Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giảm thêm 3% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (từ 18% năm 2024 xuống còn 15% năm 2025) và chỉ xét tuyển 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07. Phần chỉ tiêu này được đưa vào phương thức xét tuyển riêng theo đề án của trường.

Ngày 16.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 và phương hướng tuyển sinh năm 2025.

Báo cáo tại Hội nghị, TS Lê Anh Đức, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, về cơ bản Quy chế tuyển sinh năm 2024 vẫn giữ ổn định như năm 2023 như đăng ký trực tuyến trên hệ thống của Bộ GD-ĐT (đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển…); Hệ thống lọc ảo chung toàn quốc,…

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã kịp thời ban hành các thông báo, văn bản hướng dẫn thực hiện đảm bảo thông tin rõ ràng, công khai, minh bạch trên các phương tiện truyền thông. Quá trình thực hiện công tác tuyển sinh đảm bảo đúng quy chế, kế hoạch và quy trình tuyển sinh của trường.

Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh 7.995 chỉ tiêu, với 66 mã ngành tuyển sinh (năm 2023 là 60 mã). Trong đó, 6 ngành mới gồm 5 ngành về công nghệ (An toàn thông tin, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm) và 1 ngành về Du lịch (Quản trị giải trí và sự kiện).

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đơn giản hóa phương thức xét tuyển kết hợp gồm 3 nhóm: Nhóm 1: SAT/ACT; Nhóm 2: HSA/TSA/APT hoặc HSA/TSA/APT + IELTS/TOEFL iBT/TOEIC; Nhóm 3: IELTS/TOEFL iBT/TOEIC + 2 môn thi tốt nghiệp THPT.

Nhà trường đánh giá, phương thức Xét tuyển kết hợp mang lại hiệu quả cao, số lượng hồ sơ thí sinh đăng ký tăng nhiều so với các năm trước với khoảng 20.000 hồ sơ (năm 2023 là khoảng 18.000 hồ sơ). Số lượng thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tăng cao, chiếm khoảng 70% (trong đó hơn 85% có IELTS từ 6.5 trở lên) và tỷ lệ trúng tuyển lớn so với các năm trước.

Điểm trúng tuyển cao hơn năm 2023 ở các phương thức và ở đa số các mã tuyển sinh.

Chia sẻ về phương hướng tuyển sinh năm 2025, TS Lê Anh Đức cho biết, ngày 25.6 vừa qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có thông báo về phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2025, với một số điểm mới.

dsc-9505-copy-3620.jpg
TS Lê Anh Đức, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Ảnh: Tuấn Anh)

Theo đó, về phương thức tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 3 phương thức gồm: tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp và xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhà trường giảm thêm 3% chỉ tiêu, từ 18% năm 2024 xuống còn 15% năm 2025 và chỉ xét tuyển 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07. Phần chỉ tiêu này được đưa vào phương thức xét tuyển riêng theo đề án của trường, từ 80% năm 2024 lên 83% năm 2025.

Đối với xét tuyển các chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sử dụng 5 mã tuyển sinh với chỉ tiêu riêng, điểm xét tuyển riêng cho mỗi mã tuyển sinh, gồm 2 mã đối với chương trình Tiên tiến và 3 mã chương trình Chất lượng cao.

Sinh viên trúng tuyển vào từng mã tuyển sinh được lựa chọn chương trình đào tạo cụ thể trong mã tuyển sinh đó theo nguyện vọng cá nhân.

"Như vậy, ngay từ khi đăng ký tuyển sinh, thí sinh đã phải xác định mã ngành đào tạo theo chương trình tiêu chuẩn hay Chất lượng cao hoặc Tiên tiến. Thí sinh không phải tham gia thêm một kỳ thi nữa do trường tổ chức nếu muốn học ngành Chất lượng cao", TS Lê Anh Đức thông tin.

Tại Hội nghị, các chuyên gia đã tiến hành thảo luận, trao đổi với nhiều ý kiến tâm huyết, qua đó đưa ra nhiều giải pháp, định hướng mới trong công tác tuyển sinh năm 2025 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.