Năm 2023: ABBANK tăng trưởng quy mô, đầu tư mạnh công tác xây dựng, củng cố nền tảng, tạo tiền đề cho sự chuyển đổi

Kết thúc năm 2023, kết quả kinh doanh của ABBANK ghi nhận tăng trưởng về mặt quy mô hoạt động, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng. Đặc biệt Ngân hàng đẩy mạnh đầu tư công nghệ và củng cố năng lực, làm mới chiến lược ngân hàng.

Đầu tư nâng cao trải nghiệm khách hàng trên kênh số

Với định hướng phát triển mảng ngân hàng bán lẻ, ABBANK ghi nhận tăng trưởng số lượng khách hàng ở cả hai nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng SME, lần lượt là 22% và 15% so với cùng kỳ.

ABBANK tăng trưởng quy mô, đầu tư mạnh công tác xây dựng, củng cố nền tảng, tạo tiền đề cho sự chuyển đổi -0

Trong 2023, ABBANK đã nỗ lực tăng trưởng khách hàng mục tiêu thông qua các am hiểu từ phân tích nghiên cứu thị trường vi mô, đẩy mạnh các chiến dịch phủ xanh thanh toán QR code, liên tục cải tiến nâng cao trải nghiệm của Khách hàng với những tính năng thuận tiện trên app AB Ditizen. Quy mô giao dịch trên kênh ngân hàng số vì vậy cũng ghi nhận tăng trưởng, với số lượng khách hàng giao dịch tăng 11,8% và số lượng giao dịch trên kênh số tăng 63% so với năm 2022 (đạt gần 33,3 triệu giao dịch/năm).

Cẩn trọng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn trong bối cảnh thị trường nhiều biến động

Tổng tài sản của ABBANK tại thời điểm cuối năm 2023 đạt 161.966 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cuối năm 2022; Dư nợ tín dụng đạt 102.448 tỷ đồng, tăng 15,7% so với năm 2022 - sát với room tín dụng được cấp trong bối cảnh khả năng hấp thụ vốn của thị trường giảm mạnh; Huy động từ khách hàng đạt 115.654 tỷ đồng, tăng 25,9%; Số dư CASA cũng tăng nhẹ ở mức 5,7% so với năm 2022.

Trong năm 2023, theo đúng định hướng giảm mức độ phụ thuộc vào tín dụng, thu nhập từ dịch vụ đạt 992 tỷ đồng, tăng trưởng 125% so với 2025, đóng góp 23% vào tổng thu nhập của ABBANK. Bên cạnh đó, với các chính sách điều chỉnh lãi suất cho vay để kịp thời hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn theo chỉ đạo của Chính phủ, thu nhập lãi thuần cả năm đạt 2.833 tỷ đồng.

Trong bối cảnh tình hình nợ xấu toàn ngành gia tăng, năm 2023, ABBANK đã cẩn trọng trích lập 1.489 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, đẩy mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu, đảm bảo hoạt động bền vững của ngân hàng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2023 ghi nhận 513 tỷ đồng. Khung vốn vững chắc, tuyệt đối tuân thủ các tỷ lệ an toàn của Ngân hàng nhà nước (NHNN)

Chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo Basel II và Basel III, chất lượng vốn của ABBANK duy trì ở mức an toàn, với hệ số an toàn vốn (CAR) tại thời điểm cuối năm 2023 đạt mức 11,1%, thể hiện khung vốn vững chắc với mức đệm vốn tốt so với yêu cầu tối thiểu 8% của NHNN.

Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2023 đạt 2,17%, kiểm soát tốt trong mức quy định của NHNN là <3%.

Đầu tư làm mới Chiến lược ngân hàng

Kết quả kinh doanh năm 2023 không đạt được như kỳ vọng, qua đó đã phản ánh hai thực tế: một là sự khó khăn của thị trường đã ảnh hưởng sâu rộng tới hệ thống tài chính ngân hàng; hai là bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của ABBANK chưa hiệu quả khiến kết quả kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng.

Trước bối cảnh này, ABBANK đã tập trung nguồn lực triển khai Dự án trọng điểm “Làm mới Chiến lược Ngân hàng”, với sự tư vấn và đồng hành của McKinsey – công ty tư vấn quản trị chiến lược toàn cầu.

Theo đó, năm 2024 là năm bản lề để củng cố nền tảng và tạo cơ sở tăng trưởng cho tương lai. Từ những phân tích nghiên cứu toàn diện về thị trường và khách hàng, ABBANK sẽ ưu tiên triển khai các sáng kiến để đem đến các giải pháp, dịch vụ tốt nhất cho các phân khúc khách hàng mục tiêu ở kênh vật lý và kênh số.

Cụ thể, ABBANK tập trung rà soát địa điểm và tái thiết kế mô hình hệ thống mạng lưới chi nhánh/PGD của ABBANK để có thể tối ưu hoạt đông tư vấn giải pháp và dịch vụ cho khách hàng. Đối với kênh ngân hàng số, ABBANK tiếp tục chú trọng nâng cấp và cải thiện dịch vụ ngân hàng số cho khách hàng Cá nhân và khách hàng SME, nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Trên hành trình thực thi chiến lược mới, kế thừa các thế mạnh hiện có về công tác quản trị rủi ro, hạ tầng công nghệ, ABBANK sẽ có những điều chỉnh mạnh mẽ và quyết liệt về mặt cơ cấu tổ chức cũng như mô hình quản trị trên toàn hệ thống để tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo. 

Kinh tế

Bảo đảm tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất cũng đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Kinh tế

Cần chuẩn hóa, minh bạch và tự chủ nguyên liệu sản xuất đầu vào

Ngành dệt may, giày da đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực nhưng việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nhập khẩu khiến ngành sản xuất trong nước đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong cạnh tranh. Chính vì thế, việc tự chủ nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố sống còn để doanh nghiệp thăng hạng trong quá trình tham gia chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định
Kinh tế

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây là khái niệm mới, hiện chưa có quy định cụ thể nên gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp.

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ
Kinh tế

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của UBND tỉnh Bình Dương vừa qua, Sở Công Thương tỉnh cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn với số tiền gần 33 tỷ đồng.

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân
Kinh tế

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân

Theo Tổng cục Thuế, bên cạnh các tiện ích của dịch vụ thuế điện tử đang được ngành thuế triển khai, vẫn có một số trường hợp cá nhân sử dụng “dịch vụ hoàn thuế thu nhập cá nhân từ các trang mạng xã hội” thiếu kiểm chứng, thậm chí có hiện tượng “môi giới” lôi kéo cá nhân người nộp thuế làm dịch vụ quyết toán thuế.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản
Kinh tế

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản

Tham dự M-Tech Osaka năm 2024 - triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hoạt động bên lề sự kiện nhằm xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng cường hợp tác quốc tế.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?
Bất động sản

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?

Khu vực quanh vịnh Tokyo tăng diện tích lên 15%, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo tại vịnh Osaka (Nhật Bản), hay Songdo IBD – đô thị thông minh của Hàn Quốc… là kết quả có được nhờ quá trình lấn biển mở rộng đất đai, phát triển kinh tế của các cường quốc Đông Bắc Á.

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, Thành phố hà Nội xác định thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố cân đối nguồn lực, quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược
Kinh tế

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược

“Thực trạng quản lý dược phẩm, vaccine, sinh phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tán ở nhiều vụ, cục ở Bộ Y tế, không nhất quán về biện pháp quản lý, chồng chéo và tạo ra nhiều kẽ hở. Vì thế, cần có chương riêng về cơ quan quản lý dược.