Một số vấn đề cần bổ sung trong cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

PGS. TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Nước ta lần đầu tiên triển khai dự án điện hạt nhân, cả chủ đầu tư và cơ quan pháp quy hạt nhân đều thiếu nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì vậy, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là cần thiết để bảo đảm tiến độ, song cần bổ sung một số vấn đề, đặc biệt về hợp đồng chìa khóa trao tay.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án điện hạt nhân đầu tiên ở nước ta. Vì vậy, cả chủ đầu tư (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) và cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân hay còn gọi là cơ quan pháp quy hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ/Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) - các chủ thể chính trong triển khai dự án - đều thiếu nhiều kinh nghiệm.

Với tiến độ đã được Ban Chỉ đạo dự án điện hạt nhân thông qua, có rất nhiều việc thuộc trách nhiệm chủ đầu tư và cơ quan pháp quy hạt nhân cần phải có cơ chế đặc thù mới bảo đảm tiến độ. Do đó, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là cần thiết. Nghiên cứu các đề xuất của Chính phủ, từ góc độ chuyên môn và kinh nghiệm trong triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn trước, người viết đề xuất bổ sung một số vấn đề sau trong cơ chế đặc thù cho dự án.

Về hiệp định liên Chính phủ: trong các hiệp định liên Chính phủ về xây dựng nhà máy điện hạt nhân luôn có điều khoản về bồi thường hạt nhân, trong khi chúng ta chưa tham gia Công ước bồi thường hạt nhân nào và quy định của Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 về bồi thường hạt nhân lại chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, khi ký kết Hiệp định với đối tác, ta sẽ phải chấp nhận tuân thủ Công ước bồi thường mà đối tác tham gia như Nga tham gia Công ước Viên, còn Nhật Bản tham gia công ước CSC - việc này phải xin phép Quốc hội trước khi ký kết các hiệp định liên Chính phủ cho 2 đối tác xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 và phải đưa vào nghị quyết này.

6.jpg
Toàn cảnh phiên họp của Phiên họp của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về các cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chiều 12.2.

Về hợp đồng chìa khóa trao tay với đối tác nước ngoài triển khai dự án điện hạt nhân: theo thông lệ quốc tế, các nhà thầu nước ngoài phải chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng cho giai đoạn ban đầu; đồng thời phải đào tạo cho nhân viên của đối tác để có thể làm chủ hoàn toàn công tác vận hành và bảo dưỡng. Thời gian dài hay ngắn tùy theo từng nước đàm phán trong hợp đồng chìa khóa trao tay (Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng). Chúng ta đặt ra thời gian 5 năm cũng là hợp lý. Do đó, nên bổ sung điều khoản trong hợp đồng chìa khóa trao tay yêu cầu nhà thầu chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng 5 năm, chịu trách nhiệm đào tạo cán bộ vận hành và bảo dưỡng cho Việt Nam để sau 5 năm cán bộ Việt Nam có thể làm chủ hoàn toàn các công việc vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân.

"Nếu giữ nguyên như đề xuất của Chính phủ, thì trong hợp đồng chìa khóa trao tay sẽ không có nội dung về vận hành và bảo dưỡng sửa chữa - điều này trái với thông lệ quốc tế. Xin nhấn mạnh rằng, chính nhà tổng thầu thiết kế, chế tạo, xây dựng và lắp đặt phải chịu trách nhiệm đưa nhà máy vào vận hành và bàn giao cho chúng ta".

Người viết đề nghị dự thảo Nghị quyết của Quốc hội bổ sung nội dung này vào hợp đồng chìa khóa trao tay với đối tác nước ngoài. Khi đó sẽ không cần thêm hợp đồng vận hành và bảo dưỡng với một công ty nào khác như Chính phủ đã đề xuất thành một cơ chế riêng. Nếu giữ nguyên như đề xuất của Chính phủ, thì trong hợp đồng chìa khóa trao tay sẽ không có nội dung về vận hành và bảo dưỡng sửa chữa - điều này trái với thông lệ quốc tế. Xin nhấn mạnh rằng, chính nhà tổng thầu thiết kế, chế tạo, xây dựng và lắp đặt phải chịu trách nhiệm đưa nhà máy vào vận hành và bàn giao cho chúng ta.

Thông thường, các nước cung cấp nhà máy điện hạt nhân thì họ cũng cung cấp luôn nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân. Do đó, về cung cấp nhiên liệu cũng nên đưa vào trong hợp đồng chìa khóa trao tay để có dự trữ cho 10 năm bảo đảm an ninh năng lượng. Tuy nhiên, về chi phí đầu tư cho dự án điện hạt nhân thì chỉ tính giá của một mẻ nhiên liệu đầu tiên; phần dự trữ sẽ được tính riêng vào chi phí vận hành và bảo dưỡng sau này của nhà máy. Khi đó cũng không cần thêm một hợp đồng riêng về nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận như đề xuất của Chính phủ nữa.

Về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: tất cả các nhà cung cấp công nghệ điện hạt nhân trên thế giới đều tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về an toàn và an ninh của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Do đó, tất cả tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà họ sử dụng trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân là đều phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn và hướng dẫn an ninh của IAEA. Riêng thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình họ sẽ căn cứ vào các thông số địa điểm để đưa ra các thiết kế phù hợp nhằm bảo đảm an toàn và kinh tế của nhà máy điện hạt nhân.

Trong trường hợp điều kiện môi trường của Việt Nam khác so với điều kiện môi trường trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân mà đối tác đã sử dụng trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam, ví dụ nhiệt độ không khí và nước biển của Ninh Thuận cao hơn so với ở Nga và Nhật Bản, thì các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế cần phải được điều chỉnh phù hợp và phải được thẩm định phê duyệt trước khi áp dụng bởi Cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam.

Ngoài ra, các gói thầu hỗ trợ chủ đầu tư được ghi khá cụ thể, trong khi các gói thầu hỗ trợ cơ quan pháp quy hạt nhân lại ghi rất mờ nhạt nên có thể sẽ khó khăn khi triển khai. Vì vậy, cần cụ thể các gói thầu tư vấn hỗ trợ cơ quan pháp quy hạt nhân để dễ dàng trong triển khai thực hiện.

Về lựa chọn nhà thầu, nên quy định được áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt hoặc chỉ định thầu rút gọn nhưng phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.

Đồng thời, bổ sung nội dung cho phép thực hiện ngay các công việc của cơ quan pháp quy hạt nhân trước khi phê duyệt dự án đầu tư. Đó là, thẩm định công nghệ trong dự án đầu tư; phê duyệt địa điểm và phê duyệt các tham số địa điểm làm cơ sở để chủ đầu tư lập thiết kế kỹ thuật công trình; thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình.

Về cơ chế để bảo đảm mức vốn đối ứng: trong đề xuất của Chính phủ chưa có nguồn vốn để thực hiện các hợp đồng tư vấn trợ giúp cơ quan pháp quy hạt nhân. Theo thông lệ quốc tế các chi phí này sẽ phải do chủ đầu tư chi trả. Ví dụ ở Mỹ, để 1 tổ máy điện hạt nhân đi vào hoạt động, chủ đầu tư phải đóng cho các chi phí của cơ quan pháp quy hạt nhân (US NRC) phục vụ công tác thẩm định, đánh giá và thanh tra an toàn khoảng 60 triệu USD. Vì vậy, cần đề nghị cơ chế đặc thù cho phép sử dụng vốn đối ứng của chủ đầu tư các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 để thực hiện các hợp đồng tư vấn trợ giúp cơ quan pháp quy hạt nhân thực hiện các nhiệm vụ quản lý pháp quy đối với 2 dự án điện hạt nhân này và tính vào chi phí đầu tư dự án điện hạt nhân.

Kinh tế

Vietnam Airlines và Vietcombank với dự án chủ lực
Kinh tế

Vietnam Airlines và Vietcombank với dự án chủ lực

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp. Sự kiện này thể hiện vai trò chủ lực của 2 doanh nghiệp nhà nước hàng đầu trong việc đồng hành triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, phục vụ chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế Việt Nam.

Hàng ngàn hộp sữa bột giả mang nhãn hiệu Sure IQ bị cơ quan Công an thu giữ.
Thị trường

Sữa giả và khoảng trống

Một đường dây chuyên sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn vừa bị lực lượng chức năng triệt phá, gây chấn động dư luận. Theo điều tra ban đầu, nhóm đối tượng đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong kiểm soát thị trường, đưa sữa giả đi tiêu thụ tại nhiều địa phương. Rõ ràng, đang có những khoảng trống trong quản lý cần được điều chỉnh để bảo vệ người tiêu dùng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tất cả cho dịp lễ

Dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 sắp tới, nhu cầu đi lại và du lịch của người dân dự báo sẽ tăng mạnh. Ngành vận tải và du lịch đã triển khai kế hoạch tăng cường chuyến bay, tàu hỏa, cùng với các hoạt động vui chơi giải trí, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và bảo đảm một kỳ nghỉ lễ an toàn, tiện nghi, ấn tượng.

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Agribank cùng ngành Ngân hàng luôn đồng hành, sát cánh cùng kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng.

Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn điều lệ lên 10.919 tỷ đồng trong năm 2025
Doanh nghiệp

Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, tăng vốn điều lệ lên 10.919 tỷ đồng trong năm 2025

Ngày 26.4.2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (“Đại hội”) bằng hình thức trực tuyến. Tại Đại hội, các cổ đông đã nhất trí thông qua Phương án tăng vốn điều lệ từ 7.139 tỷ đồng lên 10.919,7 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 55%.

AMH
Doanh nghiệp

VCCI tiên phong trong kỷ nguyên mới

Luôn tiên phong đại diện cho doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong kỷ nguyên mới, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng công tác hội viên, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả. 

Đại hội Cổ đông Petrolimex 2025: Nỗ lực vượt khó và chiến lược phát triển bền vững trong bối cảnh thách thức toàn cầu
Doanh nghiệp

Đại hội Cổ đông Petrolimex 2025: Nỗ lực vượt khó và chiến lược phát triển bền vững trong bối cảnh thách thức toàn cầu

Ngày 25.4, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã tổ chức Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) thường niên với các báo cáo quan trọng về kết quả hoạt động trong năm 2024 và những giải pháp chiến lược để phát triển trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường xăng dầu. Đây là dịp để các cổ đông và lãnh đạo Tập đoàn cùng nhìn nhận, đánh giá kết quả hoạt động và đưa ra các phương án nhằm thích ứng với các yếu tố tác động mạnh mẽ đến ngành Xăng dầu.

Vietnam Airlines và Vietcombank) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp. Ảnh VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines và Vietcombank hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp. Sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa đội bay của Vietnam Airlines, đồng thời thể hiện vai trò chủ lực của hai doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu trong việc đồng hành triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, phục vụ chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế Việt Nam.

Ảnh minh họa
Doanh nghiệp

Thủ tục hợp quy làm khó ngành phân bón

Việc buộc công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy khiến các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước bị đội chi phí lên hàng tỷ đồng, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh, trong khi không quản lý được chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi đưa ra thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp mong muốn sửa đổi quy định hiện hành theo hướng tăng hậu kiểm, bỏ thủ tục hợp quy.

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Doanh nghiệp

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Ngày 25.4, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế hoạch quan trọng như: kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng, mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN (ASEAN SC) và bầu bổ sung thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT).

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Kinh tế

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vừa ban hành Nghị quyết số 2093-NQ/ĐU về việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong NHCSXH. Nghị quyết số 2093-NQ/ĐU đề ra những mục tiêu cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng để NHCSXH phát triển mạnh mẽ cùng đất nước trong kỷ nguyên mới.

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Yêu nước là tiêu dùng hàng Việt

Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ được biểu hiện hết sức mạnh mẽ, sâu sắc. Vấn đề đặt ra là: liệu chúng ta có thể lan tỏa được sức mạnh ấy thành hành động cụ thể - bằng việc ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, ủng hộ doanh nghiệp Việt.

Các đại biểu biểu quyết tại Đại hội
Kinh tế

ĐHĐCĐ thường niên FPT Retail năm 2025: Phấn đấu phá kỷ lục doanh thu và lợi nhuận

Chiều ngày 25.4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua nhiều định hướng chiến lược trọng yếu cho năm tài chính mới, khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững, vị thế tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ công nghệ và chăm sóc sức khỏe.

PVOIL tiếp tục mở rộng kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững
Doanh nghiệp

PVOIL tiếp tục mở rộng kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững

Ngày 25.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của các cổ đông đại diện cho hơn 954 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 92,28% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

PVCFC nâng cấp Data Center, chuyển đổi số toàn diện
Kinh tế

PVCFC nâng cấp Data Center, chuyển đổi số toàn diện

Nhằm thực hiện định hướng chiến lược phát triển hạ tầng số, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã triển khai đầu tư nâng cấp Trung tâm dữ liệu (Data Center) – nơi được coi là “trái tim” của hệ thống công nghệ thông tin, là nền tảng chiến lược cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số.

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới
Thị trường

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới

Triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải 2025 quy tụ nhiều thương hiệu oto lớn đến từ 26 quốc gia. Một trong những thương hiệu được quan tâm nhất tại Triển lãm là OMODA&JAECOO. Tại đây hãng giới sản phẩm NEV gồm hai mẫu hybrid C7 SHS và C5 SHS, cùng mẫu xe điện J5 BEV. Qua đó, OMODA&JAECOO tiếp tục khẳng định tầm nhìn "Born Global, Born NEV" - sinh ra để toàn cầu hóa và tiên phong trong lĩnh vực xe năng lượng mới.

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà
Kinh tế

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà

Ngày 25.4, Công ty TNHH Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) chính thức khởi công dự án điện mặt trời mái nhà với công suất gần 28 MWp. Đây là dấu mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Samsung tại thị trường Việt Nam.