Mức đóng BHYT hộ cận nghèo sau khi tăng lương cơ sở là bao nhiêu?

Xin hỏi, theo quy định hiện nay, mức đóng BHYT của hộ cận nghèo sau khi tăng lương cơ sở từ 1.7.2024 là bao nhiêu? – Câu hỏi của bạn Dương Hanh (Hải Dương).

Mức đóng BHYT hộ cận nghèo sau khi tăng lương cơ sở là bao nhiêu? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Mức đóng BHYT hộ cận nghèo sau khi tăng lương cơ sở từ 1.7.2024 là bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 10, Điều 18, Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1, Quyết định số 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13, Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

...

10. Đối tượng tại Điểm 4.1, 4.1a, Khoản 4, Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27.12.2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.”

Bên cạnh đó, tại điểm 4.1, khoản 4, Điều 17, Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017 được bổ sung bởi Điều 1, Quyết định số 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:

Điều 17. Đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 12, Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

...

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

4.1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

4.1a. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại Điểm 3.7, Khoản 3, Điều này.

...

Theo đó, những người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều tham gia BHYT có mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng.

Như vậy, nếu tăng lương cơ sở từ 1.7.2024 lên 2,34 triệu thì mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ nghèo, cận nghèo sẽ tăng lên là 4,5% x 2.340.000 x 30% = 31.590đồng/tháng. Tức sẽ tăng từ 24.300 đồng/tháng lên 31.590 đồng/tháng.

Nhóm đối tượng nào được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Theo Điều 4, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP, nhóm đối tượng nào được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế gồm:

[1] Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn hộ cận nghèo áp dụng cho từng giai đoạn.”;

[2] Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, khoản 9, Điều 3, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP

[3] Học sinh, sinh viên.

[4] Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn hộ có mức sống trung bình áp dụng cho từng giai đoạn.

[5] Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng thuộc hộ cận nghèo có giá trị sử dụng từ thời gian nào?

Căn cứ khoản 4, Điều 13, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định về thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng như sau:

Điều 13. Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng

1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 6, Điều 2, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.

2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7, Điều 3, Nghị định này:

a) Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30.9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30.9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;

b) Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30.9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

3. Đối với đối tượng quy định tại khoản 8, Điều 3, Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 9, Điều 3, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

...

Như vậy, trường hợp thuộc đối tượng hộ cận nghèo sinh sống tại huyện nghèo theo quy định thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.