Mỹ áp thuế đối ứng, Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng mạnh

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký bản ghi nhớ để xác định mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ, theo đó, các nước Đông Nam Á có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Thuế đối ứng là gì?

Ngày 13.2, Tổng thống Donald Trump đã ký văn bản yêu cầu chính quyền của ông xác định “mức thuế đối ứng với từng đối tác thương mại nước ngoài”, theo đó, Mỹ sẽ áp đặt thuế quan đối với các quốc gia khác tương ứng với mức thuế mà họ áp đặt đối với hàng hóa của Mỹ.

Khi được hỏi về mốc thời gian áp dụng các mức thuế mới, một quan chức Washington cho hay kế hoạch này sẽ diễn ra theo đợt, bắt đầu với các quốc gia có thâm hụt thương mại cao nhất với Mỹ. Tuy nhiên, Trump vẫn công bố rõ chi tiết của kế hoạch này, bao gồm danh sách các nước bị nhắm đến và các tiêu chí áp dụng.

Các chuyên gia cho rằng, thuế đối ứng có thể tác động mạnh nhất đến các quốc gia đang phát triển - bao gồm Ấn Độ, Brazil và các quốc gia Đông Nam Á. Ấn Độ và Thái Lan được xem là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Hai quốc gia này có mức thuế trung bình áp lên hàng hóa Mỹ cao hơn đáng kể so với thuế mà Mỹ đang áp dụng với họ, theo nhiều phân tích về kịch bản thuế tương đương.

Các quan chức Mỹ cho biết họ hy vọng động thái này sẽ khơi dậy các cuộc thảo luận giữa các quốc gia, đồng thời nói thêm Tổng thống Trump sẵn sàng giảm thuế nếu các quốc gia khác cũng làm như vậy.

"Các nền kinh tế mới nổi châu Á có mức thuế tương đối cao hơn đối với hàng xuất khẩu của Mỹ và do đó có nguy cơ đối mặt với thuế đối ứng cao hơn", các chuyên gia của Nomura Holdings nhận định trong báo cáo gửi khách hàng. "Chúng tôi kỳ vọng các nền kinh tế châu Á sẽ đẩy mạnh đàm phán với Trump".

Chênh lệch thuế quan giữa Mỹ và các nước châu Á

Theo phân tích của Maeva Cousin thuộc Bloomberg Economics, mức thuế trung bình mà Ấn Độ áp lên hàng nhập khẩu từ Mỹ cao hơn tới 10 điểm phần trăm so với thuế của Mỹ đối với hàng hóa Ấn Độ. George Saravelos của Deutsche Bank cũng lưu ý rằng nếu xét theo nghĩa rộng hơn về "đối ứng", bao gồm cả thặng dư thương mại với Mỹ hoặc thuế đối với công ty Mỹ, tác động có thể còn lớn hơn với tất cả các quốc gia.

thue-quan-cua-cac-khu-vuc-so-voi-my.png
Chênh lệch thuế quan giữa Mỹ với các đối tác thương mại

Các nhà phân tích tại Morgan Stanley dự báo Ấn Độ và Thái Lan có thể đối mặt với mức tăng thuế từ 4-6 điểm phần trăm nếu Mỹ quyết định thu hẹp chênh lệch thuế quan. Tuy nhiên, họ cho rằng Ấn Độ vẫn có cơ hội giảm thiểu tác động thông qua việc tăng mua thiết bị quốc phòng, năng lượng và máy bay của Mỹ.

Mức độ tác động sẽ phụ thuộc vào chi tiết chính sách cuối cùng, bao gồm việc chính quyền Trump sẽ nhắm vào mức thuế trung bình quốc gia, các ngành công nghiệp riêng lẻ hay xem xét thêm các yếu tố khác. Trong một số trường hợp, dù mức thuế tổng thể của một quốc gia đối với hàng hóa Mỹ tương đối thấp, nhưng có thể rất cao với một số mặt hàng cụ thể như ô tô hoặc nông sản.

"Các hành động thuế quan đã quyết liệt hơn nhiều" so với cuộc chiến thương mại giai đoạn 2018-2019, Morgan Stanley nhận định. Họ cảnh báo căng thẳng thương mại có thể tiếp tục leo thang, và "những diễn biến trong tuần này có thể đã nâng mức độ rủi ro đó lên thêm một bậc nữa".

Ông Trump trước đó đã công bố thuế quan bổ sung đối với Trung Quốc, Mexico và Canada. Trong khi mức thuế 10% đối với Trung Quốc đã được áp dụng, Tổng thống Trump tạm dừng áp thuế 25% đối với Canada và Mexico. Ông cũng công bố mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, dự kiến ​​có hiệu lực vào tháng tới.

Nhiều nhà kinh tế cảnh báo thuế quan có thể sẽ làm tăng giá hàng hóa đối với người tiêu dùng ở Mỹ, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát. Tổng thống Trump thừa nhận "giá cả có thể tăng trong thời gian ngắn" do thuế quan nhưng theo sau đó là số lượng việc làm dành cho người Mỹ cũng tăng lên. Ông trấn an: “Có thể có một số xáo trộn ngắn hạn nhưng về lâu dài, nó sẽ làm cho đất nước chúng ta trở nên thịnh vượng”.

Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.