Chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Muốn tăng giá trị nông sản phải có vùng nguyên liệu tập trung, chuẩn hóa sản phẩm

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, trước khi nói đến chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản thì cần phải nói đến chính sách xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, chuẩn hóa sản phẩm, tăng cường năng lực các hợp tác xã…

Muốn tăng giá trị nông sản phải có vùng nguyên liệu tập trung, chuẩn hóa sản phẩm -0
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Thành lập hội đồng lúa gạo quốc gia - bước thay đổi về cơ chế quản lý nông sản

Đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) nêu rõ, công tác quy hoạch và xây dựng quy hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều địa phương và nhiều nơi vẫn chưa thực sự chú trọng đến công tác này. Có nơi thực hiện nhưng thiếu đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng với quy hoạch đất đai nên trong quá trình thực hiện gặp những rào cản, khó khăn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) chất vấn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) chất vấn

Điều này làm cho sự phát triển nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ và cũng có tình trạng của bà con tự phát trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng dẫn đến sự phát triển ngành nông nghiệp thiếu bền vững.

Do vậy, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt đề nghị Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết trách nhiệm đối với những bất cập trên thuộc về ai? Có giải pháp nào để khắc phục?

Đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) chất vấn
Đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) chất vấn

Cùng quan tâm trên, ĐBQH Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) đề nghị Bộ trưởng làm rõ các giải pháp tham mưu cho Chính phủ để sớm có chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, mở rộng các thị trường mới cho nông sản Việt Nam trong thời gian tới?

Đại biểu cũng đề nghị Bộ trưởng nêu cụ thể những giải pháp tham mưu cho Chính phủ để sớm hoàn thiện chính sách pháp luật về phát triển nhãn hiệu, thương hiệu sở hữu độc quyền, nhãn hiệu sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam. 

Trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, chủ trương mở cửa thị trường đã được thực hiện nhất quán để mở cửa tiêu thụ nông sản từ đồng ruộng đến thị trường trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp với Bộ Công Thương ký kết các nghị định thư với các nước để thúc đẩy tiêu thụ ở thị trường nước ngoài bên cạnh thị trường trong nước.  

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, yêu cầu chuẩn hóa đối với hàng hóa nông sản cũng là vấn đề lớn đối với nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát như ở nước ta hiện nay. Chúng ta không thể nói vấn đề tiêu thụ thị trường nếu hàng hóa không bảo đảm được các tiêu chuẩn của thị trường trong và ngoài nước. Do đó, cần quan tâm đến vấn đề cấp mã số, vùng trồng, vùng nuôi… Đây là vấn đề lớn đối với nền nông nghiệp nước ta.

Nhấn mạnh việc xây dựng lại vùng nguyên liệu tập trung và liên kết thành hợp tác xã đủ mạnh là nhiệm vụ quan trọng để khắc phục tính manh mún của nền nông nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, "trước khi nói đến các chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản thì cần phải nói đến những chính sách để liên kết được những mảnh ruộng nhỏ trở thành những mảnh ruộng lớn, khu rừng nhỏ trở thành khu rừng lớn. Đây cũng là vấn đề cần các địa phương quan tâm hơn nữa". 

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng, việc phát triển các sản phẩm đặc trưng vùng miền cũng là một kênh để chúng ta tiêu thụ những sản phẩm chế biến, giúp tăng giá trị cho nông sản địa phương theo từng cấp độ. Đến nay, chúng ta đã có hơn 13.000 sản phẩm OCOP. “Nếu chúng ta thực hiện tốt việc này sẽ giải tỏa được áp lực thị trường, cũng như tạo ra sinh kế, việc làm cho bà con nông dân”, Bộ trưởng nêu rõ.

Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cùng với Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xây dựng Hội đồng lúa gạo quốc gia, là bước để thay đổi về cơ chế quản lý nông sản, khi không can thiệp vào thị trường nhưng vẫn có thể can thiệp kịp thời khi có xung đột, biến động. Thời gian tới, Bộ cũng sẽ nghiên cứu xây dựng Hội đồng quốc gia với một số nông sản chủ lực khác của nước ta để điều hành đồng đều các ngành hàng”, Bộ trưởng cho biết.

Giải pháp gỡ thẻ vàng IUU đã mang lại kết quả nhất định

Về quy hoạch nông sản, Bộ trưởng cho biết, Luật Quy hoạch năm 2017 đã bỏ quy hoạch ngành. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường “trăm người bán, vạn người mua”, chúng ta không phải là quốc gia duy nhất sản xuất các loại nông sản, thị trường thay đổi hàng năm nên để thực hiện vấn đề đại biểu Quốc hội đưa ra cần triển khai nhiều giải pháp.

Để khắc phục tình trạng lúc dư thừa, lúc thiếu hụt, lúc cung vượt cầu, cung không đủ cầu như câu chuyện sầu riêng chúng ta đang chứng kiến, Bộ trưởng cho biết, hiện đang thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho những ngành hàng chủ lực tại khu vực Tây Nguyên như cà phê, cao su, cây ăn quả. 

Tuy nhiên, hai năm thực hiện tại khu vực Tây Nguyên, do nguồn lực có hạn nên đầu tư cho cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với yêu cầu. Trong khi đó, tư duy mua bán mùa vụ còn lớn nên cần bền bỉ khắc phục, đòi hỏi sự phối hợp mạnh mẽ của các địa phương với Bộ để thay đổi.

Muốn tăng giá trị nông sản phải có vùng nguyên liệu tập trung, chuẩn hóa sản phẩm -0
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Quan tâm đến một vấn đề khác trong lĩnh vực nông nghiệp, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) nêu rõ, trong năm 2024, ngành thủy sản nước ta tiếp tục đối mặt với rất nhiều thách thức từ thị trường, giá bán đến các thách thức do những rào cản thương mại. Đặc biệt trong bối cảnh đã gần 7 năm Việt Nam bị cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) về hoạt động thủy sản.

Đưa ra thực tế này, đại biểu đề nghị, Bộ trưởng cho biết đến thời điểm hiện tại, Bộ đang gặp những khó khăn, vướng mắc nào trong quá trình thực hiện vận động Ủy ban châu Âu gỡ bỏ thẻ vàng về thủy sản đối với Việt Nam? Bộ trưởng có cam kết cụ thể nào để giải quyết vấn đề này?

Trả lời đại biểu về các giải pháp gỡ thẻ vàng IUU, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, giải pháp chủ yếu vẫn là thực hiện tốt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó phát triển thủy sản dựa trên ba trụ cột: Giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển để bảo đảm trữ lượng thủy sản dành cho thế hệ mai sau.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, những giải pháp nhằm gỡ thẻ vàng IUU chúng ta thực hiện trong suốt 7 năm qua đã có những thành quả nhất định. Chúng ta cũng tổ chức lại hệ thống kiểm ngư, hiện 28 địa phương ven biển đều có lực lượng kiểm ngư; có Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hình sự hóa những hành vi vi phạm liên quan đến IUU.

Bộ trưởng cho rằng, thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục chứng minh về những nỗ lực của Việt Nam trong việc tháo gỡ thẻ vàng IUU; phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cùng vào cuộc triển khai tháng cao điểm.

Bộ trưởng cũng cho biết, cấu trúc ngành thủy sản rời rạc, manh mún, nhỏ lẻ, nhưng chưa có thiết chế thực hiện theo hướng cộng đồng cùng quản lý nguồn lợi thủy sản - đây cũng là nội dung đã được quy định trong luật... Mặt khác, trình độ nhân lực nghề cá còn hạn chế, nên thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo có các giải pháp tăng cường nhận thức cho ngư dân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Diễn đàn chính sách về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Bắc Ninh
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thời cơ vàng để triển khai cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Đánh giá cao việc tỉnh Bắc Ninh tổ chức Diễn đàn chính sách “Khoa học, Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, "thời cơ này là thời cơ vàng, chín muồi nhất để chúng ta triển khai cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia". 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Diễn đàn chính sách về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Bắc Ninh
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Diễn đàn chính sách về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Bắc Ninh

Chiều 13.4, nhân chuyến công tác tại tỉnh Bắc Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Diễn đàn chính sách “Khoa học, Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển” - sự kiện quan trọng thể hiện quyết tâm chính trị và hành động mạnh mẽ của Bắc Ninh nhằm hiện thực hóa mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về tiềm lực khoa học, công nghệ, chuyển đổi số.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước

Ngày 13.4, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025. Kết luận phiên họp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính trị

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 12.4, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành họp phiên bế mạc. Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị với tỷ lệ tuyệt đối. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc.

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính trị

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2025), 80 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945-23.9.2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 14 và 15.4.

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.