Năm 2024, ĐH Quốc gia Hà Nội có thêm 34 nhà giáo đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư

Theo công bố của Hội đồng Giáo sư Nhà nước ngày 4.11, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có thêm 34 ứng viên được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Trong đó, có 6 ứng viên giáo sư và 28 ứng viên phó giáo sư.

Cụ thể, ngành Công nghệ thông tin có thêm 1 giáo sư, 1 phó giáo sư; ngành Cơ học có thêm 2 phó giáo sư; Liên ngành Điện - Điện tử - Tự động hóa có thêm 1 giáo sư, 2 phó giáo sư.

Ngành Khoa học Giáo dục có thêm 4 phó giáo sư; liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm có thêm 2 phó giáo sư; liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ có thêm 6 phó giáo sư.

Ngành Kinh tế có thêm 1 giáo sư và 3 phó giáo sư; ngành Luật học có thêm 1 phó giáo sư; ngành Sinh học có thêm 1 giáo sư; ngành Toán học có thêm 3 phó giáo sư; liên ngành Triết học - Chính trị học - Xã hội học có thêm 2 giáo sư; liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao thêm 2 phó giáo sư; ngành Vật lý thêm 1 phó giáo sư; ngành Y học thêm 1 phó giáo sư.

6 tân giáo sư của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: ông Lê Sỹ Vinh, Trường Đại học Công nghệ - tân giáo sư ngành Công nghệ thông tin; ông Lê Trung Thành, Trường Quốc tế - tân giáo sư ngành Điện tử; bà Trần Thị Thanh Tú, Ban Khoa học - Công nghệ - tân giáo sư ngành Kinh tế; ông Mai Văn Hưng, Trường Đại học Giáo dục - tân giáo sư ngành Sinh học; ông Nguyễn Quang Hưng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - tân giáo sư ngành Triết học; ông Lại Quốc Khánh - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - tân giáo sư ngành Chính trị học.

p19209970-00still001.jpg
Từ trái qua phải: ông Lê Sỹ Vinh, Trường Đại học Công nghệ - tân giáo sư ngành Công nghệ thông tin; ông Lê Trung Thành, Trường Quốc tế - tân giáo sư ngành Điện tử; bà Trần Thị Thanh Tú, Ban Khoa học - Công nghệ - tân giáo sư ngành Kinh tế

Như vậy, tính đến nay, Đại học Quốc gia Hà Nội có 72 giáo sư, 482 phó giáo sư đang công tác hoặc tham gia làm việc tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trước đó, ngày 4.11, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024. Đây là kết quả xét tại Phiên họp lần thứ II của Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029, diễn ra trong 2 ngày từ 2 - 3.11.

Theo danh sách này, có tổng số 615 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024. Trong đó, có 45 ứng viên giáo sư, 570 ứng viên phó giáo sư. Danh sách trên đã bao gồm các ứng viên từ Hội đồng giáo sư ngành Khoa học An ninh và Hội đồng giáo sư ngành Khoa học Quân sự.

Theo quy định, trong thời hạn 15 ngày, nếu không có đơn thư, phản ánh, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.

Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì
Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì

Tối 03.12.2024, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.