Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng

về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng luôn luôn coi trọng vai trò của văn hoá và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hoá trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hoá ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn.

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng

(Từ ngày 15 đến ngày 18.12.1986)

Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay -0

Đại hội đã mở đầu công cuộc đổi mới

Với mục tiêu tổng quát: Ổn định tình hình kinh tế - xã hội bao gồm ổn định và phát triển sản xuất, ổn định phân phối, lưu thông, ổn định và cải thiện từng bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, tăng cường hiệu lực tổ chức quản lý, thiết lập trật tự, kỷ cương và thực hiện công bằng xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng

(Từ ngày 24 đến ngày 27.6.1991)

Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay -0

Đại hội tiếp tục chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhằm đưa đất nước đi vào thế ổn định và phát triển. Văn hóa mặc dù được quan tâm phát triển, nhưng chưa được xem là vấn đề trọng tâm.

Một trong những phương hướng cơ bản của “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”:

Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.

Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.

Chống tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng

(Từ ngày 28.6 đến ngày 1.7.1996)

Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay -0

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

Nghị quyết khẳng định:

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

(Từ ngày 19 đến ngày 22.4.2001)

Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay -0

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định:

Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để đạt được mục tiêu đề ra, các chương trình hành động phải được triển khai đồng bộ, chú trọng:

Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".

"Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hoá", phong trào "Người tốt, việc tốt", làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người,

Hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi trụy, độc hại.

Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng

(Từ ngày 18 đến ngày 25.4.2006)

Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay -0

Đại hội X của Đảng với quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, những yêu cầu về tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.

Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam.

Phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân trong đời sống văn hoá.

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

(Từ ngày 12 đến ngày 19.1.2011)

Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay -0

Đại hội XI của Đảng khẳng định phương hướng:

Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ.

Làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển, coi con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển.

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

(Từ ngày 21 đến ngày 28.1.2016)

Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay -0

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Thực hiện sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người đã được Đảng, Nhà nước quan tâm trong các chính sách kinh tế - xã hội từ Trung ương đến các địa phương.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế có bước chuyển biến quan trọng.

Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước.

Gắn xây dựng môi trường văn hóa với xây dựng con người.

Bước đầu hình thành những giá trị mới về con người với các phẩm chất về trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo, khát vọng vươn lên.

Mục tiêu được đề ra là:

Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

(Từ ngày 25.1 đến ngày 2.2.2021)

Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay -0

Đảng tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của văn hóa và phát huy vai trò của văn hóa trong điều kiện mới.

Phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Xây dựng, phát huy yếu tố văn hoá để thực sự là đột phá phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế.

Khơi dậy tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, ý chí tự cường, tự hào dân tộc và khát vọng vươn lên.

Với định hướng phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hoá. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước.

Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay -0

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIIIcủa Đảng về lĩnh vực văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc, cần tập trung thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hoá, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Hai là, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hoá, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hoá gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.

Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Ba là, phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, môi trường văn hoá, đời sống văn hoá: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hoá mới. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hoá, phản văn hoá; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ. Nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân; xây dựng đời sống văn hoá vui tươi, lành mạnh, hạnh phúc; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, miền của đất nước.

Bốn là, phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hoá là nhân dân; tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hoá, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền; phát triển các phong trào văn hoá sâu rộng, thực chất; cải thiện điều kiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, bảo đảm sự công bằng. Đề cao, phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của những người làm công tác văn hoá.

Năm là, chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hoá, về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, để Đảng ta và hệ thống chính trị của nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Xây dựng văn hoá trong lãnh đạo, quản lý; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng; hiệu quả quản lý của Nhà nước; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hoá.

Sáu là, xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hoá thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, xây dựng thị trường văn hoá lành mạnh.

EMagazine

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Lời Tòa soạn: Tối 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó
Trên đường phát triển

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó

Với tập quán sinh sống ven sông, rạch, ven biển, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào sông nước nên đối với Vĩnh Long hay các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khi xảy ra sạt lở là ảnh hưởng trực tiếp ngay đến người dân. Vì vậy, mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sụt lún, sạt lở; phát triển, bảo vệ, khai thác bền vững đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định phải tập trung thực hiện với các giải pháp cả cấp bách lẫn lâu dài.

 Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở
Trên đường phát triển

Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở

Xác định những tác động của sạt lở đến đời sống kinh tế - xã hội, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện song song các giải pháp phi công trình và công trình trong phòng, chống sạt lở. Các giải pháp phi công trình được đánh giá đã giảm thiểu hiệu quả các tác động từ tự nhiên; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với phòng, chống sạt lở. Trong khi đó, các công trình hướng tới giải quyết dứt điểm hiện tượng sạt lở bờ sông ở những nơi nguy hiểm, xây dựng khu tái định cư bố trí hàng trăm hộ dân vùng sạt lở nguy hiểm về nơi ở mới, an toàn và góp phần chỉnh trang các đô thị, khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại…

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông
Trên đường phát triển

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông

Trong những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra rất phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về phạm vi và quy mô; nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người và trực tiếp làm thiệt hại tài sản, cơ sở hạ tầng của Nhà nước và người dân. Tại Vĩnh Long, địa phương đang triển khai đồng bộ, căn cơ nhiều giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường công tác dự báo, ứng phó và khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông gây ra

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc Diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: Trí Dũng
Sự kiện nổi bật

Sớm xây dựng Hà Nội trở thành "Thủ đô xã hội chủ nghĩa” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2024). Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc Diễn văn kỷ niệm. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát
Sự kiện nổi bật

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Lời Toà soạn: Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, qua đó góp phần giảm đến mức tối đa thiệt hại.

Ngày 21.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chính trị

Tập trung cao nhất các công việc “về đích” để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 20.9, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc:

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

titlecolor:2
Chính trị

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TÔ LÂM- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Trong không khí phấn khởi, tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đón chào kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2024), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam TÔ LÂM đã có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

titlecolor:1
Sự kiện nổi bật

Thế Nước: Tầm nhìn năm 2030

TS. NHỊ LÊ- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Từ mốc son 79 năm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, nhìn lại 40 năm đổi mới, 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, “lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa.

titlecolor:2
Văn hóa

55 năm sáng ngời Di chúc

Trong kho tàng những giá trị văn hóa do ông cha ta để lại, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những báu vật đặc biệt của quốc gia. Nếu như “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam mới, được coi như những áng thiên cổ hùng văn, thì bản Di chúc của Bác Hồ lại là mẫu mực của những điều gửi gắm với một tình thương yêu vô bờ bến.

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm

Sáng 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình rực rỡ nắng vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ mấy tháng sau đó, vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, ngày 6.1.1946, toàn dân ta đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Khóa I, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

Chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám
Chính trị

Chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 26.8, ngay sau khi thông qua các dự thảo Nghị quyết về công tác nhân sự, Quốc hội đã bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

titlecolor:1
Chính trị

Phải có giải pháp, thời hạn thực hiện cụ thể, góp phần thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 2 nhóm vấn đề. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc: 

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, chủ động thực hiện hiệu quả vai trò là “Tờ báo của Quốc hội”
Chính trị

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, chủ động thực hiện hiệu quả vai trò là “Tờ báo của Quốc hội”

Lời Toà soạn: Sáng 8.8, tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Cộng tác viên toàn quốc lần thứ 17 của Báo Đại biểu Nhân dân.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: