Myanmar trước ngã rẽ lịch sử

Ngọc Khánh
Theo The Diplomat
09/02/2015 14:39

Hoàn tất đàm phán với nhiều nhóm sắc tộc có vũ trang về một lệnh ngừng bắn toàn diện; tổng tuyển cử lần đầu tiên có sự tham gia của nhiều đảng phái trên toàn quốc và cải cách Hiến pháp… 2015 sẽ là năm bản lề đối với Myanmar.

Kể từ khi mở cửa vào năm 2010, Myanmar đã có sự chuyển mình rõ nét. Tuy nhiên, các nỗ lực cải cách của chính quyền dân sự ở quốc gia này sớm bị chững lại, cùng với đó là sự bùng phát xung đột sắc tộc, làm dấy lên không ít lo ngại giấc mơ dân chủ của quốc gia này có nguy cơ sụp đổ.

Trước cuộc bầu cử tự do và dân chủ đầu tiên năm 2010, trong hai thập kỷ Myanmar nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của các tướng lĩnh quân sự trong nhiều thập kỷ, chứng kiến sự yếu kém trong điều hành kinh tế, sự đàn áp chính trị mạnh tay và xung đột dai dẳng giữa chính quyền quân sự với các nhóm sắc tộc có vũ trang trên khắp đất nước kéo dài đến tận ngày nay. Giờ đây, Myanmar đang đứng ở ngã rẽ lịch sử và mặc dù còn nhiều trở ngại, song chính quyền cải cách của Tổng thống dân sự Thein Sein có nhiều cơ hội để đặt dấu chấm hết cho xung đột nhiều thương đau giữa chính quyền với các nhóm thiểu số sắc tộc đang tranh đấu. Tổng thống Thein Sein đã lập ra một nhóm các quan chức tiến bộ chịu trách nhiệm bảo đảm cho quá trình cải cách dân chủ của đất nước diễn ra đúng như dự kiến. Trên danh nghĩa, lực lượng vũ trang (được biết đến ở Myanmar dưới tên gọi tatmadaw) nằm dưới quyền của chính quyền dân sự, sau hàng thập kỷ quyền lực nằm dưới sự thâu tóm của lực lượng này theo Hiến pháp cũ.

Nguồn: Getty Images
Nguồn: Getty Images
Hiến pháp 2008 quy định, quân đội nắm giữ 25% ghế trong Nghị viện và giữ nguyên các quyền Hiến định cho phép quân đội lên nắm quyền lực chính trị trong các trường hợp khẩn cấp quốc gia. Trong khi quân đội hầu hết đã tự kiềm chế để không vượt quá giới hạn mà chính quyền dân sự vạch ra, các mệnh lệnh của Tham mưu trưởng quân đội Min Aung Hlaing ngày càng đi ngược lại với những mệnh lệnh của Tổng thống Thein Sein. Đáp lại, Tổng thống đã chỉ định các nhà lãnh đạo vào các vị trí chủ chốt trong nội các của ông, như U Aung Min, người giám sát đề xuất hòa bình với phe sắc tộc chống đối, làm Bộ trưởng Giao thông - Vận tải đường sắt và bổ nhiệm ông U Soe Thein, cựu nhà vô địch về cải cách làm Bộ trưởng Công nghiệp. Tổng thống, cùng với Soe Thein và Aung Min, từng là những chỉ huy quân đội và hải quân, nhưng kiên quyết ủng hộ tiếp tục cải cách dân chủ. Aung Min dường như giành được sự tin tưởng của các đại diện của các phiến quân sắc tộc. Liên minh quốc gia Karen (KNU), lực lượng đã chiến đấu với chính quyền Trung ương trong hơn 60 năm, đã tỏ mong muốn làm việc với Tổng thống Thein Sein, thậm chí còn đánh tín hiệu rằng họ mong muốn nhà lãnh đạo dân sự này sẽ tiếp tục làm Tổng thống sau năm 2015.

Cuộc đàm phán hòa bình được khởi xướng dưới chính quyền của Tổng thống Thein Sein và ông là một trong những người hiểu rõ những gì đã xảy ra trong năm qua. Nếu có một sự thay đổi trong ngôi vị Tổng thống của Myanmar, giới quan sát nghi ngại quá trình này sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Xét cho cùng, khả năng để các nhà lãnh đạo Myanmar và lực lượng sắc tộc có vũ trang đi đến thỏa thuận toàn diện khi Thein Sein vẫn còn nắm quyền, và khả năng Chính phủ có thể chuyển giao quyền lực một cách hòa bình thông qua hệ thống bầu cử dựa trên sự đồng thuận giữa các phe phái cạnh tranh, sẽ là phép thử cho nền dân chủ non trẻ của Myanmar.

Quốc gia này dự kiến sẽ tổ chức bầu cử đa đảng, lần đầu tiên kể từ khi chuyển sang nền dân chủ Nghị viện năm 2011, vào cuối năm 2015. Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua hệ thống bầu cử theo tỷ lệ đại diện (PR) trong Thượng viện gồm 224 ghế, trong khi vẫn giữ hệ thống bầu cử đa số  theo đơn vị bầu cử một thành viên (SMD) hiện tại trong Hạ viện gồm 400 thành viên.

Đảng đối lập do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD), vì cho rằng hệ thống hiện tại có lợi cho ứng cử viên của họ. NLD sẽ có khả năng quét các cuộc bầu cử dưới sự biểu quyết đa số, thường được gọi là người đứng đầu thắng cử (FPTP), theo các quy tắc bầu cử hiện nay.

Các chính đảng sắc tộc nhận ra rằng, việc một cuộc bầu cử quốc gia theo hệ thống PR có thể cho phép họ giành được số lượng ghế trong cơ quan lập pháp rất thấp so với tỷ lệ phần trăm dân số của các sắc tộc này trên toàn quốc. Lá phiếu của họ trong các cuộc bầu cử năm 1990 và 2010 đến từ các cơ quan lập pháp địa phương tại quê nhà của họ, nơi mà các ứng viên dễ dàng giành đa số ghế. Bởi vậy, việc chuyển sang bầu cử theo danh sách đảng phái theo hệ thống PR loại bỏ hết các lợi thế sân nhà của lực lượng chính trị này. Chuyên gia cố vấn quốc tế Nyo Tun cho rằng, hệ thống PR gài các lợi ích đặc biệt trong Quốc hội và tạo ra tình thế bế tắc chính trị, đúng vào thời điểm khi đất nước cần tạo sự đồng thuận chung để duy trì đà cải cách diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Chú trọng về tỷ lệ đại diện, hệ thống bầu cử PR sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng với sự tham gia của nhiều tiếng nói và các quyền lợi cạnh tranh khác nhau. Tuy nhiên, đảng Đoàn kết và Phát triển (USDP) cầm quyền, đang nắm giữ hơn 67% số ghế trong cơ quan dân cử, nhiều khả năng sẽ bị thiệt nhiều nhất theo hệ thống bầu cử hiện nay. Do NLD được dự đoán là sẽ thống trị các cuộc bầu cử nếu áp dụng hệ thống SMD hiện hành, cho nên PR có thể là công cụ chắc chắn nhất cho các USDP để bảo đảm thắng lợi an toàn. Hệ thống bầu cử kết hợp mà hai viện của Quốc hội có thể sắp áp dụng được coi là sự thỏa hiệp thích hợp giữa các lợi ích khác nhau.

Bên cạnh bầu cử, USDP và các nghị sĩ quân đội còn bận tâm tới rất nhiều vấn đề khác, trong đó chủ yếu là áp lực từ các nhóm đối lập yêu cầu sửa đổi Hiến pháp năm 2008, nhằm cho phép thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi tranh cử Tổng thống. Những người phản đối Hiến pháp năm 2008 còn tập trung vào hai tiểu mục: Chương IV, Điều 109 (b) và 141 (b), trong đó quy định quân đội nắm giữ 25% tổng số ghế trong Quốc hội của Myanmar; và Điều 436, Chương XII, trong đó yêu cầu cần 75% tổng số nghị sĩ tán thành để sửa đổi Hiến pháp. Theo bà Aung San Suu Kyi, nếu không thay đổi Điều 436, thì có nghĩa rằng quân đội có quyền phủ quyết bất kỳ kiến nghị nào liên quan đến sửa đổi Hiến pháp.

Mặc dù huy động được gần 5 triệu chữ ký vào bản kiến nghị kêu gọi bãi bỏ Điều 436 Hiến pháp, nhưng bà Suu Kyi đã chọc giận giới tướng lĩnh quân sự. Chuẩn tướng U Tin San, người đứng đầu nhóm nghị sĩ quân sự trong Hạ viện, đã cáo buộc đây là động cơ chính trị cá nhân nhằm dọn đường cho bà Suu Kyi lên làm Tổng thống. Bất kể bà Suu Kyi có để mắt tới chiếc ghế Tổng thống không, thì cũng không chắc nữ thủ lĩnh chính trị này đủ điều kiện để ứng cử vào vị trí trên trước khi diễn ra cuộc bầu cử năm 2015. Điều 59 (f) Hiến pháp 2008 nghiêm cấm những người có các thành viên gia đình mang quốc tịch nước ngoài trở thành Tổng thống. Ủy ban sửa đổi Hiến pháp quốc gia đã phủ quyết đề xuất sửa đổi Điều 59 (f). Điểm mấu chốt của các cuộc tranh luận về cải cách Hiến pháp vì vậy sẽ phụ thuộc vào quyền phủ quyết của quân đội.

Trong khi các nghị sĩ gần đây đã bác bỏ lời kêu gọi sửa đổi các điều khoản Hiến pháp, sự không khoan nhượng của họ có thể chỉ làm tăng sự bất an, nhà phân tích Min Zin Myanmar lập luận. Tổng thống Thein Sein vẫn có không gian để thúc đẩy cải cách và củng cố dân chủ. Dựa trên sự ủng hộ từ các nhà đầu tư quốc tế và Mỹ, Na Uy, Anh, nhóm các nhà cải cách Thein Sein có thể tận dụng sự tin tưởng mà nhóm này tạo dựng được với đại diện của các lực lượng sắc tộc có vũ trang, bằng cách hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn toàn diện. Một thỏa thuận hòa bình sẽ tập hợp sự ủng hộ mà chính quyền của ông Thein Sein cần từ các phe phái dân tộc, để Quốc hội hoàn tất cải cách Hiến pháp. Myanmar sẽ phải đi qua một chặng đường khó khăn trong các năm tiếp theo, đòi hỏi các bên liên quan cần suy nghĩ nghiêm túc và chấp nhận thỏa hiệp đau đớn.

Góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

    Nổi bật
        Mới nhất
        Myanmar trước ngã rẽ lịch sử
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO