Mỹ xác nhận đang đàm phán trực tiếp với Hamas

Mỹ đã xác nhận các cuộc đàm phán trực tiếp chưa từng có với Hamas về vấn đề con tin, trong bối cảnh Israel đe dọa sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở Gaza và chưa sẵn sàng đàm phán giai đoạn hai của thỏa thuận ngừng bắn.

Nhà Trắng cho biết đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về vấn đề con tin, Adam Boehler, đã chủ trì các cuộc đàm phán về số phận những con tin người Mỹ còn lại ở Gaza.

87661186-8744-4361-94e6-55d6abe33bbe.jpg
Người Palestine đang sống trong những lều trại tạm ở Gaza. Ảnh: AFP

"Đối thoại để làm những gì tốt nhất vì lợi ích của người dân Mỹ là điều mà Tổng thống tin là đúng đắn", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nói. "Israel đã được tham vấn về vấn đề này", bà cho biết thêm.

Trước đây, Mỹ luôn từ chối liên lạc trực tiếp với các chiến binh Palestine kể từ khi liệt họ vào danh sách các tổ chức khủng bố vào năm 1997. Nhưng bà Leavitt cho biết, đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về vấn đề con tin "có thẩm quyền để nói chuyện với bất kỳ đối tượng nào".

Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu xác nhận Israel đã được tham vấn về vấn đề này và cho biết trong một tuyên bố rằng họ "đã bày tỏ quan điểm" về các cuộc đàm phán trực tiếp.

Trang mạng Axios đưa tin về cuộc đàm phán đầu tiên, cho biết ông Boehler đã gặp Hamas ở Qatar về vấn đề con tin người Mỹ nhưng cũng là một phần của thỏa thuận ngừng bắn dài hạn.

Trong số những con tin bị Hamas bắt giữ khi tấn công vào Israel ngày 7.10.2023 có 5 người Mỹ, 4 người trong số họ đã được xác nhận là đã chết và người còn lại, Edan Alexander, được cho là vẫn còn sống.

Tối hậu thư của Tổng thống Mỹ

Hôm 5.3, Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Hamas có cơ hội cuối cùng để rời khỏi Gaza, tăng cường áp lực buộc các chiến binh này thả con tin.

"Tôi sẽ gửi cho Israel mọi thứ họ cần để hoàn thành công việc, sẽ không một thành viên Hamas nào được an toàn nếu các người không làm theo lời tôi nói", ông viết trên Truth Social. "Đây là lời cảnh báo cuối cùng! Đối với giới lãnh đạo, bây giờ là lúc phải rời khỏi Gaza khi vẫn còn cơ hội”.

Ông cũng tuyên bố với những người ở Gaza rằng họ sẽ phải đối mặt với cái chết nếu bắt giữ con tin, đồng thời nói thêm rằng sẽ Hamas sẽ "phải trả giá đắt" nếu các con tin không được thả.

Israel chưa sẵn sàng cho giai đoạn hai

Giai đoạn đầu tiên của lệnh ngừng bắn đã kết thúc vào ngày 1.3 sau sáu tuần tương đối yên bình, bao gồm quá trình trao đổi con tin Israel lấy tù nhân Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc giai đoạn này, Israel tuyên bố muốn kéo dài giai đoạn đầu tiên cho đến giữa tháng 4, Hamas vẫn khăng khăng đòi chuyển sang giai đoạn thứ hai, hướng tới việc chấm dứt chiến tranh vĩnh viễn.

Vào cuối giai đoạn đầu tiên, Israel đã tuyên bố sẽ dừng mọi hoạt động vận chuyển hàng hóa và vật tư vào Gaza, nơi đã trở thành đống đổ nát sau một năm rưỡi chiến dịch không ngừng nghỉ của Israel.

"Hamas thực sự đã phải chịu một đòn nặng nề, nhưng vẫn chưa bị đánh bại. Nhiệm vụ vẫn chưa hoàn thành", tân chỉ huy quân sự của Israel Eyal Zamir cảnh báo. Phát biểu của ông tương tự như lời cảnh báo của Thủ tướng Benjamin Netanyahu về "hậu quả không thể tưởng tượng được" nếu Hamas không trao trả con tin.

Trong số 251 người bị bắt làm tù binh trong cuộc tấn công của Hamas, 58 người vẫn ở lại Gaza, trong đó có 34 người mà quân đội Israel xác nhận đã chết.

Hôm 5.3, Pháp, Anh và Đức gọi tình hình nhân đạo ở Gaza là "thảm khốc" và kêu gọi Israel đảm bảo việc cung cấp viện trợ "không bị cản trở". Nam Phi cho biết việc Israel hạn chế viện trợ vào Gaza kể từ cuối tuần qua chẳng khác nào sử dụng nạn đói làm vũ khí chiến tranh.

Hoài nghi về kế hoạch tái thiết Gaza của Ảrập

Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho Israel, đồng thời đề xuất tiếp quản Dải Gaza để tái thiết và di dời người dân sang các quốc gia láng giềng, một ý tưởng đã vấp phải sự lên án rộng rãi trên toàn thế giới.

Các nhà lãnh đạo Ảrập đã thúc đẩy một kế hoạch thay thế nhằm tài trợ cho việc tái thiết Gaza thông qua một quỹ tín thác. Bản dự thảo kế hoạch vạch ra lộ trình 5 năm cho quá trình tái thiết Gaza với mức giá 53 tỷ USD - gần bằng số tiền mà Liên Hợp Quốc ước tính cho công cuộc tái thiết Gaza.

Hội nghị thượng đỉnh cũng kêu gọi Tổ chức Giải phóng Palestine, lực lượng chính trị chiếm ưu thế trong Chính quyền Palestine (PA) - sẽ đại diện cho Gaza, một động thái có thể gạt bỏ tổ chức Hồi giáo Hamas, vốn không phải là thành viên.

Nhưng triển vọng Chính quyền Palestine quản lý Gaza vẫn còn chưa chắc chắn, khi Israel đã loại trừ mọi vai trò trong tương lai của cơ quan này tại vùng lãnh thổ do Hamas cai trị kể từ năm 2007.

Trong khi Mỹ và Israel phản đối kế hoạch này, Liên Hợp Quốc và châu Âu tỏ ý ủng hộ. Hugh Lovatt, thành viên chính sách cấp cao tại Hội đồng Đối ngoại Châu Âu, cho biết kế hoạch mới "thực tế hơn nhiều so với những gì chính quyền Trump đề xuất về khả năng triển khai".

Nhưng Ghassan Khatib, một nhà phân tích chính trị Palestine và cựu bộ trưởng PA, tỏ ra hoài nghi liệu điều này có thể thực sự xảy ra hay không, lưu ý đến việc thiếu thông tin chi tiết về tài chính và những rào cản chính trị mà dự án này sẽ phải đối mặt. "Hai thế lực duy nhất ở Gaza, hai bên duy nhất có ảnh hưởng ở Gaza là Israel và Hamas, và... lập trường của họ không phù hợp với kế hoạch này", ông nói. "Thật vô lý khi mong đợi Israel từ bỏ kế hoạch của Tổng thống Mỹ và chấp nhận kế hoạch của người Ảrập. Rất ít cơ hội để thực hiện điều đó”.

Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng
Thế giới 24h

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone xuống còn 1,0% trong năm 2025, giảm so với mức 1,3% được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Tăng trưởng toàn cầu cũng bị điều chỉnh giảm xuống 3,1% do gián đoạn thương mại ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.