Mỹ thay đổi chính sách ở Trung Đông

25/11/2006 00:00

Sự thất bại của phái Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ và quyết định từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld thời gian vừa qua được nhiều người xem là thất bại của chính quyền Mỹ trong chính sách đối với Iraq. Cũng từ đó, chính sách Trung Đông của Mỹ cùng những thay đổi, điều chỉnh liên quan đã trở thành chủ điểm nóng cần quan tâm của thế giới.

      Thực tế, những điều chỉnh chính sách của Mỹ đã được thực hiện cách đây khá lâu. Sau sự kiện 11.9.2001, chính quyền của ông Bush đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq để lật đổ cả chế độ Taliba và chế độ của cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein. Tuy nhiên, đã vài năm trôi qua  sau khi cuộc chiến quy mô lớn kết thúc, những cuộc xung đột vẫn tiếp diễn ở hai quốc gia này. Đây không phải là kết cục mong muốn và cũng là điều mà chính quyền Mỹ phải suy ngẫm nhiều nhất. 
      Về vấn đề thiết lập một trật tự mới thời hậu chiến Iraq, quan điểm của Bộ Ngoại giao tương phản rõ ràng với Bộ Quốc phòng Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ lúc ấy là ông Colin Powell thiên về kế hoạch ban đầu là kết hoạch C, nghĩa là để người Iraq quản lý Iraq. Theo ông Powell, vai trò của lực lượng nước ngoài chỉ nên dừng ở việc lật đổ chế độ Saddam. Ông này lập luận rằng người Iraq có quyền thành lập một trật tự mới thời hậu chiến. Tuy nhiên, Tổng thống Bush lại có chiều hướng nghe theo Bộ Quốc phòng với Bộ trưởng Donald Rumsfield, từ đó dẫn đến tình trạng rối ren hiện nay.
      Có thể nói Mỹ đã vấp phải hai sai lầm nghiêm trong trong quá trình tái thiết Iraq. Mỹ đã hoàn toàn phá hủy hệ thống kiểm soát ban đầu, trong đó không chỉ giải tán đảng Baath, một đảng đa tôn giáo thế tục và là đảng đa dân tộc, mà còn giải tán cả quân đội Iraq.  Quyết định này đã gạt ra ngoài lề hàng ngàn lãnh đạo và quan chức thuộc đảng Baath khỏi quá trình tái thiết. Hơn nữa, theo yêu cầu của lãnh đạo tinh thần của những người Hồi giáo dòng Shiite, Đại giáo chủ Ali al-Sistani, Mỹ đã xóa bỏ luật bầu cử do các chuyên gia bầu cử của Liên Hiệp quốc soạn thảo. Thay vào đó, Mỹ chấp nhận một luật bầu cử mà không khỏi dẫn đến một hệ thống bầu cử theo tỷ lệ chung, gây nên những cuộc phản kháng liên quan đến tôn giáo. Ngày nay, các cuộc xung đột tôn giáo nổ ra tại Iraq đã phát triển thành các cuộc đụng độ vũ trang và phản ứng theo kiểu khủng bố. Nhược điểm cố hữu trong trật tự Iraq mới đã đưa ra những thách thức cực lớn đối với sự phát triển và ổn định tại Iraq. 
      Trước những tình huống như vậy, điều chỉnh chiến lược là lựa chọn duy nhất của chính quyền Bush. Tại cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G8 hồi tháng 6 năm 2004, theo sau sự chuyển giao chủ quyền cho người Iraq, sáng kiến về một “Đại Trung Đông” đã chính thức được đề xuất. sáng kiến này bao gồm một loạt những cải cách cả về kinh tế, xã hội và chính trị ở Trung Đông. Tất cả những nước Arập đều bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau. Sự tức giận ngay lập tức lan rộng. Chỉ những nhóm cực đoan tôn giáo, những người có khả năng sử dụng cương lĩnh dân chủ để thách thức chế độ thế tục của các nước Arập là tỏ ra hoan hỉ với đề xuất. Vì lý do này, năm 2006, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã chủ trương thay đổi chính sách ngoại giao, xây dựng một nền ngoại giao bắt rễ từ tình bằng hữu chứ không phải từ chính sách gia trưởng, hợp tác với dân địa phương chứ không hành động nhân danh họ. Đây là điều phù hợp với đề xuất của cựu Ngoại trưởng Powell. Sau khi chiến tranh Lebanon lại nổ ra hồi tháng 7, bà Rice đã thúc giục một kế hoạch Trung Đông mới, mục đích nhắm vào việc thống nhất các nước Arập ôn hòa thành một liên minh chống những kẻ cực đoan tôn giáo hoặc những nước mà Mỹ cho là cực đoan như Iran. Đề xuất của bà Rice đã phản ánh định hướng của Mỹ về chính sách Trung Đông trong tương lai. Tuy nhiên, những thay đổi chính sách có khiến Mỹ đủ khả năng kéo mình ra khỏi vũng lầy mà họ đã tạo ra ở Trung Đong hay không vẫn cần phải có thời gian.

Linh Đạm

Góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

    Nổi bật
        Mới nhất
        Mỹ thay đổi chính sách ở Trung Đông
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO