Kiến trúc thời bao cấp

Một phần lịch sử đô thị Hà Nội

Vết mờ của thời gian đang phủ bóng lên những di sản kiến trúc thời bao cấp cho dù đây vẫn là một phần quan trọng của lịch sử đô thị Hà Nội. Giá trị khác biệt của nó không chỉ nằm ở không gian, vật chất mà còn gắn liền với khát vọng, mơ ước và đời sống xã hội trong một thời chưa xa.

Giấc mơ lớn một thời

Giai đoạn 1954 - 1986, Hà Nội xuất hiện nhiều công trình công cộng như Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa, Trường Đại học Thủy lợi, Sân vận động Hàng Đẫy, Nhà xuất bản Sự thật, Bưu điện Hà Nội… Hay các khu tập thể như Kim Liên, Trung Tự, Nghĩa Tân, Thành Công… làm thay đổi sâu sắc lối sống của một bộ phận người Hà Nội, từ không gian riêng tư gia đình đến không gian tập thể, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đô thị Hà Nội.

Cung Thiếu nhi Hà Nội minh chứng cho sự quan tâm của xã hội thời bao cấp, chắt chiu những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Nguồn: kienviet
Cung Thiếu nhi Hà Nội minh chứng cho sự quan tâm của xã hội thời bao cấp, chắt chiu những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Nguồn: kienviet

Đến nay, Hà Nội vẫn là một trong số ít thành phố trên thế giới giữ được nhiều kiến trúc thời kỳ đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa (thời bao cấp). Các công trình này gắn liền với cuộc sống đầy khó khăn nhưng cũng đầy tinh thần lạc quan của người dân Hà thành, phản ánh cho mong ước xây dựng xã hội theo mô hình mới, mang tinh thần xã hội chủ nghĩa, tôn vinh giá trị cộng đồng.

Là người thiết kế nhiều công trình kiến trúc thời bao cấp, KTS. Trần Thanh Bình chia sẻ về tiêu chuẩn xây dựng những năm ấy. Quy mô, sự phong phú về hình khối, cũng như chất lượng vật liệu không bằng các giai đoạn khác. Hệ số tiêu chuẩn rất bó buộc, cho nên phải cắt giảm diện tích, trang trí, thậm chí nhiều công trình ít có không gian xung quanh để “thở”…

“Đất nước gặp khó khăn về kinh tế, bao vây cấm vận. Những ảnh hưởng chính về kiến trúc Liên Xô, Đông Âu và kiến trúc miền Nam trước năm 1975. Rồi những năm tháng mở cửa, hội nhập… Tất cả các yếu tố này đặt ra yêu cầu cụ thể cho kiến trúc, quy hoạch Thủ đô”, KTS. Trần Thanh Bình lý giải. Theo đó, có thể dễ dàng nhận ra phong cách kiến trúc hiện đại xã hội chủ nghĩa thể hiện trên các công trình với mặt bằng, hình khối đa dạng, bố cục điểm - tuyến - diện - khối, vật liệu bê tông cho phép giải phóng không gian các tầng...

“Kiến trúc thời bao cấp vừa hào hùng, vừa bi tráng, là một phần tạo nên bản sắc Hà Nội”. Nhận định như vậy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Văn Huy cho rằng, khối di sản kiến trúc giai đoạn này dù sao không hề tách rời “sứ mệnh” lịch sử của nó. Trong điều kiện hạn hẹp, các kiến trúc sư Việt Nam lấy cảm hứng từ cuộc sống của người dân Hà Nội để thể hiện mơ ước, khát vọng của Nhân dân về những công trình kiến trúc tốt nhất cho xã hội. Như Cung Thiếu nhi Hà Nội (đường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm) minh chứng cho sự quan tâm, chắt chiu những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (đường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm) là biểu tượng của sự trân trọng và tình hữu nghị giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa (Việt Nam - Liên Xô trước đây).

Lưu giữ và phát huy

Nghiên cứu về kiến trúc xã hội chủ nghĩa, KTS. Vũ Hiệp cùng các cộng sự đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội học. Kết quả, khi được hỏi kiến trúc nào đại diện cho bản sắc Hà Nội, có tới 56% cho là kiến trúc truyền thống; 18% cho là kiến trúc Pháp; 17% chọn kiến trúc đương đại; chỉ 9% cho rằng kiến trúc thời bao cấp đại diện cho bản sắc Hà Nội. Trong khi đó, khi khảo sát các sách lịch sử kiến ​trúc 10 năm trở lại đây, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự phủ sóng dày đặc của sách về kiến ​trúc thuộc địa Pháp, sách về kiến ​trúc giai đoạn 1954 - 1986 gần như vắng bóng.

Có một khoảng trống trong hình dung và nghiên cứu kiến trúc thời bao cấp, dẫn đến hiểu biết về vai trò lịch sử của kiến trúc thời kỳ này càng trở nên mờ nhạt. Chỉ ra như vậy, điều khiến KTS. Vũ Hiệp băn khoăn là hiện trạng đáng báo động của hệ thống kiến trúc thời bao cấp. Rất nhiều công trình đã bị phá hủy để thay thế bằng các khu chung cư, văn phòng cao cấp; nhiều công trình bị cải tạo sai lệch, đánh mất bản sắc, vẻ đẹp ban đầu; nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ xóa bỏ…

“Đơn cử công trình kiến trúc thời bao cấp số 24 Quang Trung được xây trên nền của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trước đây, đã được tân trang theo kiểu giả Pháp tiêu biểu cho lối thẩm mỹ phổ biến hiện nay”, KTS. Vũ Hiệp dẫn chứng.

Ứng xử như thế nào với kiến trúc thời bao cấp là câu hỏi không dễ trả lời. KTS. Vũ Hiệp cho rằng, điều quan trọng nhất là nhận thức đúng đắn về giá trị di sản kiến ​​trúc thời bao cấp và những lợi thế khi chúng ta tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị đó. Nhìn sang các nước Đông Âu đang diễn ra xu hướng khai thác các công trình kiến trúc xã hội chủ nghĩa để tạo nên điểm trải nghiệm du lịch.

Ở Việt Nam, những công trình kiến trúc thời bao cấp vẫn là một phần lịch sử phát triển của đất nước. Bên cạnh ý nghĩa văn hóa, các di sản kiến trúc còn có tiềm năng kinh tế lớn thông qua du lịch văn hóa, lịch sử. Chưa kể, những năm gần đây, các hoạt động sáng tạo nghệ thuật được đưa vào kiến trúc bao cấp như một dẫn chứng về chuyển đổi không gian… Tất cả mở ra hướng đi quan trọng, đầy triển vọng về sự phát triển kiến trúc bền vững.

“Di sản kiến trúc có khả năng gợi bản sắc văn hóa, thu hút du lịch, thúc đẩy tính bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh cho các thành phố và xây dựng thương hiệu đô thị. Bằng cách tận dụng di sản kiến trúc thời bao cấp, Hà Nội có thêm dấu ấn bản sắc, củng cố lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy phát triển”, KTS. Vũ Hiệp nhận định.

Văn hóa - Thể thao

Y Bây - Vị trưởng buôn Ê Đê đam mê truyền thụ âm nhạc dân tộc cho lớp trẻ
Văn hóa

Y Bây - Vị trưởng buôn Ê Đê đam mê truyền thụ âm nhạc dân tộc cho lớp trẻ

Y Bây Kbuôr (SN 1981) được biết đến là trưởng buôn trẻ nhiệt huyết của buôn Kmrơng Prong A (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Thời gian qua, anh đã nỗ lực tuyên truyền, vận động bà con trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là gương điển hình trong các hoạt động dẫn dắt truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ người đồng bào Ê Đê thêm yêu nhạc cụ dân tộc.

Tính quốc tế và tinh thần Việt trong mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Tính quốc tế và tinh thần Việt trong mỹ thuật

Hội nhập không chỉ mang lại cơ hội để các nghệ sĩ Việt Nam tiếp xúc, học hỏi từ các nền văn hóa khác mà còn đặt ra thách thức về bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Bản sắc mỹ thuật trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với cộng đồng nghệ sĩ thời kỳ này.

Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay
Văn hóa

Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, với tài năng sáng tạo xuất sắc, lòng yêu nước thiết tha và tư tưởng cách mạng vững vàng, Nguyễn Đình Thi đã để lại cho chúng ta một di sản văn hóa, văn nghệ to lớn, phong phú, có sức sống lâu bền.

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống
Văn hóa - Thể thao

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống

Nghệ thuật truyền thống là một phần quan trọng của di sản văn hóa, mang theo giá trị lịch sử, tâm hồn và tinh hoa của văn hóa dân tộc. Đào tạo, truyền dạy nghệ thuật truyền thống không chỉ giúp bảo tồn giá trị quý báu mà còn phát triển, làm phong phú thêm văn hóa đương đại.

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông
Văn hóa - Thể thao

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông

Riyadh - thủ đô Ảrập XêÚt sẽ trở thành điểm dừng chân tiếp theo của chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024. Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa ngàn năm văn hóa - Vươn mình trong kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”, đây là cơ hội đặc biệt để văn hóa Việt Nam lan tỏa sâu rộng tại khu vực Trung Đông.

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng
Văn nghệ

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng

Tối mai, 12.12, tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức. Sự kiện là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.