Mỹ quyết tâm tinh gọn bộ máy hành chính: đột phá và thách thức

Hơn 20.000 nhân viên liên bang đã chấp nhận lời đề nghị nghỉ việc có lương của chính quyền Tổng thống Donald Trump, và con số này vẫn tiếp tục tăng lên khi thời hạn chót sắp đến. Đề nghị này được chính quyền đương nhiệm mô tả là "cơ hội hiếm có" để tái cơ cấu bộ máy Chính phủ, song các công đoàn và đảng Dân chủ vẫn tỏ ra băn khoăn về khả năng thực hiện hóa kế hoạch có tác động lớn đến cuộc sống của nhiều người này.

Chương trình nghỉ việc tự nguyện

Tuần trước, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã gửi email đến tất cả nhân viên liên bang, đề nghị họ từ chức trước ngày 6.2 để nhận được toàn bộ lương và phúc lợi đến hết ngày 30.9. Kế hoạch này là một phần trong nỗ lực giảm quy mô bộ máy hành chính. Nhà Trắng mong muốn, khoảng 5 - 10% trong tổng số hơn 2 triệu nhân viên liên bang sẽ chấp nhận đề nghị, tương đương 100.000 - 200.000 người. Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm cắt giảm quy mô Chính phủ Mỹ, tiết kiệm ngân sách nhà nước, dự kiến lên tới 100 tỷ USD.

Điện Capitol, Washington

Điện Capitol, Washington

Bên cạnh đó, chính quyền còn triển khai chương trình nghỉ hưu sớm (VERA), dành cho nhân viên từ 50 tuổi có ít nhất 20 năm công tác hoặc bất kỳ độ tuổi nào với tối thiểu 25 năm làm việc.

Tuy nhiên, không phải tất cả nhân viên Chính phủ đều đủ điều kiện tham gia chương trình nghỉ việc này. Theo danh sách do Văn phòng Quản lý nhân sự (OPM) Nhà Trắng công bố, những người làm việc trong các lĩnh vực quan trọng như an ninh quốc gia (CIA, NSA, Bộ Quốc phòng), kiểm soát không lưu, y tế và an toàn công cộng, thực thi pháp luật (FBI, Cục Điều tra an ninh nội địa), quân đội và Bộ Cựu chiến binh đều không thể nộp đơn. Trong khi đó, phần lớn các nhân viên khác, đặc biệt là những người thuộc các cơ quan dân sự như Bộ Nông nghiệp, Bộ Giáo dục hay Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA), vẫn có thể tham gia nếu muốn tận dụng cơ hội này.

"Một đợt cắt giảm quy mô lớn đang được thực hiện theo các chỉ thị của Tổng thống. Chính phủ đang tiến hành tái cơ cấu, và nhiều nhân viên có thể sẽ nhận ra rằng đây là cơ hội hiếm hoi để rời đi một cách chủ động", một cán bộ Chính phủ cho biết.

Thực tế, mặc dù ban đầu chỉ một số ít nhân viên hưởng ứng, nhưng số người đăng ký đã tăng nhanh khi thời hạn chót đến gần. Một số cơ quan Chính phủ báo cáo, hàng trăm nhân viên trong các bộ phận quan trọng đã nộp đơn xin nghỉ. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tỏ ra lo ngại về tình trạng thiếu nhân sự trầm trọng, ảnh hưởng đến các dịch vụ công quan trọng như kiểm soát không lưu, an sinh xã hội và xử lý thuế.

Chiến lược tinh gọn toàn diện

Nhiều chuyên gia nhận định đây có thể là một bước trong chiến lược lớn hơn nhằm cắt giảm bộ máy mà Tổng thống Trump cho là “quá cồng kềnh và cản trở” chương trình nghị sự của ông.

untitled12.jpg

Nguồn: Newsweek

Khi Tổng thống Donald Trump quay lại Nhà Trắng vào đầu năm nay, chính quyền Mỹ đã đề ra một chiến lược toàn diện nhằm tinh gọn bộ máy hành pháp. Một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược này là cắt giảm ngân sách và giảm số lượng nhân viên chính phủ, đặc biệt là ở những cơ quan không có tính chiến lược hoặc thiếu hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu này, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh thành lập Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), do tỷ phú công nghệ Elon Musk đứng đầu. Ông Musk đã công khai tuyên bố sẽ cắt giảm khoảng 2.000 tỷ USD, tương đương 1/3 ngân sách liên bang.

Bên cạnh đó, Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn đã giới thiệu nhóm dự luật DOGE, với mục tiêu cắt giảm chi tiêu của các cơ quan liên bang và tinh giản bộ máy lao động. Nhóm dự luật cũng đề xuất yêu cầu công chức trở lại làm việc toàn thời gian tại văn phòng, thay vì làm việc từ xa, đồng thời di dời một số cơ quan hành chính ra khỏi thủ đô. Đặc biệt, dự thảo Luật Về hiệu suất và trách nhiệm của công chức liên bang còn đề xuất cơ chế trả lương mới, dựa trên hiệu suất làm việc, nhằm khuyến khích nâng cao chất lượng công việc của đội ngũ công chức.

Thêm vào đó, chính quyền của Tổng thống Trump cũng triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu các quy định hành chính, Mục tiêu là giảm bớt sự phức tạp trong việc tuân thủ quy định và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đồng thời, chính quyền còn thúc đẩy chuyển đổi từ mô hình hành chính truyền thống sang mô hình quản lý hiện đại hơn, ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình và tiết kiệm chi phí, từ đó cải thiện hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính…

Còn nhiều băn khoăn của người lao động

Các công đoàn và nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ đã lên tiếng cảnh báo nhân viên không nên chấp nhận gói nghỉ việc. Họ cho rằng, Tổng thống Donald Trump không có thẩm quyền đưa ra chương trình nghỉ việc hàng loạt như trên, cũng như không thể bảo đảm rằng nhân viên sẽ nhận được đầy đủ quyền lợi như cam kết.

Trong khi đó, các công đoàn đại diện cho nhân viên liên bang đã nhanh chóng hành động để ngăn chặn chương trình trên. Ngày 4.2, Liên đoàn Công chức Chính phủ Mỹ (AFGE) cùng hai công đoàn khác đã đệ đơn lên tòa án liên bang, yêu cầu tạm dừng thời hạn chót của chương trình, cho rằng đề nghị nghỉ việc tự nguyện là chưa thực sự đúng với luật liên bang, cũng như khó bảo đảm được nguồn tài chính để thực hiện. AFGE chỉ ra, chính quyền hiện chỉ có ngân sách hoạt động đến giữa tháng 3. Nếu Quốc hội không thông qua dự luật chi tiêu mới, những người đã chấp nhận nghỉ việc có thể không nhận được khoản thanh toán như cam kết.

Theo các công đoàn, chính quyền chưa đánh giá đầy đủ hậu quả của việc cắt giảm nhân sự quy mô lớn, vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành của Chính phủ. Họ đánh giá, thông tin từ OPM về quyền lợi của nhân viên sau khi nghỉ việc vẫn còn mơ hồ và chưa rõ ràng. Không chỉ các công đoàn, nhiều nhân viên Chính phủ cũng hoang mang với đề nghị này. Một số người tỏ ra băn khoăn, nếu nghỉ việc, họ có thể không nhận được các khoản tiền đã hứa. Một nhân viên giấu tên chia sẻ: "Tôi không chắc họ có trả lương đủ cho tôi đến tháng 9 hay không. Đây có thể chỉ là cách để giảm bớt nhân sự mà không phải chi trả bồi thường". Một số khác lại nhận định, chính quyền chỉ đơn giản muốn giảm quy mô Chính phủ để thay thế họ bằng các nhân sự trung thành với Tổng thống.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục bảo vệ tính hợp pháp của chương trình. OPM khẳng định, chương trình đã được xem xét kỹ lưỡng về mặt pháp lý và hoàn toàn tự nguyện. Một quan chức Mỹ cho biết, đây là nỗ lực nhằm hỗ trợ tài chính cho nhân viên trong bối cảnh các cơ quan liên bang đang thu hẹp quy mô nhân sự.

Chính quyền cũng đang tích cực quảng bá lợi ích của chương trình. Trên trang hỏi đáp FAQ của mình, OPM khuyến khích nhân viên tìm kiếm việc làm trong khu vực tư nhân hoặc sử dụng 8 tháng lương để "đi du lịch đến điểm đến mơ ước". Tuy nhiên, điều này khiến giới công chức không mấy hài lòng vì cho rằng chính quyền chưa đánh giá đúng công việc và sự đóng góp của họ. Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi rằng, những nhân viên không chấp nhận gói nghỉ việc liệu có phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải trong thời gian tới hay không. Vì việc cắt giảm, được gọi nội bộ là "Giảm lực lượng quy mô lớn", có thể bắt đầu ngay sau thời hạn chót.

Quốc tế

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng

Mới đây, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng”, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang chuyển hướng lấy nhu cầu trong nước làm động lực chính và là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm
Thế giới 24h

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm

Bê bối thực phẩm xảy ra vào năm ngoái đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với chế độ an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, nước này đã ban hành các chính sách để cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, song vẫn còn những vấn đề trong việc thực thi các quy định, truyền thông... Các chuyên gia nhận định, chính phủ phải tăng cường hình phạt đối với các hành vi vi phạm và thu hẹp khoảng cách trong các cơ chế an toàn thực phẩm; tận dụng sự tiến bộ về công nghệ để có các phản ứng phối hợp nhằm củng cố các hệ thống về an toàn thực phẩm.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Cách mạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Đông Nam Á đang chứng kiến một sự bùng nổ trong lĩnh vực y tế số khi các quốc gia trong khu vực tận dụng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Theo báo cáo năm 2024, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã vươn lên trở thành khu vực có mức tài trợ y tế số lớn thứ ba thế giới, thu hút khoảng 2 tỷ USD thông qua 244 giao dịch.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.

Tác động từ việc Mỹ nâng thuế thép, nhôm nhập khẩu
Quốc tế

Tác động từ việc Mỹ nâng thuế thép, nhôm nhập khẩu

Lệnh áp thuế 25% của Mỹ lên nhôm và thép nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 12.3, không có ngoại lệ hay miễn trừ. Tờ Economist nhận định, các mức thuế quan nêu trên có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu; đồng thời không chỉ cản trở việc thúc đẩy sản xuất nội địa mà còn gây khó khăn đáng kể cho nhiều doanh nghiệp Mỹ.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Lời hứa về một “nền cộng hòa thứ hai”
Quốc tế

Lời hứa về một “nền cộng hòa thứ hai”

Bangladesh vừa chứng kiến ​​sự ra mắt của một đảng chính trị mới - đảng Jatiya Nagorik, hay đảng Công dân Quốc gia (NCP), được thành lập từ phong trào sinh viên. Với uy tín chính trị đang lên và lời tuyên bố về một “nền cộng hòa thứ hai”, liệu tân chính đảng có thể giữ vững lời hứa của mình để định hình tương lai chính trị của Bangladesh.

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản
Thế giới 24h

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản

Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định xây dựng các cơ sở luyện kim tại các căn cứ quân sự của Lầu Năm Góc như một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất khoáng sản quan trọng trong nước, hạn chế sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lĩnh vực này, hai quan chức chính quyền cấp cao nói với Reuters.

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch
Thế giới 24h

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch

14 năm sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11.3.2011, kéo theo thảm họa hạt nhân, tỉnh Fukushima đang từng bước tái thiết và chuyển mình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Dù cái tên "Fukushima" vẫn gợi nhớ đến ký ức đau thương về thảm họa và ô nhiễm hạt nhân, chính quyền địa phương và trung ương đã triển khai nhiều sáng kiến quy mô lớn để biến nơi đây thành một điểm đến khởi nghiệp đầy tiềm năng.

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024
Thế giới 24h

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024

Dữ liệu công bố hôm 11.3 cho thấy chỉ 7 bảy quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm ngoái, trong khi các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cuộc chiến chống khói bụi sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn sau khi Hoa Kỳ chấm dứt nỗ lực hỗ trợ giám sát chất lượng không khí toàn cầu.