Thực hiện Chương trình OCOP Hà Nội

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề

Nhờ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố, nhiều làng nghề của thành phố Hà Nội đã biết khơi dậy, phát huy tiềm năng, lợi thế giá trị kinh tế làng nghề. Việc phân loại, xếp hạng sao cho sản phẩm OCOP đã góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề, thậm chí nhiều sản phẩm được lựa chọn làm quà tặng cao cấp... Huyện Mỹ Đức là một ví dụ điển hình.

Tiềm năng từ các sản phẩm truyền thống

Nhờ tham gia Chương trình OCOP của thành phố, nhiều làng nghề của Hà Nội, trong đó có làng nghề của huyện Mỹ Đức đã phát huy tiềm năng, giá trị kinh tế. Việc phân loại, xếp hạng sao cho sản phẩm OCOP đã góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề, thậm chí nhiều sản phẩm được lựa chọn làm quà tặng cao cấp...

ocop-huyen-my-duc.jpg
Sản phẩm OCOP từ lụa tơ tằm xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Việt Long

Đơn cử tại xã Phùng Xá, Mỹ Đức, chưa bao giờ các sản phẩm lụa làm từ tơ sen, chăn bông tơ tằm tự dệt của Nghệ nhân Phan Thị Thuận - Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức lại nổi tiếng như bây giờ. Đặc biệt, từ đầu năm 2023, sản phẩm chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức đã được Bộ NN-PTNT công nhận OCOP 5 sao. Nghệ nhân Phan Thị Thuận cho biết: gia đình làm nghề dệt từ nhiều đời, sau nhiều năm quan sát, học hỏi, bà đã tìm ra cách “biến” hàng vạn con tằm cùng nhả tơ trên một mặt phẳng và liên kết tự nhiên tạo thành tấm mền nguyên khối có kích thước tùy thích.

Được biết, để làm ra sản phẩm “Chăn tơ tằm tự dệt”, bà Phan Thị Thuận xử lý tấm mền do tằm tự dệt bằng nước nóng nhằm loại bỏ tạp chất, keo tơ, tạo độ xốp cho ruột chăn. Sau đó, ruột chăn được chần bằng tay với một lớp vải tơ tằm để giữ được độ xốp. Vỏ chăn làm bằng tơ tằm, được nhuộm từ lá, thân, rễ các cây sòi, xoài, nghệ... ".

Cũng theo bà Phan Thị Thuận, xã Phùng Xá có nghề dệt truyền thống, nhưng sức lan tỏa và tiếp nối chưa được sâu rộng. Từ khi được tham gia Chương trình OCOP của thành phố, sản phẩm của làng nghề cùng với sản phẩm lụa tơ tằm, tơ sen do cơ sở nghiên cứu, sản xuất đã được nhiều người biết đến, sức tiêu thụ tốt hơn. Trung bình mỗi năm, công ty hoàn thành hàng nghìn chiếc chăn tơ tằm tự dệt, sản phẩm bán theo cân nặng, mỗi ki lô gam chăn có giá 4 triệu đồng. "Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao, người tiêu dùng biết đến chăn tơ tằm nhiều hơn. Mặc dù cung không đủ cầu, song công ty vẫn giữ nguyên giá để nhiều người tiêu dùng được trải nghiệm, sử dụng sản phẩm chăn từ nguyên liệu tự nhiên, cao cấp”, nghệ nhân Phan Thị Thuận cho biết.

Tương tự, Công ty TNHH Dệt may Thành Long, trong thời gian qua doanh nghiệp này cũng đã sản xuất được dòng sản phẩm khăn bông sợi nở có khả năng thấm hút cao, mềm mại, tiện dụng, an toàn. Sản phẩm đang được bày bán ở nhiều siêu thị và được các khách sạn đặt hàng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật.

Chia sẻ về việc tham gia Chương trình OCOP, chủ cơ sở dệt ở thôn Hạ Đỗ Hữu Trí cho biết: xưởng sản xuất của gia đình ông có 20 lao động tập trung; ngoài ra, cơ sở còn gián tiếp tạo việc làm cho hàng trăm lao động vệ tinh nhận hàng về làm tại nhà. Những sản phẩm lụa tơ tằm tinh xảo được hình thành qua rất nhiều công đoạn và trí tuệ của thợ dệt lụa Phùng Xá, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, sản phẩm đã mang lại giá trị kinh tế cao và tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Có thể thấy, làng nghề Phùng Xá đang tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân. Thay vì dệt lụa, các hộ đã chuyển sang dệt khăn mặt, khăn tắm tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu. Phó Chủ tịch UBND xã Phan Thị Nhung cho biết, toàn xã hiện có khoảng 1.700/2.230 hộ gia đình chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khăn mặt, khăn tắm... Nghề đã tạo việc làm cho 4.500 lao động trên địa bàn và khoảng 2.000 lao động vùng lân cận. Giá trị kinh tế làng nghề chiếm gần 70% cơ cấu kinh tế toàn xã. Các hộ sản xuất, doanh nghiệp ở địa phương đã rất tích cực tham gia vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của TP. Hà Nội nhằm xây dựng thương hiệu, quy chuẩn chất lượng cho sản phẩm.

Hiệu quả thiết thực

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức Trương Anh Tuấn, việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh cho các chủ thể. Các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 đều là sản phẩm độc đáo, sáng tạo, mang những nét đặc trưng, truyền thống của địa phương, thân thiện với môi trường, bảo đảm các tiêu chí tham gia đánh giá phân hạng. Các chủ thể đều quan tâm đến chất lượng, đa dạng mẫu mã sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác theo xu hướng thị trường tiêu dùng và theo quy định của pháp luật. Các sản phẩm bước đầu đã phát huy tiềm năng, thế mạnh về vùng nguyên liệu và sử dụng lao động địa phương. Chất lượng về hồ sơ minh chứng cơ bản được hoàn thiện rõ ràng, đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm.

Đánh giá về Chương trình OCOP của huyện Mỹ Đức, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho rằng, hiện nay, chương trình mỗi xã một sản phẩm đang được các địa phương trong huyện Mỹ Đức triển khai tích cực; đây là cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận với các chuyên gia, công nghệ, thiết bị tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất, giúp sản phẩm được chuẩn hóa nâng cao giá trị, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, huyện Mỹ Đức cũng đã tổ chức khai trương vận hành các điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP; tổ chức các hội nghị, hội thảo về chương trình OCOP... qua đó giúp các chủ thể, doanh nghiệp có cơ hội kết nối giao thương, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao năng lực sản xuất.

“Đây chính là cơ hội để các chủ thể đam mê sáng tạo và tạo ra những sản phẩm truyền thống có lợi thế cạnh tranh cao và đứng vững trên thị trường, góp phần tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới bền vững” - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức Trương Anh Tuấn nhấn mạnh.

Đáng chú ý, trong đợt đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024, huyện Mỹ Đức có 13 sản phẩm tham gia đánh giá mới của các chủ thể gồm: HTX thêu tay Mỹ Đức có 5 sản phẩm (Tranh thêu tay quốc hoa đón xuân; Tranh thêu tay Văn Miếu Quốc Tử Giám; Tranh thêu tay chùa Một cột; Tranh thêu tay Hoa hướng dương; Tranh thêu tay Thiền Sen); Công ty TNHH Nông nghiệp Mỹ Đức có 3 sản phẩm (Trà xạ đen; Trà cà gai leo; Viên tinh nghệ sữa ong chúa)...

Đến nay, toàn huyện đã có 57 sản phẩm OCOP, trong đó có 22 sản phẩm OCOP 4 sao và 32 sản phẩm OCOP 3 sao. Đặc biệt, sản phẩm “Chăn bông tơ tằm tự dệt” của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức được Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đánh giá xếp hạng 5 sao; hai sản phẩm: khăn lụa tơ sen và khăn lụa tơ tằm của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức có tiềm năng đạt 5 sao…

Sau khi được gắn sao, nhiều sản phẩm OCOP của huyện Mỹ Đức có tốc độ phát triển mạnh, như: khăn tơ tằm, khăn tơ sen của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, nấm kim châm của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất KinoKo Thanh Cao, rượu mơ Trịnh Bình An... Các chủ thể trên địa bàn huyện thường xuyên được tham gia các hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài thành phố, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Trang cho biết: hiệu quả mà Chương trình OCOP đem lại đối với các làng nghề của huyện khá rõ nét, kết quả đó tại Phùng Xá và các địa phương khác có được trong thời gian qua là nhờ huyện Mỹ Đức xem OCOP là giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có lợi thế của địa phương. Thời gian tới, đối với các sản phẩm đã được công nhận OCOP, huyện sẽ tiếp tục đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng để được nâng hạng sao; duy trì, nhân rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.


(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội.)

Trên đường phát triển

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức
Địa phương

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức

Để góp phần giữ lửa cho nghề thêu tay truyền thống Mỹ Đức (Hà Nội) được tỏa sáng và phát triển, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng - chủ cơ sở tranh thêu Hằng Khoa đã ghi lại những video thực hiện các bức tranh thêu, từ lúc đặt mũi kim đầu tiên cho đến khi tác phẩm hoàn thiện rồi up lên kênh Youtube; đồng thời truyền dạy nghề cho lớp trẻ, tham gia các lớp dạy miễn phí để lan toả tình yêu với nghề thêu truyền thống.

Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp cuối năm. Ảnh: ITN
Địa phương

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững

Bằng nhiều cách làm hay, thiết thực, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) phát huy vai trò cầu nối, huy động sự tham gia của các tập thể, cá nhân, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho Nhân dân, nhất là chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dốt nát
Địa phương

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dốt nát

Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Quyết định số 1404/QĐ - UBND ngày 24.10.2024 của UBND tỉnh, huyện Quang Bình (Hà Giang) đang tập trung huy động các lực lượng đoàn viên, hội viên và sự chung tay của các nhà hảo tâm để xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đẩy nhanh tiến độ để có những ngôi nhà mới đón Tết Nguyên đán 2025.

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm

Cùng với phát triển kinh tế xã hội, những năm gần đây, Thái Nguyên cũng là một trong những điểm sáng của cả nước trong việc chăm lo cho người nghèo. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được các địa phương trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện rất quyết liệt, đồng bộ. Qua đó đã góp phần quan trọng giúp công tác giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền
Địa phương

Chủ động nguồn nhân lực vận hành Sân bay quốc tế Long Thành

Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền, để kịp thời đáp ứng yêu cầu vận hành Sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao. Và để cung ứng tốt hơn nữa yêu cầu nguồn nhân lực lao động có tay nghề, trình độ cho địa phương, cần các giải pháp đột phá, căn cơ, chiến lược.

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Nỗ lực lớn thực hiện hiệu quả công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn
Trên đường phát triển

Nỗ lực lớn thực hiện hiệu quả công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ là một chủ trương lớn, đúng đắn và kịp thời đã được huyện thực hiện có hiệu quả, giúp người nghèo “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

 Huy động các nguồn lực chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trên đường phát triển

Huy động các nguồn lực chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Huyện Phú Lương đã trở thành một phong trào rộng khắp, trở thành điểm sáng của công tác giảm nghèo bền vững, không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân mà còn là động lực để phát huy hơn nữa truyền thống tương thân tương ái, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…