Mục tiêu tăng trưởng ngành logistics có quá cao?

Bộ Công thương đang xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 15 - 20%. Đại diện doanh nghiệp cho rằng, cần xem xét lại mục tiêu này, bởi đã qua giai đoạn phát triển bùng nổ (14 - 16%).

Nâng tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt 6% - 8%

Theo Bộ Công thương, cả nước hiện có hơn 34.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 43/139 nước và vùng lãnh thổ, đứng thứ 5 trong các nước ASEAN, tăng 21 bậc so với năm 2016. Việt Nam cũng là nước xếp hạng ở tốp đầu trong các thị trường mới nổi, tốc độ phát triển của ngành logistics những năm gần đây đạt khoảng 14 - 16%, quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Chất lượng cung cấp dịch vụ logistics được nâng cao rõ rệt, số lượng các dịch vụ logistics được cung cấp đa dạng, thị trường ngày càng mở rộng.

Ảnh minh họa: Báo Hải quân Việt Nam
Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam

Nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực phát triển năng động của thế giới, với đường bờ biển dài 3.260km, có nhiều cảng nước sâu, mạng lưới giao thông thuận lợi; có nền kinh tế đang trên đà phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển dịch vụ logistics. Thực tế, Đảng và Nhà nước cũng đã chú trọng tới phát triển ngành này, như Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14.2.2017 và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22.2.2021 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025…

Dù vậy, ngành dịch vụ logistics của nước ta có năng lực cạnh tranh vẫn còn thấp. 89% doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp trong nước, chủ yếu quy mô vừa và nhỏ (chiếm 95%), nhưng chỉ chiếm khoảng 30% thị phần. Chi phí logistics cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới (tương đương khoảng 18% GDP, trong khi mức bình quân thế giới là 14%), đóng góp vào GDP chỉ từ 4% - 5%...

Trong bối cảnh đó, Bộ Công thương đang xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự thảo Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 6% - 8%; tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 15% - 20%/năm; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 60% - 70%; chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% - 18% GDP; xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 45 trở lên…

Làm rõ vai trò của Hiệp hội logistics Việt Nam

Đánh giá cao việc xây dựng Chiến lược sẽ đem lại giá trị gia tăng cao, phát triển logistics Việt Nam theo hướng bền vững, hiện đại và hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) Lê Duy Hiệp cho rằng, cần xem xét lại các mục tiêu cụ thể.

Ông Hiệp nêu rõ, mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng ngành logistics đạt 15 - 20% là quá cao khi phát triển logistics Việt Nam đã qua giai đoạn bùng nổ (14 - 16%). Do đó, Bộ Công thương nên cân nhắc tốc độ tăng trưởng ngành tới năm 2030 vào khoảng 12 - 14%. Bên cạnh đó, dự thảo Chiến lược đặt mục tiêu tỷ lệ thuê ngoài đến năm 2030 đạt 70 - 80%. Tuy nhiên, hiện ngành logistics đã đạt được con số này, nên cần đặt mục tiêu cao hơn.

Về mục tiêu chi phí logistics tới năm 2030 là 16 - 18% so với GDP, theo đại diện VLA, đây là con số phù hợp với thời điểm hiện tại. Song, với mốc 2030, chi phí logistics so GDP sẽ còn được kéo giảm hơn nữa bởi GDP Việt Nam đã có sự tăng trưởng tốt trong suốt giai đoạn vừa qua. Trong khi đó, chi phí logistics đã được tổ chức quốc tế tính toán và lấy số liệu cách đây hàng chục năm. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần tính toán lại để đưa ra mục tiêu bám sát với tình hình.

Cũng theo Chủ tịch VLA, mục tiêu xếp hạng LPI trong nhóm 45 nước là khiêm tốn khi năm 2023 đứng thứ 43, vì thế, nên điều chỉnh LPI đứng thứ 35 - 40 sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra, các mục tiêu chuyển đổi, tự động hóa số, hay bảo vệ môi trường cần được cụ thể hóa.

Các chuyên gia cho rằng, hiện nay, doanh nghiệp logistics hầu hết là vừa và nhỏ. Bởi thế, cần đưa ra mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhóm doanh nghiệp này, vì đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao thị phần nội địa. Cùng với đó, xây dựng chuỗi cung ứng xanh đang xu hướng tất yếu, Chính phủ cần đầu tư vào hệ thống hạ tầng logistics xanh, đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức, có các ưu đãi về thuế, phí cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh việc tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics phát triển, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cho rằng, Chiến lược cần phát huy vai trò của hiệp hội ngành hàng. Đơn cử, với VLA hiện có 750 hội viên, quy tụ được các doanh nghiệp logistics hàng đầu cả nước. Nếu làm rõ được vai trò của hiệp hội trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thị phần, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xếp hạng doanh nghiệp, chuyển đổi số… chắc chắn sẽ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics, qua đó góp phần cụ thể hóa các mục tiêu của Chiến lược đến năm 2030.

Kinh tế

Phiên giao dịch tại Agribank hà Tĩnh. Ảnh: Đức Kiên
Doanh nghiệp

Bài 2: Định vị thương hiệu trong lòng dân!

Lấy sự tận tâm để phục vụ; dùng sự chân thành để đồng hành, 37 năm qua, Agribank nói chung và Agirbank Hà Tĩnh nói riêng đã trở thành một phần không thể thiếu của khu vực “Tam nông”. Đến giờ phút này, chúng tôi tự hào là người bạn tri kỷ của bà con nông dân cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn...” – Phó Giám đốc Agribank Hà Tĩnh Trần Văn Tài chia sẻ!

VNPT SME – Giải pháp tài chính kế toán số hóa toàn diện cho doanh nghiệp
Kinh tế

VNPT SME – Giải pháp tài chính kế toán số hóa toàn diện cho doanh nghiệp

Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay, quản lý tài chính và kế toán chính xác, hiệu quả là yếu tố sống còn đối với mọi doanh nghiệp. VNPT SME ra đời nhằm mang đến giải pháp tích hợp toàn diện, giúp doanh nghiệp quản lý, giám sát và vận hành các nghiệp vụ tài chính một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Phối cảnh công trình Khách sạn - Trung tâm thương mại - Trung tâm hội nghị
Bất động sản

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Với quy mô cao 20 tầng và được vận hành quản lý bởi Hilton - Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, công trình Khách sạn - Trung tâm thương mại - Trung tâm hội nghị thuộc Dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ tại An Giang của T&T Group sẽ là khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại khu vực ĐBSCL cho đến thời điểm hiện tại.

Lãnh đạo thành phố, chủ đầu tư và đơn vị cung cấp dây chuyền công nghệ thực hiện nghi thức khởi công xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng Đạt Phương
Doanh nghiệp

Đạt Phương khởi công xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên tại thành phố Huế

Ngày 25.3.2025, Tập đoàn Đạt Phương chính thức khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên tại Khu công nghiệp Phong Điền, thành phố Huế. Dự án đánh dấu bước tiến chiến lược trong việc mở rộng lĩnh vực sản xuất của tập đoàn, đi theo định hướng phát triển bền vững, mở rộng hệ sinh thái hoạt động.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.

Ngọc Thắng
Kinh tế

Tăng thuế xe pick – up chở hàng cabin kép sẽ ảnh hưởng tới người dân miền núi, nông thôn

Xe pick - up chở hàng cabin kép không phải là sản phẩm xa xỉ mà là phương tiện thiết yếu đối với nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các khu vực nông thôn và miền núi. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe này sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và người dân ở nông thôn, miền núi và có thể gây “thiệt đơn thiệt kép”.

Nhà thầu Công ty Giao thông Sài Gòn và bên mời thầu Công ty Hoàng Quân có mối quan hệ "đặc biệt"?
Kinh tế

Nhà thầu Công ty Giao thông Sài Gòn và bên mời thầu Công ty Hoàng Quân có mối quan hệ "đặc biệt"?

Trong hơn một năm, Công ty Giao thông Sài Gòn đã dễ dàng trúng thầu tuyệt đối 9 gói thầu tại TP. Hồ Chí Minh do Công ty Hoàng Quân làm bên mời thầu, với tổng giá trị hơn 290,9 tỷ đồng. Kịch bản quen thuộc thường là các đơn vị tham dự đều không nộp hồ sơ cơ bản, đưa Công ty Giao thông Sài Gòn vào thế là đơn vị duy nhất đủ hồ sơ, trúng thầu.