Mỹ, Indonesia nhất trí hoán đổi nợ để bảo tồn rạn san hô

Bộ Tài chính Mỹ thông báo đã nhất trí xóa khoản nợ 35 triệu USD cho Indonesia trong 9 năm tới, đổi lại quốc gia Đông Nam Á này sẽ khôi phục và bảo tồn các rạn san hô. Đây là thỏa thuận hoán đổi nợ để bảo vệ thiên nhiên lần thứ tư giữa Mỹ và Indonesia, kể từ khi sáng kiến được khởi động vào năm 2009.

Thỏa thuận nhằm mục tiêu tài trợ cho các hoạt động bảo tồn tại hai khu vực trọng điểm thuộc "Tam giác san hô" - nơi được công nhận là có hệ sinh thái và sinh học phong phú, đa dạng nhất thế giới, với thời gian tài trợ là tối thiểu 15 năm.

Hai khu vực được nhắm tới mang tên "The Bird's Head Seascape" và "Lesser Sunda-Banda Seascape". Trải rộng trên hàng trăm nghìn ha, đây là môi trường sống của hơn 3/4 tổng số loài san hô trên thế giới và hơn 3.000 loài cá, rùa, cá mập, cá voi và cá heo.

Mỹ, Indonesia nhất trí hoán đổi nợ để bảo tồn rạn san hô -0
Ảnh: The Jakarta Post

Một ủy ban giám sát sẽ bao gồm đại diện của Chính phủ Indonesia và Mỹ, các đối tác phi chính phủ và nhiều tổ chức xã hội sẽ quản lý khoản ngân sách có được từ thỏa thuận hoán đổi nợ này. Theo thỏa thuận, Indonesia sẽ tập trung khôi phục san hô; trong khi các nhóm phi lợi nhuận sẽ sử dụng ngân sách bảo tồn để hỗ trợ những dự án mang lại lợi ích trực tiếp cho các hệ sinh thái san hô, cũng như bảo đảm môi trường sống bền vững cho các loài phụ thuộc vào hệ sinh thái này.

Theo Bộ Du lịch Indonesia, nước này có khoảng 5,1 triệu ha san hô - tương đương 18% tổng diện tích rạn san hô trên thế giới. Tuy nhiên, hiện tượng tẩy trắng san hô có tác động nghiêm trọng tới những sinh vật biển không xương sống này. Hiện tượng tẩy trắng san hô xuất hiện khi nước biển trở nên nóng bất thường và khiến san hô "trục xuất" các loại tảo đầy màu sắc sống trong các mô của chúng. Nếu không có sự hỗ trợ của tảo trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho san hô, san hô sau đó chết dần đi.

Indonesia đã được hưởng lợi từ các thỏa thuận giao dịch hoán đổi nợ trước đó với Mỹ, thực hiện trong các năm 2009, 2011 và 2014, tạo ra gần 70 triệu USD. Trong thỏa thuận mới nhất này, hai bên lần đầu tiên tập trung khôi phục rạn san hô, thay vì các khu rừng nhiệt đới ở Indonesia, vốn đang phải đối mặt với hoạt động mở rộng các đồn điền dầu cọ như trong các chương trình trước đó.

Thế giới 24h

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?
Quốc tế

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?

Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng sau khi đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris một cách thuyết phục. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống lần thứ 3 của mình, ông đã nêu ra nhiều điều ông sẽ làm vào ngày đầu tiên trở lại nhiệm sở 20.1.2025.

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng
Quốc tế

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với lý do “khủng hoảng niềm tin” và thay thế ông bằng đồng minh thân cận Israel Katz - người trước đây là Bộ trưởng Ngoại giao, để lãnh đạo cuộc chiến của nước này ở Dải Gaza và Lebanon.

Thất bại được báo trước?
Quốc tế

Thất bại được báo trước?

Sự thừa nhận thất bại công khai của ứng cử viên Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đánh dấu kết thúc của một chiến dịch bầu cử đầy biến động chỉ kéo dài hơn 100 ngày của bà, là cuộc vận động tranh cử ngắn nhất trong ký ức hiện đại.

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump
Thế giới 24h

Các nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng ông Donald Trump

Ông Donald Trump đã chắc chắn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 khi hiện tại giành được 277 phiếu đại cử tri, vượt qua mức cần thiết 270 để trở lại nắm quyền, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng gửi thông điệp chúc mừng, thừa nhận điều mà họ gọi là “sự trở lại vĩ đại nhất trong lịch sử”, đồng thời bày tỏ sự vui mừng được hợp tác với ông chủ Nhà Trắng thứ 47 trong những năm tới.

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?
Quốc tế

Điều gì làm nên chiến thắng của Donald Trump?

Ông Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ vào ngày 6.11, một sự trở lại phi thường của một cựu tổng thống đã từ chối chấp nhận thất bại 4 năm trước, đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự và sống sót sau hai nỗ lực ám sát.

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'
Quốc tế

Donald Trump tuyên bố sẽ mang lại 'thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ'

Ông Donald Trump, người gần như chắc chắn giành chiến thắng, đã có bài phát biểu trước những người ủng hộ ông trên toàn quốc vào sáng sớm 6.11 (chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), tuyên bố ông sẽ lãnh đạo "thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ" sau khi phát động "chiến dịch chính trị vĩ đại nhất mọi thời đại".

Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Thượng viện, nhiều khả năng kiểm soát Hạ viện
Quốc tế

Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Thượng viện, nhiều khả năng kiểm soát Hạ viện

Tính đến gần 3 giờ sáng ngày 6.11 theo giờ miền Đông nước Mỹ (tương đương với 3 giờ chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam), cuộc chiến tại Hạ viện vẫn chưa ngã ngũ khi hãng thông tấn AP dự đoán Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát 198 ghế tại Hạ viện và Đảng Dân chủ nắm giữ 169 ghế. Trong khi đó, đảng Con voi đã cầm chắc chiến thắng ở Thượng viện, nơi trước đây Dân chủ kiểm soát, với 51 ghế.

Khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza thêm trầm trọng
Thế giới 24h

Khủng hoảng nhân đạo tại dải Gaza thêm trầm trọng

Việc Israel chính thức cấm Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động trên lãnh thổ Israel hôm 4.11 đã làm dấy lên những lo ngại về dòng viện trợ quốc tế vốn đang không thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người dân dải Gaza, tiếp tục bị bóp nghẹt khiến cho cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây thêm trầm trọng.

Điều gì thúc đẩy cử tri Mỹ bỏ phiếu?
Quốc tế

Điều gì thúc đẩy cử tri Mỹ bỏ phiếu?

Chỉ còn vài tiếng trước khi tất cả các điểm bỏ phiếu ở Hoa kỳ chính thức đóng cửa nhưng hầu hết cử tri đã thực hiện quyền của mình. Họ cho biết nền kinh tế và nhập cư là những vấn đề hàng đầu mà đất nước phải đối mặt, nhưng tương lai của nền dân chủ cũng là động lực chính thúc đẩy nhiều người Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 5.11.

Thế hệ Gen Z và cuộc bầu cử Mỹ 2024: Kinh tế, quyền nạo phá thai
Quốc tế

Thế hệ Gen Z và cuộc bầu cử Mỹ 2024: Kinh tế, quyền nạo phá thai

Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 là cuộc bầu cử đầu tiên mà phần lớn các bạn trẻ thuộc thế hệ Z (những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012) đủ điều kiện bỏ phiếu. Thường được gọi là Gen Z, thế hệ cử tri mới nhất này với độ tuổi từ 18 đến 27, dường như có quan điểm khác hoàn toàn so với các thế hệ trước.

4 vấn đề lớn mà Quốc hội khóa mới của Mỹ phải giải quyết
Quốc tế

4 vấn đề lớn mà Quốc hội khóa mới của Mỹ phải giải quyết

Sáng 5.11 giờ địa phương (chiều tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ chính thức bắt đầu với các điểm bỏ phiếu ở các bang New York, New Jersey và Virginia mở cửa đón cử tri. Ngoài lựa chọn tổng thống, cử tri Mỹ trong Ngày Bầu cử còn bỏ phiếu bầu lại toàn bộ Hạ viện và hơn 30 ghế Thượng viện. Quốc hội mới sẽ phải giải quyết nhiều việc vào năm tới, từ việc cắt giảm thuế và tài trợ chăm sóc sức khỏe đến việc ngăn chặn vỡ nợ và đóng cửa chính phủ. Sau đây là bốn vấn đề lớn mà Quốc hội khóa 119 sẽ phải giải quyết.