Mức học phí các trường phổ thông ngoài công lập ở Đà Nẵng bất hợp lý

Từ khi có chủ trương xã hội hoá trên các lĩnh vực văn hoá-xã hội, Đà Nẵng chỉ có 1 trường THPT dân lập với số học sinh chiếm 1,3%, và 3 trường THPT tư thục với số học sinh chiếm 10,6%.

      Các trường này đã có những đóng góp nhất định cho giáo dục của thành phố. Tuy vậy, gần đây các trường này có xu hướng chững lại về qui mô học sinh, chất lượng giảng dạy và Đà Nẵng không có trường chất lượng cao, thực sự có uy tín. 
      Tình trạng này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do thành phố Đà Nẵng đã áp đặt một qui định về mức thu học phí đối với các trường THPT ngoài công lập quá lỗi thời và bất hợp lý. Mức thu học phí đối với các trường PTTH dân lập, tư thục hiện nay ở Đà Nẵng được thực hiện theo Quyết định số 4351/QĐ-UB ngày 29.7.1998 của UBND thành phố Đà Nẵng: tối đa không quá 120.000đồng/học sinh/tháng. 
      Đứng về mặt pháp lý, Quyết định số 4351/1998/QĐ-UB nêu trên là không  phù hợp với qui định của pháp luật. Quyết định này được căn cứ Nghị quyết số 05/1998/NQ-HĐ ngày 29/7/1998 của HĐND thành phố, trong khi Nghị quyết này chỉ qui định mức thu học phí trong các trường công lập theo Quyết định 70/1998/QĐ-TTg ngày 31.3.1998 của Thủ tướng Chính phủ. 
      Tại khoản 2 điều 105 Luật Giáo dục năm 2005 qui định: “Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh”. Ở góc độ xã hội, đã gần 9 năm qua, mức thu học phí này vẫn tồn tại, mặc dù tình hình đời sống, thị trường, nhất là mức lương của cán bộ công chức đã nhiều lần thay đổi (từ mức lương tối thiểu 120.000đồng/tháng đến nay đã tăng lên 450.000đồng/tháng). Mức thu học phí bất hợp lý như trên đã là nguyên nhân chính “trói buộc”  nhiều trường tư thục, có trường lâm vào tình trạng lỗ, phải cố gắng lắm mới duy trì được việc giảng dạy cầm chừng. Các kế hoạch đầu tư cho trường chất lượng cao cũng bị hạn chế bởi qui định nêu trên. Trong khi đó, nhu cầu về trường phổ thông chất lượng cao (kể cả cấp THCS, tiểu học) đang gia tăng theo xu hướng tất yếu. Điều quan tâm nhất của các bậc phụ huynh không phải là mức học phí mà chính là điều kiện học tập của con em mình. Hiện nay nhiều phụ huynh có con học tại trường công, mức học phí chỉ 25.000đồng/học sinh/tháng nhưng thực tế họ phải cho con đi học thêm mất vài trăm nghìn đồng/tháng. Chưa kể đến những phiền toái của phụ huynh khi phải đưa con đến hết lớp học thêm này đến lớp học thêm khác; Nhiều lớp học chen chúc, học sinh nào học kém thì tha hồ... tuột dốc. Nếu một trường tư thục có cơ sở vật chất tốt, có nền nếp sinh hoạt được quản lý chặt chẽ, sĩ số các lớp học phù hợp, được giảng dạy chất lượng, học sinh không phải đi học thêm thì dù mức học phí cao hơn phụ huynh học sinh vẫn muốn gửi con em theo học.  
      Chính quyền và sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng không phải không nhận thức được những bất cập nêu trên. Có nhiều ý kiến đắn đo vì e rằng khi giao quyền chủ động thu học phí cho các trường dân lập, tư thục thì nhà trường sẽ đua nhau tăng học phí, dẫn đến một bộ phận học sinh có hoàn cảnh khó khăn không được vào các trường công lập, có hoàn cảnh khó khăn sẽ không được tiếp tục đi học... Nhưng trường dân lập, tư thục đâu phải là con đường cuối cùng cho các học sinh không vào được trường công lập khi các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường dạy nghề vẫn được mở ngày càng nhiều và thu hút học sinh tham gia học tập. Và dù các trường dân lập tư thục thực hiện các chế độ miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, học sinh diện chính sách theo qui định thì đó cũng không phải là nơi làm từ thiện.  
      Với mức thu học phí do nhà trường quyết định, các trường phổ thông tư thục sẽ chủ động được việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tổ chức tốt việc quản lý giảng dạy, học tập và cạnh tranh với nhau bằng uy tín, “thương hiệu” của trường mình. Về mặt xã hội, việc tạo điều kiện cho các trường tổ chức hoạt động giảng dạy chất lượng cao là một biện pháp tích cực và cụ thể thực hiện xã hội hoá giáo dục, làm giảm gánh nặng ngân sách cho giáo dục, tạo nên một xã hội học tập tích cực; Hơn nữa trong một trường phổ thông có nhiều đối tượng học sinh, sẽ có những mặt tích cực tác động để giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
      Hy vọng với chính sách về giáo dục phù hợp đối với các trường dân lập, tư thục, Đà Nẵng không chỉ có vài trường THPT tư thục như hiện nay mà sẽ có thêm  các trường THCS, tiểu học tư thục chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Nguyễn Lê Hoa

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.