Mù Cang Chải - Bản giao hưởng giữa thiên nhiên và văn hóa

Cuốn sách "Mù Cang Chải - Bản giao hưởng giữa thiên nhiên và văn hóa" của tác giả Nguyễn Thái Bình và Nông Quốc Trịnh sẽ đưa người đọc vào hành trình khám phá vùng đất Mù Cang Chải với những nét văn hóa đặc sắc, đa dạng.

'Cẩm nang du lịch': Mù Cang Chải-Bản giao hưởng giữa thiên nhiên và văn hóa- Ảnh 1.
Cuốn sách "Mù Cang Chải - Bản giao hưởng giữa thiên nhiên và văn hóa" do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành

Cuốn sách được ví như cẩm nang du lịch nhỏ gọn trên hành trình chinh phục vùng đất Mù Cang Chải tươi đẹp và thấm đượm nghĩa tình.

Tác giả Nguyễn Thái Bình cho biết, những nội dung trong cuốn sách là kết quả của quá trình dài tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm của các tác giả. 

Hơn 200 trang sách được bố cục thành các bài viết, lồng ghép những hình ảnh sống động và tiêu biểu theo từng chủ đề. Có thể kể đến như: “Mù Cang Chải - Vùng đất thiên nhiên ưu ái”, “Người Mông ở Mù Cang Chải”, “Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Sức hấp dẫn đặc biệt”, “Văn hóa tín ngưỡng của người Mông gắn với ruộng bậc thang”, “Tiếng khèn Mông”, “Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông”, “Đặc sắc trang phục của phụ nữ Mông”, “Ẩm thực Mù Cang Chải”…

Với bố cục đó, sách đưa người đọc tìm hiểu vùng đất Mù Cang Chải bình yên nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, ở độ cao trung bình trên 2.000m so với mực nước biển. Đồng bào Mông chiếm hơn 90% dân số, cư trú dọc những sườn núi cao tạo nên nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Mù Cang Chải còn làm mê đắm du khách gần xa với đèo Khau Phạ bồng bềnh mây phủ, đỉnh Púng Luông bạt ngàn thông reo, xôi nếp Cao Phạ dẻo thơm, lạp xưởng Tây Bắc đậm đà hương vị núi rừng... 

Mù Cang Chải - Bản giao hưởng giữa thiên nhiên và văn hóa -0
Người đọc có thể tùy thích lật giở bất kỳ trang nào hoặc bài nào mà không bắt buộc phải đọc theo thứ tự từ đầu đến cuối

Đặc biệt, được ví như "vân tay của trời đất", những thảm ruộng bậc thang Mù Cang Chải xanh ngắt mùa nước đổ, vàng óng mùa lúa chín là kiệt tác được tạo nên từ sự cần mẫn và đôi bàn tay khéo léo của cư dân bản địa.

Cũng nhờ sự sáng tạo, tinh tế và tỉ mỉ dường như vô hạn, nghệ thuật tạo hình bằng sáp ong trên vải và nghệ thuật khèn của đồng bào Mông nơi đây đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cuốn sách vì thế giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn vùng đất và con người Mù Cang Chải, khám phá và tận hưởng trọn vẹn cảnh sắc thiên nhiên, tình người ấm áp và sức hấp dẫn đặc biệt trong bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây.

Điều quan trọng hơn cả là tình yêu sâu đậm mà các tác giả dành cho miền đất này. Mù Cang Chải hiện vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc và những điều bí ẩn cần tiếp tục khám phá... 

Văn hóa

Thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ kỷ niệm 94 năm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ kỷ niệm 94 năm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 11.11 (10.10 năm Giáp Thìn) nhân kỷ niệm 780 năm ngày sinh Đức Thành Hoàng làng Xuân Cầu, kỷ niệm 94 năm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ Đức Thành Hoàng làng. Nhân dịp này, Công ty Cổ phần Văn hoá Đọc và học Việt Nam cùng Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường trao quỹ ủng hộ làng Xuân Cầu và tặng các đầu sách về văn hoá, lịch sử.

Trao giải Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024
Văn hóa - Thể thao

Phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, năm 2024, nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào đọc sách trong cộng đồng đã được triển khai, điển hình là cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc. Cuộc thi đã góp phần khơi dậy đam mê đọc sách và phong trào đọc sách, xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt
Văn hóa - Thể thao

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi dẫn tới sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Không chỉ hỗ trợ kiến trúc sư trong các giai đoạn thiết kế, AI còn góp phần lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc Việt. 

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử

Việc làm phim điện ảnh về đề tài lịch sử luôn là thách thức đối với các nhà làm phim Việt. Lo ngại và áp lực không chỉ đến từ việc tái hiện chính xác các sự kiện trong quá khứ mà còn từ sự đón nhận của khán giả và phán xét của giới chuyên môn.

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số
Văn hóa

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất
Văn hóa

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất

Tối 7.11, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Học viện Đào tạo hoạt hình quốc tế Sconnect (SAMA) và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA), phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp tổ chức buổi thông tin sự kiện Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ I.