Mức lương nhiều trường đại học trả cho tiến sĩ cao bao nhiêu?

Mức thu nhập của tiến sĩ tại một số trường đại học dao động từ 13-54 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, tiến sĩ còn nhận được tiền phụ cấp, hỗ trợ bài báo khoa học,.. và nhiều đãi ngộ hấp dẫn khác. 

Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh thông báo cần 27 tiến sĩ cho các lĩnh vực như thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính, kỹ thuật cơ điện tử, tự động hoá, toán ứng dụng, kỹ thuật hoá học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu.

Tiến sĩ là người Việt Nam về Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh sẽ nhận được lương cơ bản theo quy định của Nhà nước, điều chỉnh theo thâm niên công tác; nhận lương theo vị trí việc làm 18 triệu đồng/tháng. Người nước ngoài nhận lương vị trí việc làm là 54 triệu đồng/tháng.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh trả lương cho tiến sĩ theo quy định của Nhà nước. Tiến sĩ có hệ số lương khởi điểm là 3.0 và lương theo vị trí việc làm là 15 triệu đồng/tháng. Người nước ngoài nhận lương theo vị trí việc làm 30 triệu đồng/tháng.

Giảng viên còn được hưởng thưởng, phúc lợi, chính sách đào tạo, khám sức khỏe định kỳ, nghỉ hè, khen thưởng công bố khoa học, thời gian giảng dạy, hỗ trợ đăng ký các đề tài trọng điểm, tham gia nhiệm vụ đặt hàng, tư vấn chính sách và phát triển kinh tế xã hội.

Tại Trường Đại học Kinh tế - Luật (TP. Hồ Chí Minh), tiến sĩ có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên nhận lương 35 triệu/tháng; GS là 65 triệu/tháng; PGS là 55 triệu/tháng. Với chính sách mới, GS nhận 350 triệu đồng, PGS nhận 250 triệu đồng, TS nhận 150 triệu đồng. Nhà trường cũng hỗ trợ kinh phí cho giảng viên khi đạt chuẩn chức danh giáo sư là 150 triệu; PGS là 100 triệu. Hiện Trường Đại học Kinh tế - Luật đang cần 5 tiến sĩ cho các ngành Kinh tế, Kinh doanh, Luật, Quản lý, Hệ thống thông tin, Toán ứng dụng.

dh-kinh-te-tphcm-sinh-vien-2-6937.jpg
Nhiều trường đại học có chính sách đãi ngộ cao để thu hút tiến sĩ
(Ảnh: ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)

Tương tự, Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) trả lương cho tiến sĩ theo hai phần chính lương cơ bản theo quy định của Nhà nước, và lương theo vị trí việc làm là 16 triệu đồng/tháng. Hiện trường này đang cần tiến sĩ ở các ngành Y khoa; Răng - hàm - mặt; Y học cổ truyền Điều dưỡng.

Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cần tuyển 11 tiến sĩ cho các ngành công nghệ phần mềm, truyền thông đa phương tiện, khoa học máy tính, hệ thống thông tin, thiết kế vi mạch, kỹ thuật máy tính và khoa học dữ liệu. Ngoài lương cơ bản theo quy định của Nhà nước, tiến sĩ nhận lương vị trí việc làm là 21 triệu đồng/tháng.

Tiến sĩ có kinh nghiệm 3 năm trở lên sẽ có thu nhập 45 triệu/tháng, phó giáo sư 55 triệu/tháng. Họ còn được hỗ trợ bài báo khoa học lên tới 200 triệu/năm, cấp đề tài 35 triệu đồng; khi đạt chuẩn chức danh, giáo sư được hỗ trợ 100 triệu đồng, phó giáo sư 70 triệu đồng.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh cần 15 tiến sĩ cho các khoa Hoá học, Điện tử viễn thông, Vật lý – Vật lý kỹ thuật, Khoa học máy tính và Khoa học dữ liệu. Tiến sĩ nhận lương cơ bản theo quy định của nhà nước, điều chỉnh theo thâm niên công tác và nhận lương theo vị trí việc làm 20 triệu đồng/tháng.

Tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh), ngoài thu nhập và các chế độ theo quy định hiện hành, tiến sĩ còn được hưởng các chính sách ưu đãi và phụ cấp. Các giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia, và nhà khoa học uy tín được ưu tiên xem xét bố trí phòng làm việc và hỗ trợ chỗ ở tại nhà công vụ của trường. Mức phụ cấp thu hút tăng thêm được áp dụng trong 24 tháng kể từ ngày về công tác, lên đến 30 triệu đồng/tháng đối với giáo sư, 20 triệu đồng đối với phó giáo sư, và 10 triệu đồng đối với tiến sĩ.

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh trả thu nhập cho tiến sĩ thấp nhất khoảng 30 triệu/tháng. Ngoài ra, Nhà trường hỗ trợ tài chính một lần cho người về trường làm việc có trình độ tiến sĩ là 75 triệu đồng, 100 triệu đồng cho Phó giáo sư và 150 triệu đồng cho Giáo sư.

Khoa Y Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trả lương theo quy định của Nhà nước, cụ thể tiến sĩ có hệ số khởi điểm 3.0. Ngoài ra sẽ xem xét quá trình công tác trước đây để xếp hệ số lương phù hợp. Giảng viên được hưởng phụ cấp theo học hàm, học vị từ 10-12 triệu đồng, được hưởng phụ cấp thu nhập tăng thêm, phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng từ 4-6 triệu và các phúc lợi khác.

Đồng thời, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có chính sách VNU350 nhằm thu hút, giữ chân và phát triển các nhà khoa học trẻ xuất sắc và các nhà khoa học đầu ngành. Chương trình này được triển khai từ năm 2024 đến năm 2030 với mục tiêu tuyển dụng khoảng 350 nhà khoa học tài năng. Đây được kỳ vọng là chính sách không chỉ nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học mà còn góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam
Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam

Ngày 27.3, tại Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) đã diễn ra lễ ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam (TRV), mở ra hướng đi mới trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành đường sắt, đặc biệt là lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. 

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học

Ngày 27.3, tại chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn. Việc thu hút nhà khoa học giỏi vẫn vướng mắc do hạn chế nguồn lực, trong khi mức học phí hiện hành chưa đủ đảm bảo cho đào tạo chất lượng cao và thuê chuyên gia quốc tế.

 “Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh
Giáo dục

“Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh

Dưới góc nhìn của các thầy cô giáo, chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường học” do VinFast tổ chức mang ý nghĩa to lớn khi giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc sống xanh ngay từ những bước đi đầu đời, từ đó định hình hành động trong tương lai của thế hệ trẻ theo hướng bền vững hơn.

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp
Giáo dục

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp

Ngày 26.3, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp cùng ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Chương trình Dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) đã tổ chức sự kiện “Đi bộ vì Con người và Hành tinh”, với hơn 1.200 sinh viên, học sinh, giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý đến từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.