi.

Tuy nhiên, con số ghép được là rất ít ỏi. Hàng dài bệnh nhân phải chờ đợi 5 - 6 năm vẫn không có nguồn giác mạc để hiến. Vẫn có hàng trăm nghìn bệnh nhân đang phải chấp nhận sống trong cảnh mù lòa, chờ đợi vào nguồn giác mạc duy nhất từ người hiến sau khi qua đời.

Trong số bệnh nhân chờ ghép giác mạc, nhiều nhất là ở độ tuổi 30 - 60, có cả trẻ em. Các bác sĩ kêu gọi người dân trong cộng đồng đăng ký hiến giác mạc nếu không may qua đời.

Giác mạc chỉ được thu nhận sau khi người hiến tặng qua đời. Thời gian tốt nhất để lấy giác mạc là trong khoảng 6 - 8 giờ sau khi người hiến mất. Bất cứ ai cũng có thể hiến giác mạc sau khi qua đời, không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính. Những người có thị lực kém và ngay cả những người mắc bệnh nan y như ung thư hay đái tháo đường… vẫn có thể hiến tặng giác mạc.

Sức khỏe

Đề xuất cần sớm có Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Sức khỏe

Đề xuất cần sớm có Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Cảnh báo về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới, Phó Cục trưởng Quản lí Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa khẳng định, các sản phẩm thuốc lá mới nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ có nguy cơ tạo ra một thế hệ trẻ nghiện nicotine và những kết quả của hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá mà Việt Nam đã đạt được trong nhiều năm qua sẽ bị phá bỏ.

Lễ phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng “Mắt khoẻ ngời sáng tương lai”
Sức khỏe

Phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng "Mắt khỏe ngời sáng tương lai"

Nhân Ngày Thị giác Thế giới (10.10) với chủ đề "Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em", sáng 7.10, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức Lễ phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng "Mắt khỏe ngời sáng tương lai", với sự đồng hành của Thương hiệu Kun Doctor - Công ty Cổ phần Sữa quốc tế LOF.

Cần làm gì khi trẻ kêu đau tai?
Sức khỏe

Cần làm gì khi trẻ kêu đau tai?

Đau tai là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ lo lắng thậm chí vào viện ngay trong đêm. Vậy nên xử trí ra sao khi trẻ kêu đau tai?

Bộ Y tế cảnh báo về ngộ độc thực phẩm các quán ăn vặt trước cổng trường học
Sức khỏe

Bộ Y tế cảnh báo về ngộ độc thực phẩm các quán ăn vặt trước cổng trường học

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu các đơn vị trong ngành Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát an toàn thực phẩm tại khu vực trường học; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm tại khu vực trường học.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ y tế Nguyễn Trọng Khoa cùng các diễn giả trao đổi
Sức khỏe

Trao đổi ứng dụng bộ công cụ tinh gọn trong y tế

Chiều 5.10, tại phòng Read Station Huỳnh Thúc Kháng Hà Nội đã diễn ra buổi trao đổi ra mắt cuốn sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”. Đây là bộ tài liệu thiết yếu giúp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bền vững, phù hợp với nguồn lực còn hạn chế tại các cơ sở y tế Việt Nam.