Mưa lũ ở Sơn La làm 9 người chết và mất tích, gần 400 nhà dân bị ảnh hưởng

Toàn tỉnh có 9 người chết và mất tích; trong đó huyện Mai Sơn có 6 người chết, người mất tích do sạt lở đất.

Thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La cho thấy, tính đến cuối chiều 24.7, mưa lớn kéo dài trong 2 ngày qua đã làm 9 người chết và mất tích, 1 người bị thương, nhiều nhà ở, công trình trường học, đường giao thông, cùng tài sản, hoa màu của Nhân dân bị hư hỏng, ngập úng, cuốn trôi.

Cụ thể, toàn tỉnh có 9 người chết và mất tích; trong đó huyện Mai Sơn có 6 người chết, người mất tích do sạt lở đất; 3 người còn lại là ở huyện Thuận Châu bị nước lũ cuốn trôi; 1 người ở huyện Mường La bị thương do sạt lở đất.

mua lu o son la lam 9 nguoi chet va mat tich, gan 400 nha dan bi anh huong hinh anh 1
Lũ lớn trên dòng sông Mã (Ảnh: TH)

Mưa lũ cũng làm 389 nhà ở của người dân bị ảnh hưởng; trong đó có 28 nhà phải di dời khẩn cấp, hơn 200 nhà ngập nước, còn lại là là hư hỏng ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, còn có 6 điểm trường Tiểu học và Mầm Non bị ngập. Trên các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ do tỉnh quản lý, có gần 540 điểm ách tắc, sạt lở, với khối lượng đất đá sạt lở hàng chục nghìn mét khối.

mua lu o son la lam 9 nguoi chet va mat tich, gan 400 nha dan bi anh huong hinh anh 2
Riêng huyện Mường La có hơn 30 hộ dân ở xã Mường Bú bị ngập

Về nông nghiệp, tổng diện tích lúa mùa bị ngập và cuốn trôi khoảng 270ha; diện tích cây trồng hàng năm và lâu năm gần 30ha. Toàn tỉnh cũng có 2 con trâu bò, 8 con lợn và gần 3.500 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi…

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp đã triển khai công tác khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời, thành lập các đoàn công tác xuống cơ sở, phối hợp với các xã chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nhân dân, dọn dẹp nhà cửa để ổn định chỗ ở; tập trung tìm kiếm những người còn đang mất tích; bố trí nhân lực, máy móc thiết bị và huy động lực lượng tại chỗ để khẩn trương bảo đảm giao thông thông suốt an toàn.

mua lu o son la lam 9 nguoi chet va mat tich, gan 400 nha dan bi anh huong hinh anh 3
Một hộ dân ở Mường La ở sát suối phải di chuyển do nguy cơ cao sạt lở

Cùng với đó là căng dây, cắm biển cảnh báo, trực hướng dẫn người dân đi lại, hót dọn, san gạt các vị trí sụt, sạt, sa bồi, giúp đỡ các hộ gia đình sửa chữa, khôi phục nhà ở để sớm ổn định cuộc sống.

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại.