Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2024?

Xin hỏi, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất năm 2024 là bao nhiêu? Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp nào? – Câu hỏi của bạn Nguyễn Tiệp (Sơn La).

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất năm 2024 là bao nhiêu? -0
Nhiều quy định cụ thể khi tham gia BHXH tự nguyện. Ảnh: BH

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất năm 2024 là bao nhiêu?

(1) Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất:

Căn cứ khoản 1, Điều 85, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h, khoản 1, Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i, khoản 1, Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

...

Theo khoản 3, Điều 89, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

...

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

...

Theo Điều 3, Nghị định số 24/2023/NĐ-CP có quy định mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Theo đó, mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 20 x 1.800.000=36.000.000 đồng/tháng

Như vậy, mức đóng BHXH bắt buộc cao nhất năm 2024 là:

Mức đóng BHXH bắt buộc = 8% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH = 8% x 36.000.000 = 2.880.000 đồng/tháng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất:

Căn cứ khoản 1, Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau

Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động quy định tại khoản 4, Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

...

Theo đó, mức đóng BHXH tự nguyện = 22% x Mức thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 20*1.800.000 = 36.000.000 đồng/tháng

Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất được xác định như sau:

Mức đóng BHXH tự nguyện = 22% x Mức thu nhập tháng đóng BHXH = 22% x 36.000.000 = 7.920.000 đồng/tháng

Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất như thế nào?

Theo khoản 3, Điều 5, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

...

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

...

Theo đó, người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí, chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Theo Điều 71, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chế độ hưu trí, chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

- Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp nào?

Theo Điều 88, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi

- Người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian không quá 12 tháng.

Hết thời hạn tạm dừng đóng thì người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.

Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3, Điều 122, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.

Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3, Điều 122, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Giải đáp pháp luật

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?
Giải đáp pháp luật

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?

Xin hỏi, theo quy định của Luật Đất đai 2024, công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào? Nội dung giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai gồm những gì?– Câu hỏi của bạn Phạm Lập (Bắc Giang).

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
Giải đáp pháp luật

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?

Xin hỏi, từ ngày 1.7.2025, mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào? Bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện được chi trả theo hình thức nào? Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? – Câu hỏi của bạn Lan Phương (Vĩnh Phúc).