Năm 2024, du lịch Kiên Giang khởi sắc, tổng thu hơn 25.141 tỷ đồng

Năm 2024, Kiên Giang ước đón hơn 9.8 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế hơn 978.000 lượt, tổng thu đạt hơn 25.141 tỷ đồng, tăng 43,8% so với cùng kỳ, vượt 25,7% kế hoạch năm.

Nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt, vượt kế hoạch

Lãnh đạo ngành du lịch tỉnh Kiên Giang cho biết, từ đầu năm ngành du lịch đã nỗ lực, quyết tâm, phấn đấu thi đua, thực hiện có hiệu quả kế hoạch, công tác năm 2024, đến nay các chỉ tiêu cơ bản đều đạt, vượt kế hoạch và tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ.

Năm qua, Kiên Giang đón hơn 9.8 triệu lượt du khách (tăng hơn 15% so với cùng kỳ, vượt hơn 7% kế hoạch năm 2024), trong đó, khách quốc tế hơn 978.785 lượt (tăng hơn 70% so với cùng kỳ, vượt gần 44% kế hoạch năm), tổng thu đạt khoảng 25.141 tỷ đồng (tăng hơn 43% so với cùng kỳ, vượt hơn 25% kế hoạch năm 2024).

Kiên Giang có nhiều điểm thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, như: TP Phú Quốc, TP. Hà Tiên, TP. Rạch Giá, huyện Kiên Hải… Riêng thành phố biển Phú Quốc đón gần 6 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế hơn 962.449 lượt khách (tăng hơn 73% so với cùng kỳ, vượt hơn 44% kế hoạch năm), tổng thu đạt 21.173 tỷ đồng (tăng hơn 43% so với cùng kỳ, vượt hơn 24% kế hoạch năm).

khach-quoc-te-1.jpg
Đoàn khách nước ngoài đến tham quan đảo ngọc Phú Quốc

Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long có sông, núi, biển và đảo nên hàng năm thu hút gần 10 triệu lượt du khách trong nước và khách quốc tế đến Kiên Giang. Ngoài điều kiện tự nhiên tuyệt đẹp, nhiều địa phương Kiên Giang diễn ra các hoạt động văn hóa đặc biệt, như: TP. Hà Tiên có sự kiện Lễ hội Tao Đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực Hà Tiên...; Thành phố Rạch Giá có Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, mỗi năm thu hút trên một triệu du khách thập phương đến tham gia lễ hội; Huyện Tân Hiệp có Lễ Giỗ tổ Hùng Vương cũng thu hút hàng chục nghìn du khách đến lễ hội.

Năm qua, Ban Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các Kế hoạch về đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh theo hướng bền vững; thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành Du lịch tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” và văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quản lý chặt chẽ về giá cả, dịch vụ du lịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhất là phát triển các dịch vụ du lịch về đêm.

cap-treo-hon-thom.jpg
Cáp treo Hòn Thơm điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế

Hiện toàn tỉnh Kiên Giang có 977 cơ sở lưu trú với 34.132 phòng, trong đó cơ sở lưu trú du lịch xếp hạng 1-3 sao có 18 cơ sở với 1.520 phòng; Cơ sở lưu trú du lịch xếp hạng 4-5 sao có 28 cơ sở với 12.788 phòng. Cơ sở lưu trú được kiểm tra công nhận đủ điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ có 395 cơ sở với 10.916 phòng. Với cơ sở lưu trú dồi dào như hiện nay, Kiên Giang thuận lợi mở cửa đón du khách vào những dịp lễ, Tết mà không lo “cháy” phòng, thiếu dịch vụ du lịch.

Lãnh đạo Sở du lịch tỉnh Kiên Giang cho rằng, ngoài việc làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh, công tác quản lý ngành, Sở Du lịch Kiên Giang tăng cường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, hướng đến xây dựng ngành du lịch Kiên Giang phát triển văn minh, bền vững. Trong năm 2024, qua công tác thanh tra, kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 20 tổ chức, cá nhân vi phạm và ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền xử phạt hơn 584 triệu đồng.

Đào tạo nhân lực, mở rộng liên kết du lịch

Năm 2024, Sở Du lịch Kiên Giang thực hiện nhiều công tác trọng trong, trong đó có công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tính đến nay, ngành đã tổ chức 4 cuộc tập huấn, hướng dẫn thực hiện công tác thống kê du lịch tại TP. Hà Tiên, Tp. Rạch Giá và huyện Kiên Hải, có 177 cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa phương tham dự.

Sở Du lịch Kiên Giang còn phối hợp trường Cao Đẳng Du lịch Cần Thơ tổ chức 3 khóa “Cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa năm 2024” (hình thức học online), kết thúc khóa học có 243 học viên được cấp giấy chứng nhận. Ngoài ra, còn tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn. Tham gia các Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao tại tỉnh Kiên Giang” và Hội thảo “Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và tour, tuyến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long”.

du-lich-kg.jpg
Năm 2024, du lịch Kiên Giang khởi sắc, đón hơn 9,8 triệu lượt du khách đến tham quan nghỉ dưỡng

Ngoài công tác đào tạo nhân lực, năm 2024, Sở Du lịch Kiên Giang chú trọng công tác liên kết, hợp tác và quảng bá du lịch. Theo đó, đối với hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong nước đã tham gia tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Hà Nội; Thực hiện Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long. Làm việc với Tổng Công ty hàng không Việt Nam trao đổi các nội dung hợp tác phát động khách du lịch sử dụng các sản phẩm bay đêm...

Đối với hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch quốc tế, Sở Du lịch Kiên Giang đã tổ chức đón và làm việc với Đoàn lữ hành Malaysia, Đoàn Charter (Cộng hòa Séc và Slovakia, (3) Đoàn Charter Hwafu Đài Loan đến khảo sát, kết nối du lịch tại thành phố Phú Quốc.

Ngoài ra, Sở Du lịch Kiên Giang còn tham gia Đoàn khảo sát tại Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia nhằm giới thiệu và kết nối quảng bá các điểm du lịch giữa Việt Nam và các địa phương. Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Kanagawa (Nhật Bản), Úc, New Zealand, Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức, Ý, Anh…

Song song với công tác liên kết phát triển du lịch, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được lãnh đạo Sở Du lịch Kiên Giang quan tâm. Trong năm 2024, đơn vị vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm dịch vụ du lịch tại Lễ hội, sự kiện trong và ngoài tỉnh tổ chức, như: Lễ hội văn hóa, du lịch và ẩm thực quốc tế - Hà Giang lần thứ I; Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh; Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ tại TP. Cần Thơ; Chương trình khảo sát điểm đến và Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Quảng Ninh; Gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tại Vĩnh Long….

dji-0589.jpg
Cầu Hôn ở Nam đảo Phú Quốc đang trở thành biểu tượng du lịch mới của giới trẻ với vẻ đẹp choáng ngợp cùng thiết kế độc đáo

Lãnh đạo Sở Du lịch Kiên Giang cho rằng, kết quả của ngành du lịch không thể thiếu vai trò truyền thông. Do đó, để làm tốt công tác này, đơn vị đã xây dựng kế hoạch bài bản, có trọng tâm, trong đó đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền giới thiệu hình ảnh du lịch Kiên Giang thông qua Trang Thông tin điện tử Sở Du lịch và lồng ghép vào các sự kiện, hoạt động tiêu biểu diễn ra trên địa bàn tỉnh. Cung cấp thông tin phục vụ xây dựng “Đề án phát triển Kiên Giang thành trung tâm kinh tế biển quốc gia” và những thông tin cơ quan thông tấn báo chí cần để tuyên truyền hình ảnh du lịch Kiên Giang.

Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang Bùi Quốc Thái chia sẻ: “Với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao của cán bộ, công chức trong ngành du lịch Kiên Giang và được sự phối hợp tốt các các cấp, các ngành trong và ngoài tỉnh, ngành du lịch đã hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch và các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2024. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được quan tâm, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có bước phát triển, chất lượng được nâng lên. Lượt khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế đến Kiên Giang trong năm có sự tăng trưởng mạnh”.

Lãnh đạo Sở Du lịch Kiên Giang đã nhận thấy ngành du lịch còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn, trong đó, các khâu liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch chưa tốt; năng lực cạnh tranh yếu, tính chuyên nghiệp trong du lịch chưa cao, nhận thức của một số doanh nghiệp và người dân về phát triển du lịch bền vững còn hạn chế… Do đó, trong năm 2025, cán bộ, công chức ngành du lịch Kiên Giang cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

Năm 2024, lãnh đạo ngành du lịch Kiên Giang còn quan tâm đến công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính, đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện nghiêm quy chế làm việc, quy tắc ứng xử văn hóa nơi công sở.

Văn hóa - Thể thao

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…